7. Kết cấu của luận văn:
1.4. Đặc điểm giáo viêntrường có hệ PTDTNT thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
1.4.1. Trường có hệ PT DTNT thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:
1.4.1.1. Trường PT DTNT trong hệ thống giáo dục:
Điều kiện thành lập trường PT DTNT và cấp quản lý được quy định tại khoản 1 điều 4 của Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT, ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT [3], được thể hiện như sau:
- Trường PT DTNT cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc;
- Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông (THPT) được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1.4.1.2. Đặc điểm của trường có hệ PT DTNT thuộc Bộ GDĐT:
Trường có hệ PT DTNT thuộc Bộ GDĐT là đơn vị trường học chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ GDĐT được thành lập theo khoản 2 điều 4 của Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT với nội dung cụ thể như sau: “Trong trường hợp cần thiết, để tạo nguồn cán bộ là con em các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thể giao cho trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cả cấp THPT; bộ chủ quản có thể giao cho cơ sở giáo dục trực thuộc có đào tạo học sinh hệ PT DTNT đào tạo cả hệ dự bị đại học” [3].
1.4.1.3. Nhiệm vụ của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú:
Trường PT DTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học và các quyền, nhiệm vụ sau đây:
- Tuyển sinh đúng đối tượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao hằng năm. - Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
33
- Giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp. - Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh PT DTNT.
- Có kế hoạch theo dõi số học sinh đã tốt nghiệp nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục.
1.4.1.4. Cơ cấu tổ chức của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú:
- Ngoài các tổ quy định tại Điều lệ trường THPT hiện hành, trường PT DTNT được thành lập thêm không quá 03 tổ để thực hiện các lĩnh vực công tác giáo dục đặc thù của nhà trường như: quản lý học sinh nội trú; chăm sóc và ni dưỡng học sinh nội trú; tư vấn tâm lý, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú. Việc thành lập thêm các tổ tuỳ theo tình hình thực tế của trường để hiệu trưởng quyết định [3].
- Mỗi lớp học của trường PTDTNT có khơng q 35 học sinh.
1.4.1.5. Chính sách ưu tiên đối với trường Phổ thông Dân tộc Nội trú:
- Trường PT DTNT được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí giáo viên, nhân viên và ngân sách để đảm bảo thực hiện chương trình, nội dung giáo dục và các nội dung giáo dục đặc thù, việc dạy học, chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục học sinh.
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường PTDTNT được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung chính sách ưu tiên của địa phương đối với trường PT DTNT (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định việc hỗ trợ về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cho giáo viên, học sinh và các hoạt động giáo dục của nhà trường (nếu có).
1.4.2. Đặc điểm giáo viên trường có hệ Phổ thơng Dân tộc Nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
34
dục là học sinh THPT, là người DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc và hải đảo. Chất lượng học sinh khi về nhập học thường khơng cao về mặt bằng trình độ, thấp về khả năng tiếng Việt, lạc hậu về văn hóa, khả năng tiếp thu chậm và dễ bị tổn thương. Giáo viên trường PT DTNT khơng chỉ dạy kiến thức văn hóa mà cịn dạy tiếng Việt, dạy làm người, dạy khả năng giao tiếp, dạy khả năng tự lập…
Do vậy, để giảng dạy đối tượng học sinh các vùng DTNT và hải đảo, đòi hỏi người giáo viên chỉ đòi hỏi giàu kiến thức chuyên mơn mà cịn phải có phương pháp giảng dạy thích hợp; hiểu biết và có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc để chia sẻ, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, mong muốn và truyền thống văn hóa nơi cư trú của học sinh. Giảng dạy đối tượng học sinh DTNT cịn địi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, bình tĩnh, bền bỉ trong giáo dục…ứng xử phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc vùng DTTS…
1.4.2.1. Vị trí, vai trị của giáo viên trường PT DTNT:
ĐNGV là nhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp GDĐT. Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao công lao của các thế hệ thầy giáo, cô giáo đối với việc đào tạo thế hệ trẻ. Đặc biệt là đối với ĐNGV các trường PT DTNT các tỉnh, thành phố và các trường trực thuộc Bộ GDĐT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Do đối tượng giảng dạy của giáo viên trường PT DTNT là người DTTS thuộc các vùng miền núi, biên giới phía bắc và hải đảo cho nên phương pháp giảng dạy phải mang đặc điểm nổi bật của giáo viên là phải mang đến tính dân tộc. ĐNGV có vị trí, vai trị quan trọng trong việc giảng dạy và giáo dục cho học sinh; truyền đạt kiến thức toàn diện, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.
Tuy nhiên, đối với ĐNGV trường PT DTNT thì vai trị đó trở nên đặc biệt hơn thông qua công tác giảng dạy, người giáo viên còn lổng ghép, tuyên truyền, phổ biến về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính
35
sách phát triển dân tộc và quan điểm đại đoàn kết dân tộc cho các em học sinh vùng DTTS, biên giới phía Bắc và hải đảo đang học tập tại trường.
Thông qua việc giảng dạy đối tượng học sinh người DTTS vùng núi, biên giới phía Bắc và hải đảo trong trường PT DTNT. Ngoài việc nâng cao dân trí, người giáo viên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc; tạo nền tảng, tiền đề phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc; góp phần hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển đồng bào DTTS và quan điểm đại đoàn kết dân tộc.
1.4.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trường PT DTNT:
Ngoài nhiệm vụ của người giáo viên theo Luật Giáo dục năm 2019, các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, giáo viên trường PT DTNT còn phải thực hiện nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường PT DTNT được quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT [3], cụ thể như sau:
- Chấp hành phân cơng của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PT DTNT quy định tại Điều 3 của quy chế này. - Tìm hiểu và giáo dục chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho học sinh.
- Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngơn ngữ, phong tục, tập qn và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.
- Vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với học sinh PT DTNT; tham gia quản lý, giáo dục học sinh ngồi giờ chính khóa; bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; hướng dẫn học sinh tự học; tổ chức các hoạt động lao động và trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. - Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, chăm sóc học
36
sinh PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
- Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với cộng đồng, tích cực tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số nơi đang công tác.
- Tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, thương yêu học sinh, nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm văn hóa dân tộc của học sinh người dân tộc thiểu số.
- Tham gia quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức lao động và vui chơi giải trí.