7. Kết cấu của luận văn:
2.2. Khái quát về trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trực thuộc Bộ Giáo
2.2.1.3. Cơ cấu về độ tuổi:
Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ giáo viên theo độ tuổi
( Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019- 2020)
Năm học Tổng số Giáo viên
Tuổi <30 30< tuổi<50 Tuổi>50
SL % SL % SL %
2017-2018 192 30 15.63 128 66.67 34 17.71
2018-2019 194 38 19.59 134 69.07 22 11.34
2019-2020 212 46 21.70 142 66.98 24 11.32
Nguồn: Tổ chức Cán bộ
Biểu đồ 2.1. So sánh số lượng giáo viên theo độ tuổi
( Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019- 2020)
Bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 cho thấy ĐNGV của các trường trong những năm học gần đây có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ giáo viên ở độ tuổi dưới 30 tăng dần từ 15,63% (năm học 2017-2018) lên 21.70% (năm học 2019 -2020); tỷ lệ giáo viên ở độ tuổi trên 50 giảm dần từ 17,71% (năm học 2017-2018)
45
xuống 11.32% (năm học 2019 -2020); tỷ lệ giáo viên ở độ tuổi từ 30 tuổi đến 50 tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, có dao động tăng từ 66,67% (năm học 2017-2018) lên 69,07% (năm học 2018 -2019) và giảm xuống 66,98% (năm học 2019-2020).
Độ tuổi dưới 50 luôn chiếm tỷ lệ trên 80% trên tổng số ĐNGV, đây là một tỷ lệ cao trong nhà trường, điều này cũng có nhiều thuận lợi nhưng cũng có khó khăn nhất định. ĐNGV trẻ thường nhiệt tình, khát khao cống hiến, sáng tạo trong công việc, mạnh dạn tiếp thu cái mới, có thế mạnh về ứng dụng CNTT trong dạy học, nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục. Với tỷ lệ tương đối cân bằng giữa ĐNGV có độ tuổi trên 50, phần lớn là giáo viên nòng cốt được giao nhiệm vụ hướng dẫn, kèm cặp nguồn giáo viên trẻ mới được tuyển dụng nên việc việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đã được khắc phục.