Quy mô phát triển và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Một phần của tài liệu Tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh ninh bình (Trang 59 - 62)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2. Khái quát về trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trực thuộc Bộ Giáo

2.2.3. Quy mô phát triển và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

2.2.3.1. Quy mô phát triển:

Đối tượng tuyển sinh của nhà trường là học sinh DTTS thuộc các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc và hải đảo. Từ những năm học trước đến năm học 2017-2018 các trường ln có quy mơ ổn định là 56 lớp. Tuy nhiên, đến năm học 2019-2020 số lớp học đã tăng lên 56 lớp và học sinh mỗi lớp giao động từ 34 đến 36 em.

2.2.3.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Trong năm học 2019 - 2020, quy mơ có tăng lên 59 lớp với tổng số 2065 học sinh và 281 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh mỗi lớp giao động từ 34 đến 36 em. Chất lượng giáo dục các mặt của các trường được đánh giá dựa theo kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, kết quả thi HSG thành phố, kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả thi Đại học theo nguyện vọng hàng năm. Việc đánh giá xếp loại học sinh của nhà trường được thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 [2] và Thông tư 26/2020/TT- BGDĐT, ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT [10].

Bảng 2.3. Tỉ lệ xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh

( Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020)

Năm học số học Tổng sinh

Học lực % Hạnh kiểm %

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

2017-2018 1960 8.0 54.7 35.8 1.5 0.0 81.6 16.6 1.7 0.00 2018-2019 1904 8.7 56.5 33.9 0.9 0.0 82.1 16.3 1.6 0.00 2019-2020 2065 9.4 56.5 33.3 0.8 0.0 82.1 16.8 1.2 0.00

49

Bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 cho thấy chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên. Về học lực, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi tăng lên, tỷ lệ xếp loại học lực trung bình và yếu giảm đi, đặc biệt tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi năm học sau đều tăng so với năm học trước.

Biểu đồ 2.3. So sánh tỷ lệ xếp loại học lực của học sinh

( Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020)

Về hạnh kiểm, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt tăng lên, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, trung bình và yếu giảm đi; trong năm học 2019- 2020 tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá đạt 98,84% ; xếp loại hạnh kiểm trung bình 1,2% và khơng có học sinh bị hạnh kiểm yếu. Như vậy hàng năm chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng được nâng nâng cao, qua đó góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường trong thị xã và thành phố.

Qua bảng 2.4 cho thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của nhà trường trong năm học 2019-2020 đạt 100% , tuy nhiên trong năm học 2017-2018 và 2018-2019 tỷ lệ tốt nghiệp chỉ đạt 99.95%. Số lượng, tỷ lệ đỗ vào các trường đại học theo nguyện vọng có xu hướng tăng dần, năm sau cao năm trước từ 46,43%, 47,43% và 50,12%. Lý giải cho tỷ lệ học sinh đỗ đại học chỉ đạt ở mức độ trung bình là do các em khơng đăng ký vì phần lớn các gia đình khơng có điều

50

kiện cho theo học, số cịn lại được gia đình cho đi học tiếng để xuất khẩu lao động. Kết quả thi học sinh giỏi thành phố cấp THPT các mơn văn hóa của nhà trường ln đạt ở mức khiêm tốn.

Bảng 2.4. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT, đỗ ĐH, kết quả thi HSG

( Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020) Năm học Tỉ lệ đỗ TN THPT (%) Tỉ lệ đỗ ĐH (%) Kết quả thi HSG cấp thành phố Tổng số giải Nhất Nhì Ba Khuyến khích 2017-2018 99.95 46.43 7 1 3 1 2 2018-2019 99.95 47.43 6 0 2 2 2 2019-2020 100.00 50.12 8 2 1 3 2

Nguồn: Phòng Đào tạo

Điều đó phần nào phản ánh được mặt bằng chất lượng giáo dục và tiếp thu bài của học sinh DTNT so với học sinh người Kinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế. Kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường tuy có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua, song còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học; chưa tương xứng với tiềm năng của nhà trường.

Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học nhà trường cũng luôn chú trọng đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh như: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa; giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật được quan tâm, trong đó chú trọng giáo dục thái độ, ý thức, hành vi nhân cách giúp học sinh tự tin trong học tập và rèn luyện.

Tổ chức các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để nâng cao nhận thức của cả giáo viên và học sinh trong việc tu dưỡng đạo đức, trong học tập và rèn luyện. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai thực hiện nghiêm

51

túc, bài bản đã góp phần xây dựng tác phong dạy và học ngày càng đi vào nền nếp; tránh được những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử phản ánh thực chất kết quả dạy và học của nhà trường trong những năm học gần đây.

2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường PT DTNT trực thuộc Bộ GDĐT trên địa bàn TP Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh ninh bình (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)