Nguyên nhân những hạn chế:

Một phần của tài liệu Tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh ninh bình (Trang 75 - 81)

7. Kết cấu của luận văn:

2.4. Đánh giá chung về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế:

a/ Nguyên nhân khách quan:

- Nhà trường là đơn vị sự nghiệp cơng lập, nguồn kinh phí hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước cấp. Các nguồn kinh phí hoạt động này thường được rót về từ khoảng cuối năm học; các khoản chi như lương thường xuyên, phụ cấp là phải đi vay từ nguồn khác.

- Cơ chế, chính sách cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trong những năm qua cịn chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được ĐNGV đi học tập nâng cao trình độ, nhất là số giáo viên trẻ. Nhiều giáo viên lớn tuổi xuất hiện tâm lý chung ngại học. Mặc dù nhà trường đã khuyến khích giáo viên đi học cao học, nghiên cứu sinh, song các giải pháp đó cịn chưa đủ mạnh để động viên, khuyến khích ĐNGV đi học tập nâng cao trình độ, nhất là đi học cao học và nghiên cứu sinh.

- Một số giáo viên còn hạn chế về nhận thức, chậm đổi mới tư duy, ít tham gia các hoạt động của nhà trường, khơng có chí cẩu tiến. Một số CBGV đời sống gia đình cịn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

- Mơi trường làm việc có tính cạnh tranh khơng lành mạnh, cơng tác đánh giá thi đua cịn theo cảm tính u, ghét; chưa có quy định rõ ràng.

- Tỷ lệ giáo viên trong độ tuổi sinh nở cao và nhà xa nên việc thay đổi thời khóa biểu, khơng tham gia trực quản lý là không thể tránh khỏi.

b/ Nguyên nhân chủ quan:

- Việc tuyển dụng giáo viên chưa được tiến hành thường xuyên, chưa đáp ứng kịp thời so với yêu cầu của nhu cầu xã hội; chưa xây dựng được các chính sách ưu đãi, tuyển dụng, bố trí, sử dụng. Đặc biệt chưa có giải pháp để thu hút sinh viên giỏi, giáo viên có trình độ cao về cơng tác tại nhà trường.

65

- Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBGV chưa có quy trình và bộ tiêu chuẩn cụ thể, hoàn chỉnh và thực sự công khai, minh bạch nên chất lượng tuyển dụng, sử dụng, đánh giá còn nhiều bất cập.

- Cơng tác quy hoạch CBQL cịn do thói quen quan liêu, cửa quyền. Tỷ lệ CBGV nữ làm cơng tác quản lý cịn thấp.

- Tỷ lệ giáo viên nữ không tham gia làm công tác quản lý và trực đêm tại KTX khá cao dẫn đến tình trạng quá tải và mệt mỏi đối với các giáo nam;

- Tinh thần tự học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của một số giáo viên còn chưa cao, chưa tự giác. Việc hạn chế về kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng ĐNGV.

- Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng giáo viên chưa được nhận thức và coi trọng đúng mức.

66

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Trong Chương II, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng về ĐNGV và công tác nâng cao chất lượng ĐNGV của các trường PT DTNT. Đứng trước những yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục và định hướng phát triển của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay, ĐNGV còn những hạn chế mang tính chất của trường PT DTNT chưa được đáp ứng đó là năng lực và kiến thức phổ thơng về chính trị, văn hóa, xã hội của các vùng, miền có người DTTS sinh sống và việc sử dụng tiếng dân tộc trong công tác giảng dạy, quản lý, cách ứng xử và xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh dân tộc cịn kém; bên cạnh đó việc bố trí giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm làm cơng tác chủ nhiệm đôi khi giải quyết công việc cịn lúng túng, bị động; các chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên cơng tác tại các trường PT DTNT còn chưa thỏa đáng nên ảnh hưởng phần nào đến chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục. Do đó, việc tổ chức các khóa học về tiếng dân tộc, các lớp bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, phong tục, tập quán và diễn biến tâm lý học sinh dân tộc cho ĐNGV là một việc vô cùng quan trọng để nâng cao khả năng chuyên môn và nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường PT DTNT được coi là cấp thiết.

Trên cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng ĐNGV được trình bày tại Chương I và thực trạng về chất lượng ĐNGV tại các trường DTNT đã trình bày tại Chương II, luận văn đề cập đến những giải pháp cơ bản cho công tác nâng cao chất lượng ĐNGV trong các trường có hệ PT DTNT trực thuộc Bộ GDĐT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

67

CHƯƠNG III. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG CÓ HỆ PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

3.1. Quan điểm cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại các trường có hệ PT DTNT trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Quán triệt quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm cơ sở phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cho vùng đồng bào DTTS. Nhất là đối với việc giảng dạy, nâng cao kiến thức cho học sinh DTTS tại các vùng núi, biên giới phía Bắc và hải đảo, để hiện thực hóa chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Trong đó việc nâng cao chất lượng ĐNGV cho các trường PT DTNT nói chung và các trường có hệ PT DTNT trực thuộc Bộ GDĐT trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng là một giải pháp quan trọng khơng thể thiếu được.

Mơ hình trường PT DTNT là loại hình trường chun biệt mang tính chất dân tộc và nội trú trực thuộc Bộ GDĐT đã khẳng định và phát huy được vai trị của mình trong việc góp phần xây nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn bộ hệ thống giáo dục.

Việc phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV là nhiệm vụ xuyên suốt và là nhân tố quyết định thành cơng của q trình đổi mới sự nghiệp giáo dục. Trong đó, việc xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT hiện nay.

Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, trước mắt và lâu dài được các trường PT DTNT thực hiện một cách bài bản. Do vậy, phương hướng đổi

68

mới hoạt động trong công tác tại các trường PT DTNT phải được tiến hành toàn diện và đồng bộ để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Để thực hiện nhiệm vụ các trường PT DTNT trực thuộc Bộ GDĐT phải xây dựng và phát triển đội ngũ CBGV đảm bảo về số lượng và chất lượng; có bản lĩnh chính trị, vững vàng về chun môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược lâu dài đáp ứng nhu cầu giảng dạy con em vùng DTTS. Ngoài ra, với đặc thù của trường PT DTNT thì việc quản lý, ni dưỡng, tư vấn tâm lý và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nội trú là vô cùng quan trọng; chất lượng và hiệu quả trong quản lý và nuôi dưỡng học sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng ĐNGV tại các nhà trường.

Chất lượng và số lượng giáo viên tùy thuộc vào quy mô tổ chức của đơn vị và quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng của các trường học và tự rèn luyện một cách chủ động, sáng tạo của từng giáo viên. Thông qua đội ngũ này, Đảng, Nhà nước Việt Nam xây dựng nên hệ thống thể chế, chính sách để tăng cường cơng tác dạy học cho con em thuộc vùng kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, cũng như đánh giá được tính hiệu lực, hiệu quả của đường lối, chính sách hiện hành; kịp thời phát hiện được những thiếu sót, vướng mắc và những nhu cầu mới phát sinh từ thực tế khách quan để bổ sung và hồn thiện.

Có một thực tế cho thấy phần lớn CBGV tại các trường PT DTNT cịn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với học sinh vùng DTTS do không biết tiếng dân tộc và không am hiểu phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào các DTTS. Hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trước yêu cầu cấp bách của công tác quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh, quốc phịng đòi hỏi đội ngũ CBGV công tác ở các trường dạy học

69

cho con em đồng bào DTTS phải biết tiếng dân tộc để giao tiếp và sử dụng trong quá trình giáo dục, quản lý.

Có nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng ĐNGV; trước tiên đó là tuyển dụng giáo viên có chất lượng ngay từ khi tuyển chọn đầu vào; nâng cao chất lượng trong đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá; môi trường làm việc được trang bị cơ sở vật chất tốt; đời sống tinh thần và chính sách đãi ngộ được cải thiện, nâng cao sẽ là động lực thúc đẩy sự sáng tạo, tài năng, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của ĐNGV để tận tâm cống hiến và gắn bó với nghề có tác động hiệu quả lên chất lượng giáo dục. Ngược lại, nếu các cơ chế, chính sách khơng phù hợp thì đó lại là sự kìm hãm, sức ỳ và làm thui chột tài năng, sáng tạo của mỗi giáo viên.

Bên cạnh đó, cần tăng cường quan tâm đến công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật; chính sách đãi ngộ và thu hút những người có năng lực; nhận định, nắm bắt tư tưởng giáo viên để kịp thời xử lý đối với các biểu hiện suy thoái, biến chất.

Các trường PT DTNT chủ động và tận dụng mọi nguồn lực có thể để nâng cao chất lượng ĐNGV của đơn vị mình, chú trọng đến đặc điểm của vị trí việc làm phù hợp với năng lực của mỗi người để tạo ra mơi trường có chất lượng đồng đều. Ưu tiên nguồn đào tạo tại chỗ, tạo điều kiện và khuyến khích ĐNGV phát huy mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu qua các lớp học bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Mặt khác, mạnh dạn đào tạo, đề bạt cán bộ trẻ, năng động, có trình độ, có bản lĩnh, chịu khó học hỏi, tham gia các đợt thi đua dạy tốt, NCKH để có được kinh nghiệm thực tế, thực tiễn cơng tác.

Đột phá về cơ chế chính sách và cơ chế sử dụng đối với nhà giáo là chính sách mới hướng vào việc phát huy tính chủ động sáng tạo, đề cao vai trò và trách nhiệm cá nhân của người giáo viên; gắn trách nhiệm với quyền lợi, quyền lợi càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Xây dựng hệ thống chính sách khen thưởng khi đạt thành tích tốt và kỷ luật khi khơng hồn thành nhiệm vụ

70

đối với giáo viên là việc hồn tồn đúng đắn, điều đó sẽ kích thích vàtạo động lực cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát huy tính sáng tạo. Cơ chế, chính sách phải mang tính chất kết hợp có ràng buộc chặt chẽ giữa vật chất với tinh thần, thơng qua việc giải quyết lợi ích vật chất và tinh thần, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu. Việc đổi mới cơ chế, chính sách đối với giáo viên phải được tiến hành đồng bộ, trong tất cả các khâu, từ tiền lương, khen thưởng, đến lựa chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng và quản lý,...

Muốn nâng cao chất lượng giáo viên thì phải đổi mới hệ thống cơ chế chính sách hiện nay. Đó là nhân tố mở đường, thúc đẩy và quyết định đến việc chất lượng trong toàn ngành giáo dục. Khi có chính sách hợp lý, đặc biệt là chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với ĐNGV thì sẽ tạo ra được động lực để khai thác các tiềm năng và năng lực của ĐNGV.

Một phần của tài liệu Tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh ninh bình (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)