Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ mặt đất sân bay việt nam (Trang 84)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty dịch vụ mặt đất

3.2.4. Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ

- Triển khai các Dự án cải tiến chất lượng dịch vụ hành khách, rút ngắn thời gian phục vụ mặt đất

- Đa dạng hóa hình thức làm thủ tục, giảm thời gian xếp hàng và làm thủ tục tại quầy thông qua các hình thức làm thủ tục (Kiosk Check in, Intown Check in, Telephone Check in), nhân viên chủ động làm thủ tục trên thiết bị di động cho khách tại khu vực check in (ipad,...).

- Tiếp tục duy trì thực hiện các kênh đánh giá: đánh giá sự tuân thủ các cơng đoạn, q trình, đánh giá SLA, chủ đọng thăm dị ý kiến QPS, khách hàng bí mật.

- Hồn thiện tiêu chuẩn dịch vụ, quy trình, tài liệu khai thác phù hợp với phạm vi và công đoạn cung ứng dịch vụ mặt đất hướng tới tinh gọn và dễ dàng tra cứu. Rà soát, bổ sung, cập nhật các tiêu chuẩn dịch vụ đảm bảo đồng nhất trong VIAGS.

- Chuyển đổi mơ hình hệ thống quản lý chất lượng QMS hiện tại (đang được thiết lập theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và chu trình PDCA) sang mơ hình tích hợp phương pháp Lean- 6sigma trên nền tảng tiêu chuẩn ISO 9001: 2015- hệ thống quản lý tinh gọn, chuẩn mực, phù hợp với thực tế vận hành (giảm các quy trình/thủ tục rườm rà hoặc không cần thiết; đảm bảo hệ thống vận hành đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả) nhằm giảm chi phí lãng phí, tăng NSLĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Tái cấu trúc hệ thống quy trình dịch vụ theo hướng An toàn- Chuẩn mực- Đẳng cấp: Thiết kế lại các dịch vụ/quá trình cung ứng dịch vụ của VIAGS, loại bỏ các bước không cần thiết, nâng cao hiệu lực- hiệu quả các quy trình/tiêu chuẩn

3.2.5. Giải pháp về đảm bảo an tồn hàng khơng

- Tập trung xử lý, kiểm soát yếu tố con người (ý thức tuân thủ) trong hoạt động khai thác, đặc biệt ý thức tuân thủ của NLĐ tuyến đầu đối với các quy trình, quy định, cụ thể:

- Kiểm sốt tn thủ Bộ quy chế An ninh hàng khơng đã được Cục HKVN phê duyệt

- Nhận diện, kiểm soát lỗ hổng/rủi ro ANHK đối với hoạt động phục vụ hành lý, hàng hóa.

- Áp dụng các giải pháp CNTT nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm tra/kiểm soát giấy tờ tùy thân, kiểm sốt hành khách, hành lý tại các cơng đoạn phục vụ.

- Duy trì, vận hành hiệu quả hệ thống quản trị nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015.

- Kiểm sốt, chuẩn hóa q trình tổ chức & cung cấp dịch vụ theo bộ tiêu chuẩn an tồn khai thác của IATA (ISAGO) và Kiểm sốt yếu tố con người (yếu tố cốt lõi của dịch vụ)

- Hoàn thiện đánh giá chất lượng đội ngũ nhân viên tuyến đầu làm cơ sở kiểm soát, phát triển.

- Nâng cao hiệu quả áp dụng công nghệ vào nhóm trang thiết bị tiếp cận trực tiếp máy bay nhằm giảm thiểu yếu tố con người vào quá trình khai thác tại khu vực bãi đỗ.

3.2.6. Giải pháp khác

3.2.6.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý

- Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí cơng việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

- Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều

kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với cơng ty.

- Tạo ra mơi trường làm việc năng động, thân thiện. Hồn thiện các chính sách khen thưởng, đề bạt- thăng tiến cho những nhân viên xuất sắc.

3.2.6.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

- Thực hiện chuyển đổi số thông qua ứng dụng CNTT một cách triệt để, qua đó có thể nắm được hành vi, kỳ vọng của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, cải tiến phương thức phân phối, sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Qua dữ liệu, thơng tin được số hóa, để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, nguồn nhân lực, tăng năng suất, giám sát hiệu quả hơn quá trình sản xuất và kinh doanh.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và bộ quy trình cho hoạt động CNTT tham khảo các chuẩn quản lý CNTT hiện đại. Phát triển nguồn lực CNTT đầy đủ và chất lượng, chuyên nghiệp và năng động.

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng CNTT theo hướng tập trung, hoạt động trên nền tảng đám mây nhằm tiết kiệm chi phí, tăng cường bảo mật, tối ưu và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu chung cho tồn Tổng cơng ty.

- Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng tính năng của Office 365 trong cơng tác điều hành, đào tạo trực tuyến và làm việc từ xa.

- Triển khai hệ thống cửa boarding tự động (E-Gate) giai đoạn 02 tại Sân bay Nội bài, Sân bay Đà Nẵng, Sân bay Tân Sơn Nhất.

- Triển khai chương trình phân cơng, chấm cơng tự động (Roster), tính lương theo sản phẩm.

- Triển khai Văn phịng điện tử VIAGS (VIAGS E-Office).

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn niên hạn sử dụng vật tư và hệ thống theo dõi, kiểm soát các vật tư theo niên hạn (như cuộn hút điều khiển van PTO, cuộn hút điều khiển van chạy xe ở xe nâng, phớt của xilanh nâng/ hạ sàn,...) Từ đó có căn cứ để kiểm soát các chi tiết trên trang thiết bị được kiểm tra, thay thế định kỳ.

- Nâng cấp và tích hợp hệ thống GPS trên trang thiết bị, để có đầy đủ dữ liệu cho quá trình theo dõi và quản lý hoạt động khai thác của trang thiết bị trên sân đỗ cũng như quá trình theo dõi để sửa chữa bảo dưỡng.

- Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị trong khai thác, từ các dữ liệu thông qua phần mềm như số lượng trang thiết bị hiện có, thời gian sử dụng trang thiết bị, số nhân viên vận hành, số chuyến bay cần phục vụ, phần mềm sẽ tự động phân tích và điều chỉnh, phân cơng nguồn lực phù hợp với lịch bay.

3.2.6.3. Gia tăng và mở rộng thị trường

- Đa dạng hóa dịch vụ, gia tăng năng lực cạnh tranh đồng thời tập trung giữ thị phần khách hàng hiện tại. Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ cho phù hợp với tiêu chuẩn 05 sao của Vietnam airlines và các Hãng hàng khơng khác: dịch vụ phịng chờ C; Dịch vụ lounge check-in; Dịch vụ xe chở khách trong trong sân đỗ; Mở rộng ngành nghề và xã hội hóa dịch vụ đào tạo, vv...

- Duy trì và phát triển thị phần tại các Cảng hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. Đẩy mạnh hoạt động phát triển SXKD thông qua cơng tác chăm sóc khách hàng, xúc tiến thương mại và giữ vững khách hàng hiện hữu. Đẩy mạnh tăng cường tìm kiếm khách hàng mới (tốc độ tăng trưởng trung bình 50% khách hàng mới gia nhập thị trường/năm).

- Thực hiện chiến lược nghiên cứu, mở rộng hoạt động đến các Cảng hàng khơng sân bay khác trên tồn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt đối với các Cảng hàng không sân bay có chuyến bay quốc tế và phục vụ hơn 1 triệu khách/năm như sân bay Cát Bi (2022), sân bay Vinh (2023) và trọng tâm là sân bay Phú Quốc (2021),...

- Tận dụng tối ưu hệ thống công nghệ thông tin, website, đẩy mạnh các tiện ích ứng dụng cổng thanh toán điện tử, thúc đẩy các hoạt động thương mại trực tuyến chào bán dịch vụ online.

- Mở rộng quảng cáo tại Phòng vé sân bay dưới hình thức khác, tiếp cận với các đối tượng khách khác, đề xuất phát thư quảng cáo đính kèm tờ xuất vé máy bay.

- Liên doanh, liên kết với các thành viên thuộc VNA group và các đối tác chiến lược có tiềm lực về vốn, năng lực quản trị, thương hiệu bền vững.

- Tập trung phát triển các ngành nghề và dịch vụ mới: tổ chức sự kiện, sản xuất nước uống, vận chuyển hành khách, Dịch vụ In- town check-in, Dịch vụ Business Lounges tại Đà Nẵng; Dịch vụ xe chở khách sân đỗ tại Sân bay Tân Sơn Nhất.), Dịch vụ đào tạo cho các đối tác bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

- Kiến nghị Nhà nước sớm hoạch định chiến lược phát triển lâu dài hoạt động kinh doanh dịch vụ mặt đất sân bay. Theo đó, sớm tạo ra một hành lang pháp lý thơng thống, các văn bản pháp quy đồng bộ, đặc biệt có những biện pháp cụ thể và hữu hiệu điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Tăng cường những khoản cho vay vốn đầu tư ưu đãi và kéo dài thời hạn trả nợ để các DN có điều kiện đầu tư chiều sâu, phát triển sản xuất theo định hướng cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa.

- Kiến nghị Nhà nước tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, điều kiện pháp lý bình đẳng giữa các DN.

- Kiến nghị Cục hàng không và Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam sớm xem xét và ra quyết định cấp đất để Cơng ty sớm có đầy đủ cơ sở triển khai xây dựng, tái tổ chức khu vực sản xuất sau khi bàn giao mặt bằng theo quy hoạch tại các Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

3.3.2. Đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam

- Kiến nghị Tổng cơng ty tiếp tục duy trì vốn đầu tư vào VIAGS và chấp thuận kế hoạch đề nghị tăng vốn của công ty trong giai đoạn tới.

hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch và chiến lược đầu tư của công ty đã xây dựng cũng như trong quá trình đàm phán, tham gia đấu thầu cung ứng dịch vụ mặt đất cho các khách hàng là các Hãng hàng khơng có quan hệ với Tổng Cơng ty.

- Kiến nghị Tổng cơng ty đi sâu tìm hiểu hơn nữa thực trạng những khó khăn, thuận lợi của VIAGS để từ đó có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết, kịp thời khi có các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến ngành. Đồng thời phản ánh và đóng góp với Chính phủ những quyết sách nhằm giúp đỡ VIAGS.

- Kiến nghị Tổng công ty phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa cho VIAGS để tăng cường sự chủ động trong đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh. Việc phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm quản lý sẽ phát huy được năng lực cơ sở, các quyết định sát với thực tế hơn.

- Kiến nghị Tổng công ty tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt mọi hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của VIAGS, sớm phát hiện những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ cho DN. Mặt khác cần nhìn nhận và đổi mới khâu đề bạt cán bộ chủ chốt trong DN, tránh tình trạng lãnh đạo khơng có đủ trình độ và năng lực để điều hành DN.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, sự cạnh tranh về các lĩnh vực dịch vụ, trong đó có dịch vụ mặt đất sân bay mà Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam cung ứng đang ngày càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh đó buộc các nhà quản lý DN phải tìm kiếm và áp dụng các biện pháp không ngừng nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi nhiều nguồn lực, công sức, mà trước tiên cần phải nắm được DN đang mạnh ở mặt nào, yếu ở mặt nào để có biện pháp hữu hiệu.

Trong luận văn này quá trình nghiên cứu đã:

- Khái quát khung nghiên cứu về HQKD tại DN, trong đó, luận văn tập trung vào làm rõ hệ thống các tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

- Phân tích thực trạng HQKD tại Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2020. Qua đó, đánh giá và làm nổi bật lên những điểm mạnh, điểm yếu và lý giải nguyên nhân của những điểm yếu trong HQKD tại công ty.

- Đề xuất một số định hướng, 06 nhóm giải pháp và 02 nhóm kiến nghị có tác dụng nâng cao HQKD tại Cơng ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam đến năm 2025. Qua đó có thể khẳng định rằng, luận văn đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Những giải pháp được đề xuất trong luận văn là những gợi ý hữu ích, có giá trị cho những nhà quản lý của Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam trong việc triển khai các giải pháp trên thực tế.

Mặc dù tác giả của luận văn đã có nhiều cố gắng để đạt kết quả nghiên cứu song cũng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Q thầy, cơ giáo, Q nhà khoa học, nhà quản lý, và bạn đọc quan tâm đến chủ đề này để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Kiều Anh (2016), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD tại CTCP

Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Hàng hải

Việt Nam, Hải Phòng.

2. Bộ Tài chính (2007), Thơng tư 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 hướng dẫn

thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2013), Thơng tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 hướng dẫn

chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, Hà Nội.

4. Dương Văn Chung (2003), Nghiên cứu về hiệu quả SXKD và một số giải pháp

nâng cao hiệu quả SXKD của DN Nhà nước xây dựng giao thông, Luận án tiến

sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

5. Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên năm

2016, Hà Nội.

6. Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên năm

2017, Hà Nội.

7. Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (2018), Báo cáo thường niên năm

2018, Hà Nội.

8. Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên năm

2019, Hà Nội.

9. Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (2020), Báo cáo thường niên năm

2020, Hà Nội.

10. Tạ Văn Điệt (2015), Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

Cảng Tân Vũ- CTCP Cảng Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Hàng

11. Ngơ Đình Giao (1997), Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh

nghiệp, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Huyền (2013), Giáo trình quản trị kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Hiên (1995), Giáo trình Kinh tế cơng cộng, Nxb Kỹ thuật, Hà Nội. 14. Nguyễn Thảo Ly (2020), Chất lượng dịch vụ mặt đất của Công ty TNHH một

thành viên dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Thương mại.

15. Nguyễn Văn Phúc (2016), Giải pháp tài chính nâng cao HQKD cho các DN xây

dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

16. Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020,

Hà Nội.

17. Lê Hoàng Anh Tuấn (2016), Nâng cao HQKD dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc

tế của Vietnam Airlines- Chi nhánh miền Bắc, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ mặt đất sân bay việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)