7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế
Về kinh tế và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỉnh Cao Bằng xếp ở vị trí từ 58/63 tỉnh thành trên cả nước. Nơi đây là trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc. Nằm trong sự phát triển kinh tế của cả tỉnh Cao Bằng, thành phố Cao Bằng là một địa phương có kinh tế đơ thị miền núi. Do đó, sức phát triển kinh tế xã hội của địa phương này có những thuận lợi bên cạnh những khó khăn.
Thứ nhất, Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thơng thương với Trung Quốc
tạo thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa. Các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ và cặp chợ đường biên là các lợi thế phát triển kinh tế của Cao Bằng. Kinh tế cửa khẩu là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh.
Thứ hai, Cao Bằng cịn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa
dạng, có trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Đây là tiền đề cho việc phát triển các hoạt động công nghiệp. Kinh tế cơng nghiệp thành phố Cao Bằng có hai trụ cột chính là cơng nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và dịch vụ, nhằm tạo nên cơ cấu vững chắc theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp sau năm 2020.
Thứ ba, Cao Bằng cũng có đặc điểm có thể phát triển nơng – lâm nghiệp
mạnh mẽ. Đất nơng – lâm nghiệp cịn nhiều tiềm năng chưa khai thác, đất vườn phức tạp còn nhiều, khả năng thâm canh, tăng vụ còn lớn. Giá trị kinh tế nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng nhận được nhiều thuận lợi từ phát triển kinh tế nông nghiệp bằng công nghệ cao.
Thứ tư, Cao Bằng, tiếp đó, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cả về tự
nhiên và nhân văn với các di tích lịch sử, văn hóa được xếp hàng như di tích Pác Bó, Lam Sơn… Nơi đây là vùng đất giàu truyền thống anh hùng cách mạng, bất khuất kiên cường, là cái nôi sinh thành cho nền tảng cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến. Hơn nữa, địa hình và khí hậu đặc trưng của miền núi cùng với sự hùng vĩ, cảnh đẹp của núi rừng tạo nên những tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ.
Nhìn chung, thành phố Cao Bằng nằm trong nền kinh tế cả tỉnh Cao Bằng, có đặc điểm kinh tế của một vùng miền núi biên giới. Sự tiếp giáp về địa lý tạo ra những thương vụ mua bán quốc tế phát triển, các điều kiện tự nhiên, xã hội lịch sử mang đến nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng các vấn đề về khai thác khống sản, cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ tại đây cịn phát triển chậm so với các tiềm năng mà địa phương này có được.