7. Kết cấu của luận văn
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật đối với người có cơng trên địa bàn
2.2.2. Thực hiện các chế độ ưu đãi trong pháp luật đối với người có cơng
công
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với người có cơng được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, trực tiếp đến đối tượng người có cơng và thân nhân cũng như các tầng lớp nhân dân. Các bộ thủ tục hành chính, văn bản mới có liên quan đến chế độ, chính sách pháp luật đối với người có cơng được cơng khai đăng tải trên Công thông tin điển tử của thành phố.
Các xã, phường thực hiện tốt công tác tuyên truyền này về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trinh, thủ tục kê khai, xét duyệt chế độ, chính sách người có cơng đối với đối tượng được thụ hưởng trên địa bàn.
Các chính sách, thủ tục cho người có cơng được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng theo đúng quy định của Nhà nước. Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi trả chế độ ưu đãi được đảm bảo chặt chẽ. Phong trào đền ơn, đáp nghĩa được đẩy mạnh và duy trì thường xun, đã tác động tích cực nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, nhất là các xã, phường trong việc lạnh đạo, quản lý cơng tác chăm sóc người có cơng, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có cơng vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
Sở và phòng Lao động – Thương binh và xã hội đã tham mưu cho UBND đẩy mạnh thực hiện phong trao Đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn thành phố. Vận động các đơn vị ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2020 là 666,000 triệu đồng và năm 2021 được 703,735 triệu đồng.
Về thủ tục điều chỉnh trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần cho các đối tượng người có cơng và thân nhân người có cơng theo Nghị định của Chính phủ. Số lượng đối tượng đã hưởng trợ cấp ưu đãi một lần năm 2019 là: 95 người với số tiền 1.087.880.000 đồng; năm 2020 là: 18 người với số tiền 86.436.000 đồng. Năm 2021 thành phố đã tiếp nhận và giải quyết chế độ trợ cấp cho 118 trường hợp và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người có cơng và thân nhân của họ. Chế độ trợ cấp hàng tháng, một lần và trợ cấp mai táng phí cho 1.163 trường hợp thân nhân người có cơng.
Trong những năm qua cơng tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đã nghỉ hưu và người có cơng trong tỉnh luôn được Trung tâm triển khai kịp thời. Cán bộ đến nghỉ dưỡng có chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi; thực đơn trong mỗi bữa ăn được xây dựng đa dạng, phong phú không trùng lặp trong các bữa; thực phẩm để chế biến món ăn ln tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm theo quy trình kiểm thực 3 bước (trước khi chế biến thức ăn, kiểm tra trong quá trình chế biến thức ăn, kiểm tra trước khi ăn), những mẫu thực phẩm đều được lưu giữ đúng quy trình. Trong các đợt điều dưỡng trung tâm đều tổ chức
đưa các đoàn điều dưỡng đi thăm quan trong và ngoại tỉnh như Sầm Sơn Thanh Hóa, Khu di tích đặc biệt Pác Bó- Hà Quảng, Rừng Trần Hưng Đạo, Khu du lịch sinh thái KOLIA, Thác Bản Giốc –Trùng Khánh. Cơng tác chăm sóc sức được Trung tâm chú trọng, các cán bộ đến nghỉ dưỡng đều được thăm khám, tư vấn cấp phát thuốc nên một số bệnh tình đã khỏi và thuyên giảm. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ tạo khơng khí vui tươi phấn cho cán bộ đến nghỉ dưỡng. Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý, kết thúc đợt nghỉ dưỡng các bác đến nghỉ dưỡng đều được kiểm tra sức khỏe đa số đều được nâng cao về sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng điều dưỡng. Trung tâm cũng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Từng khu sinh hoạt như: nhà bếp; phòng ăn; khu vệ sinh, tắm giặt; phòng sinh hoạt chung; phòng điều dưỡng; phịng nghỉ... đều được bố trí một cách khoa học, đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, thoáng mát đủ ánh sang. Trong năm 2020, có khoảng 3.618 thẻ bảo hiểm y tế được cấp phát cho nhóm người có cơng. Trong đó, người có cơng và thân nhân được 731 thẻ (chiếm khoảng 20%), thanh niên xung phong có khoảng 2.887 thẻ (chiếm khoảng 80%). Chế độ chăm sóc người có cơng thực hiện ở 332 người; giải quyết chế độ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình với tổng số tiền là 103,330,000 đồng. Năm 2021, tổ chức điều dưỡng tập trung cho 250 đối tượng người có cơng tại Trung tâm Điều dưỡng người có cơng và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh. Quyết định điều dưỡng tại gia cho 1.229 người với số tiền trên 1,2 tỷ đồng. Quyết định hưởng trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho 104 người có kinh phí trên 175 triệu đồng.
Đối với cơng tác thủ tục giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Theo số liệu qua điều tra, khảo sát của các xã, phường, thị trấn tồn tỉnh Cao Bằng có trên 4.000 người đã trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K trong thời kỳ quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4
phơi nhiễm chất độc hóa học (đang cịn sống) là: 825 người; trong đó có: 465 người bị ảnh hưởng trực tiếp và 360 người bị ảnh hưởng gián tiếp. Những thế hệ con thứ 2, thứ 3 của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học sinh ra bị dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ... chưa được hưởng chế độ. Phần lớn các gia đình có người bị nhiễm chất độc hóa học hồn cảnh kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn... Nhận định được tình hình trên, Cao Bằng đã triển khai thực hiện Nghị định số 31/2013/NĐ – CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ; Thơng tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Liên Bộ, Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến đối tượng phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị tập huấn đến các địa phương cơ sở, phối hợp với các ngành liên quan tập trung giải quyết các trường hợp đủ điều kiện hồ sơ đối với người tham gia HĐKC bị nhiễm CĐHH và con đẻ bị nhiễm CĐHH. Trong 5 năm qua, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tập trung tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, chỉ đạo thực hiện tốt việc thực hiện giải quyết chế độ chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng; cơng tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, tâm huyết, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác thực hiện giải quyết chế độ trong tình hình mới. Từ năm 2016-2020 Sở đã giới thiệu đối tượng đến Hội đồng giám định y khoa 183 người; trong đó có 120 người đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi. Cơng tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân với nhiều nội dung, hình thức mơ hình tổ chức đa dạng đã trở thành phong trào xã hội hóa ngày càng có hiệu quả thiết thực như phong trào xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, nhà tình nghĩa, giúp đỡ các đối tượng phục hồi chức năng tại gia đình… Góp phần cải thiện nâng cao đời sống cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, giúp họ giảm bớt
khó khăn về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống. Hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 15 nhà; với số kinh phí 437 triệu đồng. Tặng 9 sổ tiết kiệm với số kinh phí là 36 triệu đồng. Về chế độ giáo dục, đối với gia đình những người có cơng với cách mạng, các cấp chính quyền tại đây thực hiện theo dõi sát, ưu đãi và trợ cấp đối với các học sinh – sinh viên trong các gia đình có cơng với cách mạng. Trên địa bàn thành phố Cao Bằng, năm 2020, có khoảng 10 trường hợp học sinh – sinh viên là thân nhân của người có cơng với cách mạng được thanh toán trợ cấp ưu đãi giáo dục
Những năm gần đây, đại dịch Covid-19 xảy ra với diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, đặc biệt là người có cơng và những người nghèo. Tỉnh Cao Bằng đã kịp thời ứng phó với dịch bệnh, ln quan tâm đến đời sống của người có cơng trên địa bàn. Cụ thể là công tác thực hiện Cơng văn số 763/NCC-KHTC ngày 26/5/2020 của Cục Người có cơng V/v báo cáo số liệu người có cơng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần và nhận hỗ trợ khó khăn do đại dịch Covid -19 năm 2020. Sở cũng đã báo cáo số lượng đối tượng nhận hỗ trợ khó khăn do đại dịch Covid - 19 theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 3.604 người với số tiền 5.388.000.000 đồng.
Công tác tổ chức thăm hỏi, động viên, chúc tết và tặng quà nhân các ngày lễ tới đối tượng người có cơng cũng được các cơ quan ban ngành của tỉnh nói chung và thành phố Cao Bằng nói riêng. Trong dịp tết Nguyên Đán năm 2021 và ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 cũng đã dành tặng suất quà cho 35.971 đối tượng người có cơng và thân nhân người có cơng với số tiền trên 11,5 tỷ đồng. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thăm, chúc tết tại 07 trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Công an, tặng quà 17.568 đối tượng người có cơng và thân nhân người có cơng với số tiền trên 5,7 tỷ đồng.
2.2.3. Công tác hướng dẫn thủ tục trong thực hiện pháp luật đối với người có cơng.
Trên cơ sở các văn bản quy định thực hiệp pháp luật và văn bản hướng dẫn về pháp luật đối với người có cơng, Ủy ban nhân dân thành phố luôn quan tâm chỉ đạo đội ngũ cơng chức phụ trách cơng tác người có cơng phải luôn tuân thủ thực hiện đúng điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục theo các văn bản hướng dẫn, không được vụ lợi, hạch sách gây phiền hà cho người dân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ để làm sai chế độ của người có cơng. Cơng tác thực hiện pháp luật đối với người có cơng phải kịp thời, đầy đủ và ln tn thủ đúng trình tự, quy định tại các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, Quyết định và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo có liên quan. Việc giải quyết các hồ sơ của người có cơng và thân nhân của họ đúng thời gian, nhanh gọn, kịp thời, khơng có tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng. Hơn nữa, ngành người có cơng thành phố Cao Bằng cũng đã số hóa được 6.511 hồ sơ người có cơng (Theo cổng thơng tin điện tử tỉnh Cao Bằng). Việc số hóa hồ sơ người có cơng là một việc làm trong chuỗi các dự án cơng nghệ hóa hồ sơ ưu đãi xã hội, giúp minh bạch hóa cơng tác ưu đãi xã hội trên địa bàn thành phố. Từ công việc này, việc di chuyển người có cơng trên địa bàn cả nước được thực hiện một cách dễ dàng, đáp ứng nhu cầu của người có cơng theo cách thức địa lý cơ bản.
Việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính lĩnh vực người có cơng được qn tâm chỉ đạo, các thủ tục hành chính được thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thơng” chặt chẽ, thông suốt, kịp thời, hiệu quả trong việc giải quyết các chế độ, chính sách đối với người có cơng với cách mạng. UBND tỉnh phê duyệt 32 bộ thủ tục hành chính cấp tỉnh để giải quyết chế độ chính sách cho người có cơng. Các biểu mẫu, quy trình thủ tục giải quyết chế độ đối với người có cơng được đính kèm, niêm yết công khai tại cơ quan chuyên môn và trên cổng thơng tin điện tử tỉnh nhằm giúp người có cơng và thân nhân của họ tra cứu hồ sơ, thủ tục thuận tiện, từ
đó lập hồ sơ giải quyết các chế độ được kịp thời, đủ thành phần và đúng quy định. UBND cấp xã gửi hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội qua Bộ phận Một cửa. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đúng đủ thì tiếp nhận; nếu chưa đúng, đủ thì chuyển trả và hướng dẫn hoàn thiện theo quy định. Chuyển hồ sơ cho phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đúng, đủ thì tiếp nhận. Nếu hồ sơ chưa đúng, chưa đủ thì hướng dẫn UBND cấp xã yêu cầu cá nhân hoàn thiện hồ sơ; Nếu hồ sơ được tiếp nhận, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, lập danh sách nộp hồ sơ về phịng Người có cơng thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ; UBND cấp xã nhận kết quả tại Bộ phận một cửa thuộc UBND cấp huyện. 100% thủ tục hành chính về giải quyết chế độ chính sách cho người có cơng thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị đều được thực hiện theo đúng quy trình 01 đầu mối tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.