7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Kinh tế - xã hội thành phố Cao Bằng nằm trong tổng thể nền kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng. Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh Cao Bằng đạt
trên 7%/ năm (giai đoạn 2011-2019). Năm 2020, GRDP ước tăng 4,76%. Cơ cấu ngành gồm có: khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,93% (riêng công nghiệp chiếm 8,58%); khu vực dịch vụ chiếm 55,32%. GRDP đầu người đạt 36,5 triệu đồng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng và Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng).
Kinh tế - xã hội của thành phồ Cao Bằng nói riêng và tỉnh Cao Bằng đã có những thành tựu quan trọng trong những năm qua như: kinh tế phát triển ổn định, nhiều dự án lớn đã và đang hình thành, đi vào hoạt động, phát triển du lịch trở thành mũi nhọn, phát triển nông – lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển kinh tế biên mậu… Các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng – đường giao thông vượt 300%. Tất cả 17/17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản hoàn thành và hồn thành vượt kế hoạch. Theo đó, thu ngân sách nhà nước của thành phố Cao Bằng vượt 8,2% dự tốn được giao, giá trị cơng nghiệp xây dựng vượt 8,6%, tổng sản lượng lương thực vượt 4,4%, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu thương mại dịch vụ tăng 1,5%, giá trị tiểu thủ công nghiệp vượt 22,8%, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 72 triệu đồng/ ha, giải quyết việc làm cho hơn 2.400 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,7%. Các năm 2020, 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh Cao Bằng đều chưa đạt được. Các vấn đề thông thương kinh tế quốc tế và phát triển du lịch – dịch vụ gặp nhiều khó khăn [21].
Trong những năm gần đây, tình hình đời sống của các tầng lớp dân cư của tỉnh Cao Bằng cơ bản đã được ổn định. Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần dân cư từng bước được nâng cao nhờ các chương trình ổn định và phát triển an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Các vấn đề an sinh xã hội cũng được các cấp lãnh đạo địa phương đặc biệt quan tâm, hỗ trợ. Ngành giáo dục, đào tạo đã tổ chức các hoạt động giáo dục, hoàn thành các dự án kinh tế - xã hội.
Tóm lại, kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng đã có những phát triển vượt bậc trong những năm qua. Tuy còn là một địa phương nghèo nhưng Cao
Bằng đã và đang có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, là nền tảng cho việc đảm bảo phát triển ổn định và bền vững những vấn đề kinh tế - xã hội trong giai đoạn sắp tới.