Thực hiện nhiệm vụ xác định đối tượng là người có cơng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình thực hiện pháp luật đối với người có cơng trên địa bàn

2.2.1. Thực hiện nhiệm vụ xác định đối tượng là người có cơng

Hàng năm công tác thực hiện pháp luật đối với người công luôn được cấp ủy, chính quyền thành phố quán triệt và thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và địa phương. Đặc biệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng rà sốt việc thực hiện pháp luật đối với người có cơng, Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/05/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/07/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lanh đạo của Đảng đối với cơng tác người có cơng.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện pháp luật đối với người có cơng, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoan thể địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thông tin, tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp lệnh, Nghị định cũng như các văn bản hướng dẫn của cấp trên về pháp luật đối với người có cơng.

Để đề nghị cơng nhận là người có cơng và đề nghị giải quyết các chế độ cho người có cơng và thân nhân các xã, phường đều tổ chức họp xét với sự tham gia của Đảng ủy, các tổ chức chính trị xã hội, tổ trưởng, xóm trưởng, do Lãnh đạo UBND chủ trì nhằm đảm bảo sự công khai, đúng quy định và đúng đối tượng. Do đó hội đồng chính sách tại các xã, phường cũng thường xuyên

được kiện tồn khi có sự thay đổi về nhân sự đảm bảo kịp thời trong thực hiện cơng nhận người có cơng.

Sở Lao động – Thương binh và xã hội đã tổ chức hội nghị tập huấn về pháp luật người có cơng cho cấp huyện, thành phố và các xã, phường. Trong năm 2021 đã tổ chức 34 hội nghị tuyên truyền các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người công với 1.700 đại biểu tham dự. Các xã, phường trên địa bàn thành phố sau khi tham dự hội nghị triển khai Pháp lệnh ưu đãi người có cơng và Nghị định số 31/2013/NĐ-CP đều đã ban hành các công văn triển khai, hướng dẫn thực hiện gửi tới các tổ, xóm trên địa bàn hoặc tổ chức hội nghị hay lồng ghép tuyên truyền các nội dung của Nghị định tại các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật của xã, phường để đảm bảo việc cơng nhận và giải quyết đầy đủ chế độ chính sách và pháp luật cho người có cơng. Và trong những năm gần đây, có những văn bản quy định chế độ mới hoặc văn bản đôn đốc xã, phường đều triển khai, tổ chức tuyên truyền đến nhân dân kịp thời.

Các văn bản hướng dẫn thực hiện cơng nhận người có cơng với cách mạng đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và khả thi. Công tác phối hợp giữa xã, phường, các Ban của Thành ủy, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng Nội vụ và Ban chỉ huy quân sự thành phố nhịp nhàng, hướng dẫn thực hiện chính sách cho người có cơng hồn thiện thủ tục hồ sơ nhanh, đầy đủ, kịp thời. Theo Báo cáo số 650/BC-UBND về việc tổng kết, rà sốt việc cơng nhận người có cơng với cách mạng trên địa bàn thành phố Cao Bằng, năm 2020, trên địa bàn thành phố đã có 201 người có cơng được cơng nhận. Cụ thể: 43 trường hợp được công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; 09 trường hợp được công nhận là người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; 05 trường hợp được công nhận là liệt sĩ; 41 trường hợp được tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; 01 trường hợp được xác nhận là thương binh; 100 trường hợp được công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất

độc hóa học; 02 trường hợp được xác nhận là người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Năm 2021, rà soát và kiểm tra trên 800 hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ. Thẩm định 05 hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng; 04 hồ sơ đề nghị truy tặng Huân chương độc lập; trình Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội xác nhận 04 hồ sơ liệt sĩ và cấp lại 24 bằng Tổ quốc ghi công.

Các cơ quan ban ngành có chun mơn của thành phố luôn quan tâm, chú trọng tới công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơng tác ưu đãi đối với người có cơng, hiện nay, tổng số công chức trực tiếp theo dõi, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng là 176 người, trong đó: cấp tỉnh 05 cơng chức, cấp huyện 10 công chức, cấp xã 161 công chức văn hóa xã hội thực hiện theo dõi người có công và trực tiếp chi trả chế độ trợ cấp người có cơng. Cơng chức thực hiện chính sách người có cơng được đào tạo đúng chun ngành, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác giải quyết hồ sơ nhanh gọn và chính xác khơng gây phiền hà cho người có cơng và thân nhân của họ đến giải quyết công việc.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)