Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 68 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật người có cơng trên địa

3.2.1. Giải pháp chung

Hồn thiện thể chế, chính sách pháp luật đối với người có cơng

Để thực hiện tốt cơng tác người có công trên địa bàn thành phố Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung, hệ thống thể chế, chính sách pháp luật về người có cơng cần được hồn thiện, đồng bộ, đảm bảo tính dân chủ, rộng rãi và đáp ứng các yêu cầu về an sinh xã hội của từng địa phương cụ thể.

Đầu tiên, việc tập trung, nghiên cứu, đề xuất các sửa đổi hay thay thế các quy định về ưu đãi người có cơng với cách mạng cần được thực hiện theo hướng toàn diện, đồng bộ, khắc phục được các hạn chế, bất cập như hiện nay. Pháp luật về chính sách người có cơng cần được đổi mới, xây dựng từ cả nhiệm kỳ sang xây dựng hàng năm, đảm bảo tính linh hoạt, tăng cường khả năng thích ứng nhanh của chính sách pháp luật về người có cơng. Các chương trình, chính sách do Nhà nước đề ra cần có cơ chế hoạch định chính sách cơng

khai, minh bạch và huy động được trí tuệ của xã hội tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật người có cơng. Theo đó, các cơ quan của Nhà nước và tại địa phương chủ động, tích cực nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án luật về người có cơng, phối hợp với các cơ quan soạn thảo để nắm bắt nội dung, trao đổi, xử lý các vấn đề phát sinh, góp phần nâng cao chất lượng chuẩn bị dự án xây dựng luật. Đồng thời, các dữ liệu này chính là cơ sở quan trọng để hình thành các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật về người có cơng tại địa phương cụ thể. Tinh giản được khối lượng các văn bản pháp luật đồ sộ, tránh tình trạng chồng chéo của các văn bản khác nhau của các bộ, ban ngành khác nhau.

Đồng thời, các cấp chính quyền cần kịp thời bổ sung chính sách, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, nhiệm vụ xây dựng địa phương trong thời kỳ mới. Các nhiệm vụ kinh tế - xã hội được đặt ra theo từng thời kỳ, từng giai đoạn, trong tương lai xa và tương lai gần. Thêm vào đó, Thành phố Cao Bằng cần thực hiện các báo cáo tổng kết định kỳ, theo chương trình, dự án và công khai, minh bạch các kết quả và hạn chế đã đạt được trong công tác người có cơng. Các chương trình, chính sách người có cơng cần được đưa vào các kế hoạch phát triển tổng thể cũng như chi tiết kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của Thành phố. Thực tế hiện tại cho thấy công tác thực hiện pháp luật về ưu đãi người có cơng ngày càng được triển khai một cách sâu rộng, các cơ quan chức năng tại thành phố Cao Bằng cần tích cực tổng kết các cơng tác thực tiễn thực hiện chính sách để đưa ra các căn cứ đề xuất chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn hơn, quan tâm hơn đến những người có cơng tại địa phương. Hơn nữa, việc xây dựng và củng cố pháp luật về người có cơng cần được lấy ý kiến, tham khảo, góp ý từ các cơ quan và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người có cơng. Việc làm này sẽ mang đến cái nhìn tồn diện hơn cho vấn đề ưu đãi người có cơng tại thành phố Cao Bằng hiện nay.

Có thể nói, xây dựng hệ thống pháp luật người có cơng một cách tồn diện và đồng bộ là nền tảng giúp thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động ưu đãi người có cơng. Từ các khái niệm, điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng người có cơng, các chế độ chính sách đều cần được các cấp chính quyền tại Thành phố Cao Bằng và các cơ quan Trung ương tiếp tục nghiên cứu, cải cách nhằm đảm bảo công bằng, kịp thời và đầy đủ với đối tượng người có cơng tại thành phố Cao Bằng.

Tăng cường tuyền truyền, phổ biến pháp luật người có cơng

Cơng tác tun truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về người có cơng tới mọi tầng lớp nhân dân là một giải pháp hết sức quan trọng trong tiến trình thực hiện và xã hội hóa việc thực hiện pháp luật người có cơng. Hoạt động này cần được thực hiện một cách sâu rộng, đa dạng về hình thức và phong phú trong cách thức thực hiện. Giải pháp này cần được chú trọng trong các nội dung như sau:

(1) Xây dựng các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân bằng các ngôn ngữ dễ hiểu, ưu tiên liên hệ với những vấn đề thực tiễn của người dân, đặc biệt là những người có công;

(2) Hoạt động tuyên truyền cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên cập nhật những chính sách mới của Đảng và Nhà nước về người có cơng;

(3) Nên lên, giới thiệu, tuyên dương những cá nhân, gia đình có cơng vươn lên làm ăn, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong hoạt động hiện thực hóa cơng tác tun truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, lực lượng đối với người có cơng với cách mạng, hệ thống các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí từ trung ương đến địa phương là nhân tố cơ bản. Các cơ quan này có chuyên trang, chuyên mục tăng cường thực hiện tuyền truyền về chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước về người có cơng. Tại thành phố Cao Bằng, các chuyên trang và các bài viết về người có cơng mặc dù đã được xây dựng và phát triển,

nhưng cần thiết có các báo cáo, tổng kết, cập nhật các chính sách, pháp luật của nhà nước và địa phương thường xuyên và kịp thời hơn, được đăng tải rộng rãi để những người quan tâm có thể dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt.

Hơn nữa, việc thực hiện công tác tuyên truyền này cần được tạo ra từ những mơ hình tun truyền phù hợp với từng khu vực trên địa bàn thành phố Cao Bằng. Các biện pháp, hình thức tuyên truyền cần được đa dạng hóa và ưu tiên các biện pháp mang tính khả thi cao. Chẳng hạn: các hình thức tuyên truyền tại các nhà văn hóa hoặc các buổi họp dân phố… Với các hình thức này, người thực hiện cơng tác cũng có thể thực hiện thu thập các ý kiến thắc mắc, đóng góp của người dân gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề và khúc mắc của người dân. Các hình thức sinh hoạt sinh động như kịch, các hội thi tìm hiểu pháp luật về người có cơng đối với các tầng lớp nhân dân cũng cần được phổ biến. Bên cạnh đó, việc tiếp cận sách, báo, tạp chí có liên quan đến pháp luật người có cơng cần được thường xuyên cập nhật theo định kỳ hàng tuần hay hàng tháng.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của các công nghệ thông tin, internet… hoạt động quản lý chính sách ưu đãi người có cơng vừa có những lợi thế vừa có những thách thức mới. Nguồn lưu trữ trên mạng là rất lớn. Nắm bắt, xử lý nguồn thông tin đúng đắn, thường xuyên cập nhật là những vấn đề mà các cấp có thẩm quyền cần quan tâm. Tận dụng được những lợi thế trong thời kỳ phát triển của cơng nghệ chính là hướng đi đúng đắn trong việc tuyên truyền pháp luật về người có cơng đến từng người trong xã hội.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, các trung tâm trợ giúp pháp lý… cũng là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục hiệu quả hơn đến từng người dân.

Nhìn chung, việc nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân đối với cơng tác người có cơng là việc làm thiết thực trong bất kỳ bối cảnh nào của

lịch sử. Là thành phố trung tâm của tỉnh Cao Bằng, thành phố Cao Bằng là địa phương tiên phong trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật, trong đó có chính sách người có cơng tại tỉnh Cao Bằng. Các hình thức tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật người có cơng được thực hiện rộng rãi mới có thể tạo dựng một nền tảng niềm tin vững chắc đối với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhóm người có cơng.

Tăng cường sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành và chính quyền địa

phương các cấp

Để thực hiện tốt công tác người có cơng trên địa bàn thành phố Cao Bằng, ngoài việc quán triệt rõ ràng, sâu sắc các chính sách của Đảng và Nhà nước, các đơn vị, các địa phương cần kết hợp cơng tác người có cơng với các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt cần có sự kết hợp chặt chẽ với cơng tác dân vận, xây dựng cơ sở chính trị - xã hội của địa phương vững mạnh.

Các cấp lãnh đạo và đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cần kết hợp với nhau thực hiện cơng tác người có cơng tại thành phố Cao Bằng cần tập trung giải quyết có hiệu quả các tồn đọng trong quản lý cơng tác người có cơng như xác nhận thương binh, liệt sỹ, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ cịn thiếu thơng tin, tu bổ, nâng cấp mộ, nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi cơng các liệt sỹ. Nhìn một cách tổng qt, số lượng người có cơng trên địa bàn thành phố Cao Bằng là khá lớn. Mỗi đối tượng người có cơng lại có những đặc điểm khác nhau về hoàn cảnh, điều kiện kinh tế và cả những thương tật khác nhau. Do đó, để nắm rõ tình hình thực tế và đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng người có cơng trên địa bàn, các cơ quan chức năng trên địa bàn cần có sự kết hợp với nhau nhằm giải quyết triệt để, đồng bộ các vấn đề của người có cơng. Việc kết hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện chính sách người có cơng tại thành phố Cao Bằng được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thực

hiện huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia vào việc chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của nhóm người có cơng…

Các cơ quan thực hiện chính sách người có cơng tại thành phố Cao Bằng gồm có: Ủy ban nhân dân các cấp (Phịng Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan chuyên trách của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực người có cơng); cơ quan Lao động – Thương binh và xã hội (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; các cơ quan nhà nước khác như cơ quan nội vụ, cơ quan y tế, cơ quan xây dựng, cơ quan thuế…; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Các cấp chính quyền từ thành phố đến cấp phường/ xã tạo thành một mạng lưới thực hiện chính sách người có cơng một cách sâu rộng. Các cơ quan này thực hiện phối hợp, kết hợp với nhau trong nhiều hoạt động của chính sách người có cơng. Có như vậy, chính sách người có cơng mới có thể được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau nhằm đảm bảo cho đời sống vật chất và tinh thần của người có cơng được đảm bảo.

Nhìn chung, sự kết hợp giữa các tổ chức, cơ quan lãnh đạo của nhà nước trong việc thực hiện một loại hình pháp luật là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau của cùng một khía cạnh. Với vai trị nịng cốt trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi với người có cơng với cách mạng, các cơ quan chức năng của nhà nước cần thường xun có những buổi họp mặt, trao đổi thơng tin, xử lý nhanh chóng, kịp thời các vấn đề. Cơng cuộc số hóa các hồ sơ người có cơng và các lĩnh vực ưu đãi người có cơng là hướng đi cơ bản trong việc liên kết, kết hợp các cơ quan, ban ngành với nhau, cùng kết nối trong một thể thống nhất, tránh chồng chéo, gây nhũng nhiễu nhân dân.

Huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng xã hội vào việc chăm

lo cho người có cơng với cách mạng

Người có cơng đã có những cơng lao và cống hiến to lớn với toàn xã hội, do đó, tồn xã hội phải có trách nhiệm thực hiện “đền ơn đáp nghĩa”. Thành phố Cao Bằng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phong trào tồn dân thực hiện

tốt chính sách đối với người có cơng bằng các chương trình cụ thể. Thành phố cần xây dựng và thực hiện kế hoạch “ba toàn”: toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện tốt việc chăm sóc người có cơng. Vai trị của những đóng góp của cộng đồng là nguồn lực lớn, là sức mạnh để đạt mục tiêu và quan điểm của Đảng đề ra. Đây chính là nguồn bổ sung phong phú, kết hợp với Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống của người có cơng.

Bằng nhiều cách thức, phương pháp khác nhau, người thực hiện chính sách người có cơng cần làm cho toàn xã hội nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với người có cơng. Qua đó, thơng qua việc kết hợp với các cấp chính quyền trung ương và địa phương, thực hiện xã hội hóa các hoạt động đền ơn đáp nghĩa bằng nhiều nội dung, các chương trình hoạt động một cách hiệu quả và thiết thực. Các cấp chính quyền cần đưa ra, tạo ra các hoạt động có ý nghĩa, gần gũi, thiết thực nhằm thu hút và huy động sự tham gia của cộng đồng, các phong trào tồn dân tham gia vào chăm sóc người có cơng tại địa phương và khu vực… Sự đóng góp của chính cộng động nơi người có cơng sinh sống là hành động gần gũi nhất, thiết thực nhất đối với người có cơng có hồn cảnh đặc biệt tại địa phương.

Đặc biệt, hoạt động thực hiện pháp luật người có cơng tại thành phố Cao Bằng cần có sự tham gia và kết hợp của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tham gia đóng góp nguồn kinh phí cho địa phương hoặc thực hiện tạo ra nhiều việc làm hơn và ưu tiên những người có cơng cịn khả năng lao động và thân nhân người có cơng. Từ đó, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có thể đóng vai trị quan trọng trong việc ổn định cuộc sống, tạo ra việc làm thiết thực đối với đời sống vật chất và tinh thần của người có cơng.

Thêm vào đó, việc liên kết, khuyến khích sự tham gia của các đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố cũng là việc làm cần thiết. Bởi đây chính là nhóm đối tượng tương lai của đất nước. Nắm rõ được truyền thống uống nước nhớ nguồn và pháp luật về người có cơng, thế hệ sinh viên và học

sinh chính là thế hệ kế nhiệm cho sự phát triển của hệ thống pháp luật này trong tương lai.

Có thể nói, tiềm năng từ cộng động là nguồn bù đắp cần thiết những thiếu hụt đối với các chính sách nhà nước và việc thực hiện các chính sách này. Nguồn lực cộng đồng chính là nhân tố đạt tới và giải quyết kịp thời các vấn đề tại từng khu vực dân cư. Việc tuyên truyền và đẩy mạnh sự tham gia của tồn dân vào cơng tác với người có cơng là xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa các tầng lớp nhân dân với nhau, củng cố hơn tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện quản

lý công tác nhà nước

Nguồn nhân lực luôn là vấn đề then chốt trong các hoạt động thực hiện pháp luật. Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật với người có cơng trên địa bàn thành phố Cao Bằng là nhiệm vụ trọng điểm trong hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật đối với người có công trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)