của cơng chức cơ quan hành chính nhà nƣớc
1.2.1. Cơng chức cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm
- Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
Trong thực tế và trong khoa học đã xuất hiện rất nhiều cách hiểu và sử dụng khác nhau về thuật ngữ “cơ quan hành chính nhà nƣớc”.
Từ điển tiếng Việt có giải thích “cơ quan hành chính nhà nƣớc là tổ chức cấu thành hệ thống hành chính nhà nƣớc thống nhất, nhân danh quyền lực nhà nƣớc thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành nhà nƣớc. Cơ quan hành chính nhà nƣớc giữ vị trí nhất định trong bộ máy nhà nƣớc, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nƣớc khác đồng thời là hệ thống thống nhất, trong đó, các cấp, các bộ phận có liên hệ hữu cơ với nhau và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ”. [18, tr. 40]
Theo cuốn Thuật ngữ hành chính, Viện Nghiên cứu khoa học hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009) có viết: “cơ quan hành chính nhà nƣớc là thuật ngữ đƣợc sử dụng khi nói về “Một bộ phận (cơ quan) cấu thành của bộ máy hành chính nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để thực hiện chức năng quản lý, điều hành (chức năng hành pháp) đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. [19, tr. 80].
Từ những đặc điểm nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất về thuật ngữ “Cơ quan hành chính nhà nƣớc”: Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy hành chính nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý, điều hành đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Khái niệm công chức
Công chức là thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, có quan điểm về cơng chức khác nhau.
Theo Luật Cải cách công chức năm 1978 của Hoa Kỳ, công chức là những ngƣời làm việc trong bộ máy Chính phủ Trung ƣơng đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí cơng tác thơng qua tuyển dụng mở, cạnh tranh do Cơ quan Quản lý nhân sự Hoa Kỳ quy định.
Ở Nhật Bản, công chức gồm tồn bộ những ngƣời làm cơng ăn lƣơng do Ủy ban Nhân sự quốc gia quản lý. Bao gồm tất cả những ngƣời làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc nhƣ các bệnh viện công, trƣờng học công.
Tại Việt Nam, theo khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định “Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tƣơng ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc”. [12]
Công chức CQHCNN là một thuật ngữ ít đƣợc dùng bởi cơng chức CQHCNN là một bộ phận của công chức và các văn bản pháp luật cũng chƣa chia từng nhóm cơng chức cụ thể.
Theo nghĩa hẹp, cơng chức CQHCNN đƣợc hiểu là một bộ phận quan trọng trong bộ phận cơng chức nói chung, bao gồm những ngƣời làm việc trong các CQHCNN.
Theo nghĩa rộng, công chức CQHCNN là một bộ phận công chức làm việc trong các cơ quan QLNN, cơ quan hành chính phục vụ lập pháp và tƣ pháp của chính quyền các cấp.
Từ những phân tích, luận giải trên có thể hiểu: cơng chức CQHCNN là
cơng dân, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế của CQHCNN, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; được sử dụng quyền lực nhà nước trong thực thi công vụ để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ thuộc quyền hành pháp của nhà nước.
1.2.1.2. Đặc điểm của công chức cơ quan hành chính nhà nước
Cơng chức CQHCNN thực hiện những cơng việc có ý nghĩa phục vụ cộng đồng và xã hội, do đó hoạt động của họ có đặc điểm gắn với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cơng, chủ yếu liên quan đến các quy trình hành chính, giấy tờ. Do vậy, ngồi các đặc điểm của cơng chức nói chung thì cơng chức CQHCNN có một số đặc điểm riêng nhƣ:
Thứ nhất, về nhiệm vụ: Cơng chức CQHCNN có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện pháp luật, quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, về vai trị: Cơng chức CQHCNN đóng vai trị quan trọng trong
việc duy trì trật tự, kỷ cƣơng và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, cơng dân theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
Thứ ba, về trình độ: Cơng chức làm việc trong các CQHCNN là những
ngƣời trực tiếp thi hành cơng vụ, nên trình độ chun mơn, nghiệp vụ của họ có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cơng việc. Bên cạnh đó, hoạt động của CQHCNN là một hoạt động đặc biệt và cũng tạo ra những sản phẩm đặc biệt. Vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nƣớc thì những ngƣời làm việc trong các cơ quan hành chính cần phải có trình độ chun mơn nghề nghiệp cao trên các lĩnh vực đƣợc phân công quản lý.
Thứ tư, về trách nhiệm: Trách nhiệm của công chức trong CQHCNN
đƣợc quy định tại Điều 6 Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của CQHCNN và đơn vị sự nghiệp công lập quy định: Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thơng tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không đƣợc làm theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc ngƣời phụ trách trực tiếp và trƣớc ngƣời đứng đầu trong cơ quan, đơn vị về việc thi hành nhiệm vụ của mình; trong khi thi hành cơng vụ, cơng chức đƣợc trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của ngƣời phụ trách trực tiếp, nhƣng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo và hƣớng dẫn của ngƣời phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lƣu ý kiến và báo cáo lên cấp có thẩm quyền; thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc, phát huy ƣu điểm, có giải pháp sửa chữa khuyết điểm; thẳng thắn đóng góp ý kiến để xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, đề án của cơ quan, đơn vị khi đƣợc yêu cầu; báo cáo ngƣời có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.[2]
Thứ năm, về tiền lƣơng: Công chức CQHCNN hƣởng tiền lƣơng từ
ngân sách nhà nƣớc và theo các quy định hiện hành, có mức lƣơng = hệ số lƣơng hiện hƣởng x mức lƣơng cơ sở + phụ cấp công vụ. Trong khi đó, cơng chức làm việc tại cơ quan Đảng, đồn thể, ngoài mức lƣơng và các khoản phụ cấp đƣợc hƣởng nhƣ công chức CQHCNN thì đối tƣợng này cịn có thêm mức phụ cấp nữa là 30% (theo Hƣớng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 của Ban Tổ chức Trung ƣơng hƣớng dẫn thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ quan Đảng, đồn thể chính trị xã hội). Nhƣ vậy, mức lƣơng công chức CQHCNN nhận đƣợc thấp hơn so với công chức khối cơ quan Đảng, đồn thể, chính trị xã hội.
Từ các đặc điểm trên cho thấy tầm quan trọng của công chức trong bộ máy hành chính nhà nƣớc và cơng tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức này là rất cần thiết.
1.2.2. Động lực làm việc của cơng chức cơ quan hành chính nhà nước
1.2.2.1. Khái niệm
Từ những phân tích khái niệm về động lực làm việc của ngƣời lao động trong tổ chức nói chung đã đƣợc nêu tại mục 1.1.1.2 và khái niệm cơng chức CQHCNN có thể hiểu: động lực làm việc của công chức CQHCNN là sự khát
khao, nỗ lực, tự nguyện làm việc của bản thân công chức nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của cơ quan.
1.2.2.2. Biểu hiện động lực làm việc của cơng chức cơ quan hành chính nhà nước
Khi đánh giá biểu hiện động lực làm việc của công chức CQHCNN cần quan tâm tới các biểu hiện sau:
Thứ nhất, đó là mức độ tham gia vào công việc của công chức. Điều
này đƣợc thể hiện qua các yếu tố nhƣ: mức độ hài lịng, mức độ am hiểu cơng việc, mức độ sử dụng thời gian khi thực hiện nhiệm vụ, sự nỗ lực khi giải
quyết công việc đƣợc giao. Khi cơng chức có động lực làm việc thì họ nhiệt tình tham gia các hoạt động do cơ quan, tổ chức đặt ra với tinh thần tự nguyện và sự nỗ lực hết mình.
Thứ hai, đó là trách nhiệm của công chức đối với công việc, đƣợc thể
hiện qua các yếu tố chủ yếu nhƣ: tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, sự gắn bó của cơng chức đối với cơ quan, tổ chức. Trong CQHCNN, nếu công chức thấy đƣợc vai trị, vị thế, sự cống hiến của mình đƣợc coi trọng và đƣợc đánh giá cơng bằng thì họ cảm thấy tin tƣởng, yên tâm và muốn gắn bó lâu dài với cơ quan mình đang cơng tác.