Khái niệm pháp luật về quyền trẻ em

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 29)

1.1. Khái quát về pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em

1.1.2. Khái niệm pháp luật về quyền trẻ em

Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, pháp luật là hệ thống các quy tắc ứng xử chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, nó ln tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội nói chung, cũng như tới các yếu tố của thượng tầng chính trị - pháp lý nói riêng. Sự tác động và ảnh hưởng của pháp luật thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng loại đối tượng và từng loại quan hệ cụ thể có sự điều chỉnh của pháp luật. Những biểu hiện cụ thể của sự tác động đó bao giờ cũng phải ánh trong khuôn mẫu của các hành vi ứng xử được xác định mà các chủ thể pháp luật phải tuân thủ, chấp hành hoặc lấy đó làm cơ sở để sử dụng hoặc áp dụng chúng cho phù hợp với những điều kiện tương ứng trong hoạt động thực tiễn.

Trẻ em là cơng dân đặc biệt được gia đình và tồn xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục ngay từ khi cịn là bào thai. Trẻ em khơng tự mình thực hiện đầy đủ các quyền mà phải dựa vào người lớn. Các quyền này được ghi nhận trong

16

các văn kiện pháp lý chung về quyền con người. Trong hệ thống cơng cụ về bảo vệ quyền trẻ em thì pháp luật là một hợp phần khơng thể thiếu, đó là cơ sở, là điều kiện bắt buộc để thực hiện các hoạt động về quyền trẻ em trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm trước hết trẻ em có được mơi trường sống an tồn, lành mạnh, đồng thời phịng ngừa, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em và giúp đỡ những trẻ em hòa nhập cộng đồng khi bị ngược đãi, xâm hại hay bạo hành.

Trên thực tế, hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về sự điều chỉnh của pháp luật về quyền trẻ em. Tuy nhiên, từ những khái niệm chung về pháp luật và sự phân tích mối liên hệ giữa pháp luật và vấn đề quyền trẻ em, chúng ta có thể hiểu khái niệm pháp luật về quyền trẻ em như sau: Pháp luật về quyền trẻ em là tổng thể các quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực khác nhau do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo đảm trẻ em được sống trong mơi trường an tồn, lành mạnh.

Như vậy, pháp luật về quyền trẻ em được đặt ra yêu cầu phải bảo đảm mơi trường sống an tồn, lành mạnh cho trẻ em. Trong trường hợp trẻ em bị vi phạm quyền của mình phải được kịp thời trợ giúp trẻ em và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đó.

Nội dung điều chỉnh pháp luật về quyền trẻ em

Trong thực tế, pháp luật về quyền trẻ em có khả năng điều chỉnh, tác động, làm cho hành vi, xử sự của một chủ thể thao tác, vận hành theo một chiều hướng nhất định. Pháp luật tác động lên ý chí của con người đưa ra hành vi, cách xử sự đi theo chiều hướng pháp luật đã hạn định về quyền trẻ em.

Pháp luật về quyền trẻ em có khả năng điều chỉnh quan hệ xã hội theo chiều phù hợp nhằm thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Khi đó, sự điều chỉnh của pháp luật về quyền trẻ em có vai trị tích cực, có ý nghĩa tiến bộ, hiệu quả sẽ rất to lớn.

17

Điều chỉnh pháp luật về quyền trẻ em là việc Nhà nước dùng pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định trong việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.

Điều chỉnh pháp luật về quyền trẻ em có thể phân thành bốn nhóm gồm: Thứ nhất, điều chỉnh pháp luật về quyền sống.

Quyền sống là một quyền tự nhiên, cơ bản, tối cao của con người xét theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hiện hành. Quyền này được ghi nhận trong những văn kiện cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế, quyền sống ràng buộc nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực thi của các quốc gia. Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. Trong đó các em được quyền sinh ra, được quyền khai sinh và quốc tịch.

Điều chỉnh pháp luật về quyền sống của trẻ em là việc Nhà nước dùng pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhât định. Hệ thống pháp luật về quyền trẻ em được xây dựng có khả năng điều chỉnh, tác động, làm cho hành vi, xử sự của một chủ thể thao tác, vận hành theo hướng nhất định và sự quy định của pháp luật thường được điều chỉnh theo chiều phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, góp phần thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào việc thực hiện quyền sống của trẻ em.[26]

Thứ hai, điều chỉnh pháp luật về quyền được phát triển.

Quyền được phát triển của trẻ em là quyền được hưởng những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện. Mọi trẻ em đều có quyền có cuộc sống đầy đủ, quyền được học tập, nghỉ ngơi, giải trí. Việc điều chỉnh thực hiện quyền được phát triển của trẻ em sẽ tạo điều kiện cho mọi trẻ em có mức sống đủ để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội. Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và giúp đỡ cha mẹ, người có trách nhiệm ni dưỡng thực hiện quyền này. Trong trường hợp cần thiết cần phải có sự can thiệt, điều

18

chỉnh kịp thời về vật chất, tinh thần và pháp luật để đảm bảo các em được đảm bảo quyền này. Ngoài ra, điều chỉnh pháp luật về quyền được phát triển của trẻ em bao gồm việc các em có quyền được học tập. Khuyến khích trẻ em tham gia học tập dưới mọi hình thức khác nhau, khuyến khích các em đều đặn đến trường và giảm tỷ lệ bỏ học. Thực tế, công ước quốc tế xác định mục tiêu giáo dục nhằm phát triển nhân cách, tài năng của trẻ em: phát triển tối đa nhân cách, tài năng, khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em; phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản của công dân; sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tơn trọng bản sắc văn hóa, ngơn ngữ và giá trị của đất nước và của chính bản thân trẻ em, tơn trọng các nền văn minh khác và tôn trọng môi trường tự nhiên; chuẩn bị cho các em sống có trách nhiệm theo tình thần hiểu biết, hịa binh, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, tôn giáo và những người bản địa.[26]

Thứ ba, điều chỉnh pháp luật về quyền được bảo vệ.

Điều chỉnh pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em là hoạt động mang tính tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức được Nhà nước trao quyền nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức.

Để tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các hoạt động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Việc điều chỉnh pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em để xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên cơ sở các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời gian cảu pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính đều gắn với tịa án, chỉ có ở hình thức áp dụng pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em là có một cơ quan hành chính đã thiết lập cơ chế ra quyết định

19

xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em trên cơ sở tranh tụng đồng thời theo dõi việc thi hành các quyết định này.

Điều chỉnh pháp luật về quyền được bảo vệ của trẻ em cần bảo đảm các yêu cầu trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hịa nhập cộng đồng: bảo đảm trẻ em được đối xử cơng bằng, bình đẳng, tơn trọng, phù hợp với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc liên quan đến trẻ em để giảm thiểu tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ em. Trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, cha, mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp của trẻ em phải được bảo đảm sự hỗ trợ cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.[26]

Thứ tư, điều chỉnh pháp luật về quyền được tham gia.

Điều chỉnh pháp luật về quyền được tham gia của trẻ em về quyền được nêu ý kiến; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do hiệp hội và quyền được tiếp cận các thơng tin thích hợp cần tổ chức các hoạt động đa dạng hướng tới trẻ em có huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó cần có cách thức để tạo điều kiện cho trẻ em được tham dự vào những vấn đề có liên quan trực tiếp đến các em. Mặt khác, cần nâng cao năng lực cho trẻ như cung cấp thông tin cho trẻ, nâng cao nhận thức của các em, đồng thời tăng cường kỹ năng qua quá trình tiếp cận, sinh hoạt và huấn luyện cho trẻ để giúp các em tự tin hơn và chủ động giải quyết những vấn đề có liên quan đến các em.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)