Ưu điểm và nguyên nhân ưu điểm trong thực hiện pháp luật về quyền

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 89 - 93)

2.3. Đánh giá chung thực trạng thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tạ

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân ưu điểm trong thực hiện pháp luật về quyền

em tại tỉnh Quảng Trị

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân ưu điểm trong thực hiện pháp luật về quyền trẻ em quyền trẻ em

Ưu điểm

Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua cho thấy một số kết quả chủ yếu sau:

Một là, nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội trong thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, tầm quan trọng và yêu cầu bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua, công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên cơ sở tự giác, qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em đã góp phần thay đổi nhận thức của các chủ thể thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Trong đó phải kể đến việc thiết lập hệ thống tổng đài điện thoại quốc gia về bảo vệ trẻ em, tư vấn thực hiện quyền trẻ em, sự tham gia tích cực của báo chí truyền thơng về quyền trẻ em, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quyền trẻ em.

Các hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cũng được các bộ phận, địa phương tích cực đẩy mạnh triển khai và thực hiện. Trong giai đoạn 2016-2020, Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Trị đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, giám sát các địa phương thu thập, ghi chép thông tin trẻ em vào “Sổ theo dõi trẻ em trong gia đình” và cập nhật dữ liệu trẻ em vào phần mềm quản lý đối tượng trẻ em cho 141 xã, phường, thị trấn và 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới triển khai Hội nghị tập huấn Luật Trẻ em 2016 cho lãnh đạo và các cán bộ chuyên trách Phòng LĐTB&XH 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh tổ chức 40 lớp tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ

80

tướng Chính phủ, chương trình Vì trẻ em... với tổng số 2.382 người tham gia (phần lớn người tham gia là chính quyền thơn, bản, khu phố, cộng tác viên, tình nguyện viên, giáo viên và học sinh tại các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng trên địa bàn tồn tỉnh).

Tỉnh còn tiếp tục giám sát, kiểm tra việc củng cố mơ hình thí điểm Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tại 18 xã với 43 mơ hình. Qua đó, rà sốt việc thực hiện chế độ chính sách 141 xã có trẻ em hoàn cảnh đặc biệt và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt để tiếp tục xây dựng các mơ hình phịng tránh trẻ em lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em lao động nặng nhọc, lao động trong môi trường độc hại, trẻ em không được đăng ký giấy khai sinh đúng hạn, trẻ em không được tham gia các hoạt động theo quyền trẻ em quy định, trẻ em bị bạo lực và xâm hại. Đồng thời tăng cường truyền thông, quảng bá về Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em - Phím số diệu kỳ 18001567 và Tổng đài quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 để mọi người dân và trẻ em liên hệ miễn phí khi có nhu cầu tìm kiếm thơng tin, thông báo tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em. Phối hợp với đường dây trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em, thiết lập đầu mối, cơ chế phối hợp, xử lý thông tin với đường dây tại địa phương.

Kiểm tra, giám sát công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế tại các huyện, thị xã, thành phố cho trẻ em dưới 6 tuổi, tạo điều kiện cho việc cấp thẻ, đổi thẻ, quản lý thẻ cho 75.439 em thuận lợi và tránh bị chồng chéo.[24] Phối hợp với Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng tổ chức khám phân loại, phẫu thuật chỉnh hình cho gần 100 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh các loại.

Hai là, hệ thống pháp luật về quyền trẻ em từng bước được hoàn thiện bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Việc Quốc hội thông qua Luật Trẻ em năm 2016 đã đánh dấu mốc quan trọng về những nỗ lực của Nhà nước trong việc hài hịa pháp luật quốc gia với Cơng ước Quốc tế về trẻ em. Luật

81

Trẻ em 2016 quy định chương riêng về quyền trẻ em được hưởng với 4 nhóm quyền: quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia. Hệ thống pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về quyền trẻ em liên tục được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước đáp ứng việc giải quyết các vấn đề nảy sinh thực tế. Hệ thống các văn bản pháp luật trên các lĩnh vực hình sự, dân sự, lao động, hơn nhân và gia đình, xử lý vi phạm hành chính, y tế, giáo dục...đã tạo thành hành lang pháp lý khá đầy đủ và quan trọng cho việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên phạm vi tồn quốc nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Ba là, thực hiện pháp luật về trẻ em đã có những chuyển biến tích cực từ cơng tác truyền thơng, giáo dục nâng cao năng lực thực hiện và phối hợp thực hiện trong cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Trị. Số lượng thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm quyền trẻ em tăng lên so với thời gian trước đây do nhận thức của người dân đang dần được nâng cao. Việc cơ quan chức năng, cán bộ, công chức đảm nhận thực hiện quyền trẻ em tại cơ sở tiếp nhận, xử lý thông tin, vụ việc, bảo mật thông tin, cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Nguyên nhân của ưu điểm

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em là chủ trương của đảng, nhà nước về quyền con người nói chung, quyền trẻ em nói riêng đã được Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tại tỉnh Quảng Trị đã nhận thức đúng, triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có sự quan tâm, theo dõi và chỉ đạo sát sao của UBND, Sở LĐTB&XH, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị...

82

Trong q trình đó, tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các hoạt động hợp tác cụ thể.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ngày càng được cá nhân, cộng đồng nhân dân trong tỉnh quan tâm, thực hiện tốt; nhận thức của người dân tại các thơn bản nói riêng, tồn tỉnh nói chung đang dần được nâng cao trong việc thông báo, tố cáo các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Công tác truyền thông, vận động xã hội về quyền trẻ em giai đoạn 2016-2020 đã tổ chức thành công các chiến dịch, sự kiện đồng thời nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phục vụ công tác truyền thông.

Bảng 2.7. Công tác tuyên truyền giai đoạn 2016-2020 Số lượng Số lượng chiên dịch, sự kiện Số người được truyền thông, vận động (người) Kinh phí (triệu đồng) em tổ chức Hỗ trợ trẻ sự kiện Số lượng sản phẩm truyền thông 2016 158 6.682 5.9 1.215 170 2017 202 89.730 6.9 1.470 106 2018 206 41.413 4.9 528 195 2019 185 40.500 4.4 568 155 2020 88 7.037 1.3 289 30

(Nguồn: Báo cáo chương trình HDQG về trẻ em 2012-2020)

Thư tư, công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh luôn được giám sát, theo dõi chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách và giải pháp đặc thù phù hợp để giải quyết hành vi vi phạm hiệu quả.

Thứ năm, ngân sách đầu tư cho công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ngày càng được quan tâm. Bên cạnh nguồn ngân sách trung ương từ các chương trình Vì trẻ em, Khuyến nghị về quyền trẻ em, chương trình mục tiêu quốc gia…cịn có nguồn ngân sách từ các tổ chức phi chính phủ, cơ quan

83

đoàn thể, tổ chức ủng hộ, hỗ trợ để chăm sóc và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 89 - 93)