Thực hiện pháp luật về quyền sống còn của trẻ em

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 69 - 71)

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị

2.2.1. Thực hiện pháp luật về quyền sống còn của trẻ em

Quyền sống cịn theo Cơng ước Quốc tế của Liên hiệp quốc về quyền sống còn của trẻ em là quyền đầu tiên trẻ em được hưởng và phải bảo vệ. Với ý nghĩa đó, Việt Nam đã kế thừa và quy định chặt chẽ việc bảo vệ quyền sống của con người nói chung và quyền sống của trẻ em nói riêng. Nội dung này được quy định trong Điều 19 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật ủng hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” và Điều 12 Luật Trẻ em 2016 “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”. Ngoài ra, nội dung của quyền này còn được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 “Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Trong nhóm quyền sống, trẻ em còn được quyền khai sinh đây là một trong những quyền dân sự cơ bản, quan trọng của con người có từ khi sinh ra, để được cơng nhận là một thành viên của xã hội và là công dân của một nhà nước. Nội dung của quyền này được quy định tại Khoản 1 Điều 7 CRC, Điều 13 Luật trẻ em 2016 và Khoản 1 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân và là căn cứ khẳng định trẻ em sinh ra là một công dân của quốc gia đó. Về mặt pháp lý, đây là cơ sở, tiền đề bắt buộc để từ đó, cá nhân được hưởng và đòi hỏi được hưởng các quyền con người, quyền cơng dân của mình.

60

Và Quyền có quốc tịch: Luật Quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch”, điều này có nghĩa là mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch. Theo quy định, quốc tịch của trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ. Cụ thể, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Luật Quốc tịch năm 2008 nêu rõ những trường hợp trẻ em được xác định là có quốc tịch Việt Nam.

Việc thực hiện pháp luật về nhóm quyền được sống còn của trẻ em cơ bản đã được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm. Bên cạnh văn bản của Chính phủ, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản kèm theo như: Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hơn nhân và gia đình, hộ tịch và chứng thực; Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Thông tư 08a/2010/TT- BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ và biểu mẫu hộ tịch; Thông tư 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ và biểu mẫu hộ tịch; Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20/5/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08. a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08. a/2010/TT-BTP; Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 06/5/2008 về việc bãi bỏ, miễn một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

61

Thực tế, năm 2015, tỉnh Quảng Trị đã có 50 trẻ em trước đây chưa được đăng ký giấy khai sinh theo các quy định của pháp luật do đặc điểm di cư tự do, kết hơn khơng có giá thú trong vùng biên giới Việt – Lào. Đến năm 2016, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện chủ trương của Chính phủ về mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào tiến hành quyền được sống của các em thông qua công tác làm giấy khai sinh cho 50 em. Việc làm trên đã góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thỏa thuận giữa 2 Chính phủ Việt Nam- Lào về “Giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước”, đề cao tinh thần nhân đạo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng”.[21]

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ về lợi ích của việc khai sinh cho trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền khai sinh và có quốc tịch của trẻ em được tăng cường. Hiện nay, tồn tỉnh có 181.771 trẻ em, trong đó số trẻ em nam 93.125 em chiếm 51,23%, trẻ em nữ 88.646 em chiếm 48,77%.[22] Tính đến 6/2020 tỷ lệ trẻ em được đăng ký khai sinh đạt 100%.[23]

Có thể nói, mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị tồn cầu. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân say này mà có nội dung về họ, tê, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 69 - 71)