1.4. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em của một số quốc
1.4.2. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại một số địa phương
phương trong nước
Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1643/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em. Đẩy mạnh thực hiện các quyền trẻ em, giảm thiểu trẻ em bị xâm hại, bạo lực về thể chất và tinh thần, đảm bảo mọi trẻ em được sống trong mơi trường an tồn, lành mạnh và phát triển toàn diện.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan, đoàn thể tỉnh và các huyện, thành, thị tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện quyền trẻ em với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về trách nhiệm phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em có hiệu quả.
46
Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng đề ra các giải pháp thực hiện, trong đó nhấn mạnh đến cơng tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em đặc biệt về phịng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha mẹ, các thành viên gia đình, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người trực tiếp làm việc với trẻ em, kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa xâm hại trẻ em. Tăng cường truyền thông công khai về đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em để mọi trẻ em, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ miễn phí khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.
Đồng thời can thiệp kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em. Thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp với trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Và sau cùng, tỉnh Phú Thọ thường xuyên tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơng tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện quyền trẻ em thông qua chủ động thông tin, báo cáo UBND tỉnh những khó khăn vướng mắc trong công tác bảo vệ trẻ em để được hướng dẫn giải quyết; kịp thời xác minh, báo cáo những vấn đề, vụ việc đột xuất, nổi cộm, phức tạp để phối hợp, hỗ trợ giải quyết.
Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Bắc Giang Với mục tiêu mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bảo vệ trẻ em để khơng bị xâm hại; trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hịa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển, tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 2361/QĐ-TTg, UBND, Kế hoạch số 1136/KH-UBND ngày 29/4/2016 thực hiện Chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong đó đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến
47
bảo vệ chăm sóc trẻ em; tăng cường hướng dẫn, thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em; bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước về công tác nuôi con nuôi; tổ chức nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính.
Hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em (tháng 6), với các nội dung như: Đẩy mạnh hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Trẻ em; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về tỷ lệ, nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung khơng phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm; các thông điệp truyền thông trong tháng hành động vì trẻ em. Đồng thời, yêu cầu các ban ngành trên địa bàn tỉnh quán triệt đến công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị và nghiêm túc tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện của phịng, đơn vị, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trẻ em, các chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tun truyền, vận động để giảm thiểu tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em của tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số thành tựu lớn như: Tỉnh đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các huyện thành phố tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hơn nhân gia đình, cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến cán
48
bộ và Nhân dân ở cơ sở. Đăng tải tin, bài trên Cổng thông tin điện tử tuyên truyền, phổ biến các nội dung về bảo vệ chăm sóc trẻ em... để làm tài liệu cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành học tập, tìm hiểu và tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em”. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang thực hiện chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống", chuyên trang các nội dung về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phịng chống bạo lực gia đình. Hàng năm thực hiện trang bị, bổ sung các đầu sách pháp luật về trẻ em cho Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn. Chỉ đạo phòng, ban phối hợp với Đài truyền thanh cấp huyện tổ chức tuyên truyền quy định pháp luật về trẻ em nhằm góp phần nâng cao vai trị hoạt động và nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, các cấp chính quyền về bảo vệ chăm sóc, phịng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, xây dựng mơi trường an tồn, lành mạnh cho trẻ em. Đảm bảo trẻ em bị xâm hại được hỗ trợ, can thiệp kịp thời.
Bên cạnh đó, tỉnh đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hoạt động theo dõi thi hành pháp luật về trẻ em. Đoàn theo dõi thi hành pháp luật đã thực hiện kiểm tra trực tiếp tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, phát phiếu điều tra khảo sát về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên cơ sở kết quả kiểm tra tỉnh đã kiến nghị và đưa ra các giải pháp trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Đối với công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, ni con ni có liên quan đến trẻ em: Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã đăng ký khai sinh cho 258.174 trường hợp (trong đó có 257.918 trường hợp đăng ký khai sinh trong nước và 256 trường hợp đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngồi); giải quyết 171 trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Kịp thời hướng dẫn nghiệp
49
vụ cho phòng Tư pháp các huyện, thành phố, đảm bảo trẻ em được đăng ký khai sinh, cải chính hộ tịch, ni con ni được đúng hạn, đúng quy định.