2.1. Khái quát tỉnh Quảng Trị
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị là tỉnh ven biển vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Đơng giáp Biển Đơng, phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào. Tồn tỉnh có diện tích 4.746,4 km2 được chia thành 10 đơn vị hành chính trong đó có 02 huyện miền núi (Hướng Hóa và Đakrơng), 01 huyện đảo (Cồn Cỏ); dân số trên 832 nghìn người, trong đó có 181.771 trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 28.7% dân số của tỉnh.[16]
Tỉnh Quảng Trị cách sân bay Phú Bài (tỉnh Thừa Thiên Huế) khoảng 85 km, cách sân bay Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) khoảng 140 km; có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua; Quốc lộ 9A nối từ Biển Đông (cảng Cửa Việt) qua cửa khẩu quốc tế Lao bảo đến Lào – Thái Lan – Mianmar. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực và trên thế giới về giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, du lịch.
Quảng Trị là vùng đất cách mạng được ghi dấu ấn với những trận đánh lịch sử của quân và dân Việt Nam. Năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị bắt tay vào xây dựng quê hương. Năm 1976, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế sáp nhập thành tỉnh Bình – Trị - Thiên. Ngày 30/6/1989, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tại khóa VIII, kỳ họp thứ 5) đã ra Nghị quyết chia tỉnh Bình
53
– Trị - Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 1/7/1989 tỉnh Quảng Trị được tái lập.
Với sự năng động, sáng tạo của nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự quản lý điều hành của bộ máy chính quyền, tỉnh Quảng Trị đã phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nên đã có những bước tiến cơ bản, quan trọng. Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm so với ngày đầu thành lập đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,72%; quy mô nền kinh tế tăng đáng kể, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2019 đạt 21.007 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 49,5 triệu đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.012 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã đã có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng và rõ rệt, chuyển mạnh từ nền kinh tế “thuần nông” sang “công nghiệp – dịch vụ” (khu vực kinh tế phi nông nghiệp chiếm 78,5%). Cơ cấu lao động đã chuyển dịch tương ứng với cơ cấu kinh tế, chuyển từ lao động ở các ngành nghề có năng suất thấp sang những ngành nghề có năng suất lao động cao hơn, góp phần tăng năng suất lao động toàn xã hội. Lĩnh vực an sinh xã hội đạt được nhiều thành tựu. Tỉnh đã tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn mức bình qn của các tỉnh có chung điều kiện như Quảng Trị; xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống mọi mặt của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh cuối năm 2019 còn 8,08%; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 94%; tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,5%; từ năm 2014-2020 tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 11.000 lao động.
Trong thời gian qua, tỉnh đã luôn tập trung mọi nỗ lực và nguồn lực đầu tư để giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhờ vậy, nhiều chỉ tiêu trong lĩnh vực xã hội đạt cao hơn so với mức bình quân chung của các tỉnh có chung điều
54
kiện như Quảng Trị. Nhiều chương trình, đề án thuộc lĩnh vực xã hội đã được thực hiện hồn thành và về đích sớm hơn so với một số tỉnh, thành trong cả nước. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới đạt kết quả tích cực, đến cuối năm 2019, tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thôn mới chiếm 52.3%. Công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn, người có cơng với cách mạng được chú trọng.
Với sự phát triển kinh tế xã hội trong tồn tỉnh nên cơng tác thực hiện quyền trẻ em được các cấp đảng và chính quyền tỉnh quan tâm và đạt nhiều kết quả. Sức khỏe, dinh dưỡng, đời sống văn hóa tinh thần của trẻ em ngày càng được quan tâm bằng nhiều hình thức phong khú đa dạng, góp phần giáo dục đạo đức, thể chất, tinh thần cho trẻ em. Tính đến 6/2020 tồn tỉnh có 110/141 xã, phường, thị trấn đã có điểm vui chơi cho trẻ em gắn với trung tâm học tập văn hóa cộng đồng của xã, phường, thị trấn đạt 73,7% (điểm vui chơi dành riêng cho trẻ em có đầu tư nhưng tỷ lệ cịn thấp); đối với thơn, bản, khu phố có 998/1.082 nhà văn hóa cộng đồng, khu thể thao (đạt 92,5%), là điểm tập trung các em vui chơi tổ chức các hoạt động ngày quốc tế thiếu nhi, tết trung thu, tết nguyên đán và nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác.
Hầu hết trẻ em đều được quan tâm, chăm sóc từ cộng đồng, gia đình và các chính sách của nhà nước đã tạo nhiều cơ hội cho trẻ hòa hập với cộng đồng, 100% trẻ em được cấp thẻ khám chữa bệnh; các chương trình phẫu thuật sứt mơi hở vịm họng, chân tay khịe, sẹo bỏng, mắt….tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 13,5%; mức giảm tỷ lệ sinh ước tính trên 0,3‰/năm.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm kinh tế thấp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mặt khác lại chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn
55
chậm, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn. Thực trạng đó kéo theo một bộ phận trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt chưa được quan tâm đúng mức, trẻ em của các dân tộc ít người hai huyện Đakrơng và Hướng Hóa lao động sớm, lao động trong mơi trường độc hại vẫn cịn, trẻ em trong gia đình nghèo chịu nhiều thiệt thịi, ít được chăm sóc về mặt thể chất và tinh thần. Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, nghiện ma túy, chơi game… có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi cấp Đảng ủy, chính quyền các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ổn định tình hình, tổ chức khắc phục những hạn chế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân, tạo niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp.