Triệu đồng
Nội dung 2016 2017 2018 2019 6/2020 Chi lĩnh vực y tế 45.532 51.104 57.067 55.311 64.650 Chi đảm bảo xã hội 23.970 31.130 33.505 34.150 148.695 Chi sự nghiệp bảo vệ trẻ em 1.470 1.030 1.355 1.380 1.695
(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phịng, chống xâm hại trẻ em)
Biểu đồ 2.2.Tình hình bố trí ngân sách địa phương lĩnh vực bảo vệ trẻ em
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2016 2017 2018 2019 6/2020
69
Nguồn ngân sách được phân bố cho cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em tăng qua từng năm với từng lĩnh vực khác nhau:
Ngân sách chi cho lĩnh vực y tế năm 2016 là 45.532 triệu đồng đến năm 2020 là 64.650 triệu đồng, tăng 19.118 triệu đồng (tăng 1.41%). Lĩnh vực bảo đảm xã hội năm 2016 chi 23.970 triệu đồng đến năm 2020 chi 148.695 triệu đồng, tăng 124.527 triệu đồng (tăng 6.2%). Chi ngân sách cho lĩnh vực sự nghiệp bảo vệ trẻ em năm 2016 là 1.470 triệu đồng đến năm 2020 là 1.695 triệu đồng, tăng 225 nghìn đồng (tăng 1.15%).
Có thể thấy, việc đầu tư cho cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em tại tỉnh Quảng Trị đã và đang được các cấp quan tâm thực hiện.
2.2.3. Thực hiện pháp luật về quyền được phát triển của trẻ em
Hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, giải quyết những thách thức dựa trên nguồn lực cần bắt đầu từ trẻ em; bằng việc đầu tư vào các dịch vụ có chất lượng để trẻ em được sống khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, được giáo dục và bảo vệ một cách tốt nhất. Các nhà kinh tế đã chứng minh đầu tư vào trẻ em mang lại nguồn lợi nhiều nhất về phát triển kinh tế, đảm bảo hịa bình và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, cần thiết phải hành động khẩn trương, mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ, tăng cường quyền cho tất cả trẻ em trong tỉnh ngay thời điểm hiện tại và tương lai.
Thực hiện pháp luật về nhóm quyền được phát triển của trẻ em bao gồm việc thực hiện pháp luật về quyền được thông tin một cách đầy đủ, giúp cho trẻ em phát triển tri thức, có thêm hiểu biết xã hội đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, các em cầm được cung cấp thơng tin để hiểu rõ về sự thay đổi của bản thân ở tuổi dậy thì, các vấn đề xã hội đang tác động đến sức khỏe và sự phát triển của các em; được giáo dục để trẻ phát triển nhân cách, tài năng, tinh thần và thể chất ở mức độ cao nhất. Chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống tốt đẹp sau này, giáo dục trẻ biết kính trọng cha mẹ, gữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tơn
70
trọng văn hóa và giá trị của người khác; được phát triển nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý); được phát triển sức khỏe và thể lực.
Tuân thủ quyền được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của Điều 17, Luật Trẻ em năm 2016 ”Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi”. Các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã tích cực xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp và có điểm vui chơi đạt chuẩn cho trẻ em nhằm mục đích tạo mơi trường vui chơi lành mạnh, an tồn và cơng bằng cho trẻ em trong toàn tỉnh.