1.1. Khái quát về pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền trẻ em
1.1.4. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về quyền trẻ em
Một là, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có tính tương thích giữa các chuẩn mực quốc tế và quốc gia về quyền con người của trẻ em
Bảo vệ trẻ em là mối quan tâm và trách nhiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới, và đã thực sự trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm chung của cả cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua, cộng đồng quốc tế đã thông qua nhiều văn kiện pháp lý quy định về quyền trẻ em. Từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có hơn 90 văn kiện quốc tế liên quan đến quyền trẻ em được ban hành. Những văn kiện quốc tế đều thừa nhận mọi trẻ em đều được hưởng những quyền con người cơ bản, thể hiện sự tôn trọng và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Các văn kiện quốc tế đã tập hợp các quyền trẻ em trên tất cả các lĩnh vực nhằm bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu quả; được phát triển tồn diện cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tình cảm, đạo đức xã hội.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại khu vực và thứ hai trên thế giới ký phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về trẻ em mà không bảo lưu điều khoản nào, từ đó đến nay, Việt Nam đã gia nhập và phê chuẩn hầu hết các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền trẻ em. Đồng thời, Việt Nam cũng đã phê chuẩn 2 nghị định thư bổ sung Công ước của Liên hiệp quốc về trẻ em: Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; Nghị định thư không bắt buộc về sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang.
Ngay sau khi phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về trẻ em, Việt Nam đã thể chế hóa nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền trẻ em, đặc biệt có luật chuyên ngành về trẻ em năm 2016. Trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam luôn xem xét khả năng thực hiện các quy định tiến bộ của pháp luật quốc tế áp dụng trong hệ thống pháp
22
luật về quyền trẻ em. Đây cũng là một phần trong trách nhiệm của quốc gia khi gia nhập và phê chuẩn các văn kiện quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dựa trên truyền thống văn hóa và hồn cảnh đặc thù của Việt Nam để điều chỉnh cho phù hợp. Chính vì thế, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam đã thể hiện được tính tương thích với pháp luật quốc tế, thể hiện tư tưởng tiến bộ, có tính thuyết phục những vẫn phù hợp với điều kiện trong nước và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Hai là, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em dựa trên các quy định pháp luật về bảo vệ quyền con người, công dân của trẻ em và các quy định trực tiếp về quyền trẻ em
Quyền con người và pháp luật là hai yếu tố khơng thể tách rời mà có tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Mặc dù quyền con người có tính “tự nhiên” nhưng nó khơng thể chứng thức tồn tại mà khơng có pháp luật. Pháp luật đã ghi nhận, xác lập và củng cố, hoàn thiện quyền con người. Thông qua pháp luật, quyền con người được bảo vệ và thực hiện có khoa học mang lại hiệu quả cao hơn. Để bảo đảm quyền con người được thực hiện một cách có khoa học, mang hiệu quả cao, pháp luật đưa ra những điều cấm và những hành vi bắt buộc phải làm nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi vi phạm quyền con người. Quyền con người được pháp luật xác lập là thiêng liêng, không thể tùy tiện xâm phạm và được nhà nước, toàn xã hội bảo vệ bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế. Quyền con người được xác lập mang tính tối cao, ổn định khơng dễ dàng thay đổi và thể hiện ở các quyền công dân.
Trẻ em với tư cách là những công dân nhỏ tuổi của đất nước cũng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trẻ em cũng có những quyền của một cơng dân, được thừa nhận và tham gia nhiều vào hoạt động trong đời sống
23
xã hội. Mỗi quốc gia đều có các quy định riêng để xử lý các vấn đề trẻ em và quyền trẻ em.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về trẻ em nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, đồng thời từng bước bảo đảm tính tương thích với pháp luật quốc tế, phù hợp với tình hình trong nước cũng như thế giới. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.[13] Nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác về quyền trẻ em đã được ban hành như: Bộ Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Giáo dục, Luật Thanh niên, Luật Ni con nuôi và đặc biệt là Luật Trẻ em năm 2016.
Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương với 106 điều, trong đó quy định 25 quyền của trẻ em như: quyền sống; được khái inh và có quốc tịch; chăm sóc sức khỏe; chăm sóc, ni dưỡng; giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí; giữ gìn, phát huy bản sắc; tự do tín ngưỡng, tơn giáo; quyền về tài sản; bí mật đời sống riêng tư; sống chung với cha mẹ; đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha mẹ; chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; bảo vệ để khơng bị xâm hại tình dục; bảo vệ để khơng bị bóc lột sức lao động; bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh trái, chiếm đoạt; bảo vệ khỏi chất ma túy, bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; bảo đảm an sinh xã hội; tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; bày tỏ ý kiến và hội họp; quyền của trẻ em khuyết tật; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. Luật có một chương riêng (chương IV) quy định về bảo vệ trẻ em gồm 27 điều.
24
Ba là, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật
Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách ứng xử biểu hiện ra ngoài của chủ thể trong thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trong hoàn cảnh cụ thể.
Hành vi hợp pháp là những hành vi mang tính chất pháp lý phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền trẻ em, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định về quyền trẻ em.
Như vậy, một chủ thể thực hiện pháp luật về quyền trẻ em phải bằng hành vi hợp pháp, có thể là hành vi hành động hoặc khơng hành động nhưng phải làm đúng, làm đủ, không trái với những quy định của pháp luật về quyền trẻ em.
Thứ nhất, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em là hoạt động đưa các quy
định pháp luật về quyền trẻ em được thực hiện trên thực tế.
Hoạt động thực hiện pháp luật về quyền trẻ em đưa kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành vào cuộc sống nghĩa là các quy phạm pháp luật về quyền trẻ em sẽ được các chủ thể khác nhau thực hiện một cách hợp pháp trong việc thực hiện quyền trẻ em ở thực tế đời sống hàng ngày.
Như vậy, các quy định của pháp luật về quyền trẻ em trên hình thức giấy tờ sẽ được hiện thực hóa trong đời sống thơng qua hành vi hợp pháp của các chủ thể.
Thứ hai, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em do nhiều chủ thể khác
nhau thực hiện với trình tự, thủ tục khác nhau.
Pháp luật về quyền trẻ em có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành trong xã hội. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quyền trẻ em được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Do đó, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em là thực hiện các quy
25
định của pháp luật trong từng lĩnh vực khác nhau với mục đích là đưa những quy định đó vào cuộc sống nhằm bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an tồn, lành mạnh. Đó là trách nhiệm của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội, của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, gia đình và chính bản thân trẻ em. Chính vì vậy, muốn thực hiện hiệu quả pháp luật về quyền trẻ em địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể pháp luật.
Tại Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng và các cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, cũng như xử lý các vụ việc liên quan đến xâm hại và bạo lực trẻ em. Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em phải thực hiện theo hệ thống và theo các cấp độ khác nhau. Hiện nay có ba cấp độ như sau: Cấp độ thứ nhất là phòng ngừa; Cấp độ thứ hai là hỗ trợ; Cấp độ thứ ba là can thiệp. Như vậy, có thể nói, chủ thể pháp luật thực hiện pháp luật về quyền trẻ em bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng, gia đình và các cá nhân trong xã hội có liên quan đến trẻ em. Các chủ thể này tham gia bảo vệ quyền trẻ em phụ thuộc vào từng cấp độ cụ thể và được pháp luật quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục ở mỗi cấp độ, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cấp cơ sở.