3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức các phịng chun mơn
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
Đào tạo, bồi dưỡng công chức là nhiệm vụ rất quan trọng, huyện SaNamXay cần xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu đòi hỏi của công chức, của công việc cho từng cá nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cần tập trung vào việc giải quyết hẫng hụt về năng lực. Trên cơ sở sự hẫng hụt về năng lực của cơng chức thì việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm giải quyết vấn đề hẫng hụt về năng lực. Đây là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực của công chức huyện SaNamXay.
Về nguyên tắc công chức huyện SaNamXay thiếu hụt nhóm tiêu ch̉n nào thì đưa đi đào tạo, bồi dưỡng theo đúng nhóm tiêu ch̉n cịn thiếu. Không đưa đi đào tạo, bồi dưỡng mang tính “có gì học nấy”, khơng gắn liền với nhu cầu đào tạo. Để thực hiện được nguyên tắc này, vấn đề đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất hiện nay là phải đánh giá, xác định rõ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
Sau khi xác định rõ và thống nhất đối tượng, nhu cầu đào tạo, cần tính toán xem ưu tiên chương trình đào tạo, bồi dưỡng nào? Cần phải cung cấp và cung cấp khi nào? Đối với bất cứ chương trình hoặc khoá đào tạo nào trước khi được tiến hành, cần phải trả lời cho được câu hỏi: vì sao có khoá học này? Trong thực tế, có những khoảng trống năng lực có thể được giải quyết thơng qua đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, không phải khoảng trống năng lực nào cũng có thể được lấp đầy bằng giải pháp đào tạo, bồi dưỡng. Đối với những trường hợp khoảng trống năng lực quá lớn, đào tạo, bồi dưỡng khơng hiệu quả thì ta có thể tái bố trí cơng việc khác cho phù hợp hoặc sa thải họ...
Nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cơng chức là tùy theo đặc điểm tình hình của mỗi cơ quan, đơn vị và tùy thuộc vào từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.
Vì vậy, hồn thiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cần tập trung một số nội dung sau:
- Cụ thể hóa yêu cầu tiêu chuẩn đối với các chức danh công chức làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn tài liệu phù hợp; tránh cùng một nội dung, chương trình bồi dưỡng cho tất cả các đối tượng. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức cần thực hiện theo hướng “đào tạo cơ bản”, tương đối có hệ thống, toàn diện và “bồi dưỡng theo chức danh”, cập nhật những vấn đề mới về lý luận, thực tiễn và nghiệp vụ công tác.
- Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cơng chức phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng NDCM Lào, tư tưởng Chủ tịch Kaysone
PHOMVIHARN về phương châm huấn luyện cán bộ gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, phải thiết thực, kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao kiến thức với năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành.
- Đa dạng hoá nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cơng chức theo hướng đáp ứng nhu cầu của người học và của xã hội (cần gì dạy nấy, dạy cái cần chứ khơng dạy cái có sẵn); bồi dưỡng theo đơn đặt hàng; chú ý bồi dưỡng kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết những tình huống cụ thể; coi trọng hiệu quả thiết thực (thà ít mà tinh); hướng đến xu thế chung trong quá trình hội nhập quốc tế (chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế).
- Trong đào tạo, bồi dưỡng phải có tính kế thừa, khơng thể để người học “nhai đi, nhai lại” những kiến thức cũ, không cần thiết, cần tăng cường cập nhật những thông tin mới cho phù với xu thế hiện nay.
Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện SaNamXay cần tập trung vào:
Một, cần đánh giá đúng năng lực của công chức để xác định đúng nhu
cầu đào tạo bồi dưỡng nhằm thực hiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, tạo được đội ngũ công chức trong tương lai đáp ứng được yêu cầu mà thực tế của ngành đặt ra; từ đó xác định nội dung, chương trình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Hai, xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng cơng chức phù hợp tình
hình thực tế ở địa phương. Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo bồi dưỡng cơng chức theo hướng ch̉n hóa, hiện đại hóa, ưu tiên cho đào tạo chính quy. Tập trung bồi dưỡng lý luận chính trị, quan điểm đường lối Đảng NDCM Lào, chính sách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào; kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý; khả năng dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia vào việc hoạch định chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cịn nặng về lý thuyết, giảng dạy còn chung chung, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực, nội dung giảng dạy chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế đặt ra.
Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng có nghĩa là đổi mới theo hướng chuyên sâu vào các chương trình giảng dạy, đặt ra các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của cơng chức, tránh tình trạng học lý thuyết suông, không gắn liền với thực tế, không được thực hành nên cảm thấy nhàm chán.
Nội dung chương trình giảng dạy cần cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngồi nước, giúp học viên có được cái nhìn thực tế mới mẻ, thực tiễn và có thể áp dụng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy có vai trị rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho người đi học.
Ba, cần gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức. Khi sử dụng đúng
người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà cịn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của cơng chức. Đó chính là sự trọng dụng kiến thức, kỹ năng có được của công chức. Ngược lại, không sử dụng những công chức đã qua đào tạo, bồi dưỡng, sẽ gây sự lãng phí lớn về chi phí đào tạo bồi dưỡng, cũng như công sức, thời gian bỏ ra của người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Bốn, tập trung nâng cao lý luận chính trị cho cơng chức. Thường xun
tổ chức cho đội ngũ công chức, thanh tra viên nghiên cứu, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào, nhất là các văn bản có liên quan quản lý ngành, lĩnh vực của chính quyền cấp huyện. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Kaysone PHOMVIHARN, với cơng tác phịng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực.
Đẩy mạnh việc cử công chức tham gia các lớp cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính chính trị.