Cải cách chế độ chính sách về tiền lương, trợ cấp

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện sanamxay, tỉnh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 98)

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức các phịng chun mơn

3.2.8. Cải cách chế độ chính sách về tiền lương, trợ cấp

Một trong những bất cập góp phần ảnh hưởng chất lượng cơng chức nói chung và cơng chức huyện SaNamXay nói riêng hiện nay là tiền lương được nhận quá thấp, chưa đảm bảo cuộc sống của cơng chức và gia đình họ, dù rằng trong thời gian qua kém hiệu quả là do số lượng biên chế nhiều (liên tục được mở rộng trong thời gian qua, trong khi vấn đề công chức, tinh giảm biên chế đã được đặt ra), chất lượng và hiệu suất công vụ không đạt yêu cầu.

Chính vì lẽ đó, trong giai đoạn tới cần có những biện pháp mạnh mẽ để khắc phục những bất hợp lý, đảm bảo tiền lương công chức đủ sống và là động lực thúc đẩy năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc. Một số biện pháp tạo nguồn thu để thực hiện cải cách tiền lương:

- Ưu tiên dành một phần hợp lý từ số tăng thu NSNN hàng năm của huyện SaNamXay để thực hiện cải cách tiền lương công chức.

- Cơ cấu lại các khoản chi NSNN, đồng thời tăng cường quản lý chi NSNN, đảm bảo chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện điều chỉnh chi tiêu cơng, cơ cấu lại NSNN, trong đó đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT- XH, giảm tỷ trọng NSNN trong tổng mức đầu tư toàn xã hội để dành một phần nguồn kinh phí nâng cao đời sống cho đội ngũ công chức.

- Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy chức năng nhiệm vụ từng cơ quan chuyên môn một cách khoa học, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể đối với từng đơn vị, cá nhân và từng lĩnh vực quản lý; rà soát và thực hiện tinh giản biên chế.

- Rà soát lại một số khoản thanh toán cá nhân không được coi là tiền lương như chi hội họp, xăng xe, sửa chữa trang bị cơ sở vật chất, văn phòng phẩm, điện nước … chi tiết kiệm để lấy nguồn tăng thu nhập ngoài tiền lương. - Cơ quan, tổ chức chi trả lương và thu nhập cho cơng chức có trách nhiệm giám sát và quản lý. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các đơn vị chủ động tạo ra các nguồn thu hợp pháp và có cơ chế quản lý, phân phối sử dụng theo đúng quy định.

3.2.9. Hồn thiện tiêu chí đánh giá công chức

Đánh giá công chức phải căn cứ vào kết quả thực thi công vụ của công chức, mức độ phấn đấu, rèn luyện của công chức. Nghiên cứu thực hiện chế độ “khách hàng” đánh giá công chức. “Khách hàng” ở đây trước hết là đối tượng mà công chức phục vụ là nhân dân, sau đó là đồng nghiệp, là cấp trên đánh giá, cấp dưới đánh giá…Để đảm bảo sự khách quan khi đánh giá công chức, cần xem xét một cách toàn diện dựa các tiêu chí sau:

- Phẩm chất của công chức: Thông qua việc chấp hành chủ trương,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức, lối sống, tinh thần kỷ luật, tính trung thực trong cơng tác, tinh thần phối hợp trong công tác; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân; tinh thần học tập, nâng cao trình độ, khả năng thích ứng linh hoạt trong tinh huống cơng tác.

- Kết quả công tác, công việc được giao, bao gồm: Số lượng công việc; chất lượng công việc; hiệu suất làm việc; điều kiện, hồn cạnh để hồn thành cơng việc; kỹ năng tham mưu, thuyết trình, lãnh đạo, trình độ sử dụng máy tính, ngoại ngữ, các giải quyết vấn đề, chất lượng soạn thảo văn bản, hiệu quả

tổ chức hội họp, làm việc nhóm, giao tiếp, ứng xử … Qua đó đánh giá mức độ làm việc, tính sáng tạo trong cơng việc, tính chịu trách nhiệm của công chức. - Kết hợp việc việc xem xét, đánh giá phẩm chất, năng lực sẵn có như

trình độ đào tạo, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng thực hành, quan hệ xã hội với xem xét quá trình cơng tác và kết quả cơng tác, từ đó đánh giá và dự báo tiềm năng phát triển trong tương lai để có kế hoạch, lộ trình đào tạo, bồi dưỡng và hướng sử dụng.

- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài các nội dung cần phải xem xét đánh giá như đối với công chức cần phải thêm những nội dung như:

Tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược; năng lực điều hành cơng việc; đồn kết nội bộ; uy tín trong nhân dân; cần kiệm, gương mẫu trong cuộc sống cá nhân và gia đình. Mở rộng đối tượng tham gia đánh giá đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Đánh giá công chức phải được thực hiện thường xuyên và lưu trữ kết quả đầy đủ, làm tài liệu căn cứ để theo dõi quá trình diễn biến sự phát triển, mức độ khắc phục khuyết điểm của mỗi công chức. Mỗi cơng chức đều có những sở trường, ưu điểm, nhược điểm, những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản. Cần nhận thức rằng không phải mọi thứ đều bất biến. Do vậy, công tác đánh giá công chức phải trên quan điểm phát triển, hài hịa khơng cứng chắc, hẹp hòi, định kiến.

3.2.10. Quản lý công chức phù hợp với yêu cầu về cơng tác quản lý hành chính nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội Lào

Đại hội lần thứ XI Đảng NDCM Lào xác định: “Cán bộ là nhân tố

quyết định sự thành bại của cách mạng gắn với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Để

thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới toàn diện do Đảng NDCM Lào, công tác quản lý công chức cần thực hiện những quan điểm sau:

-“Đúng tiêu chuẩn”. Tiêu chuẩn công chức cần xem xét theo quan điểm lịch sử và phải tính đến sự phát triển của đất nước Lào. Trước đây, các tiêu chuẩn công chức thường coi trọng lập trường chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội một cách khá trừu tượng. Ngày nay, những tiêu chuẩn đó vẫn được xem trọng, nhưng phải thể hiện cụ thể hơn bằng hiệu quả hoạt động. Các tiêu chuẩn đó có sự phát triển về chất, đòi hỏi phải cụ thể hơn. Tiêu chuẩn công chức ngày càng chú trọng hơn về tư duy khoa học, có năng lực quản lý, có năng lực triển khai tổ chức thực hiện làm cho đất nước Lào phát triển, phồn vinh.

- “Đúng cơ cấu”. Cơ cấu công chức các cấp là sự cấu tạo và bố trí một

cách khoa học công chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước. Cơ cấu cơng chức phải bảo đảm tính đồng bộ và liên tục. Tính đồng bộ địi hỏi có đủ các loại cơng chức có nhiều kinh nghiệm. Tính liên tục địi hỏi có thể thay thế vị trí khi cần thiết, tránh sự hụt hẳng, chấp vá trong tổ chức.

- “Đúng người, đúng việc”. Bố trí cơng chức là do đòi hỏi thực tiễn công việc, yêu cầu của tổ chức. Việc đánh giá, lựa chọn, bố trí, đề bạt cơng chức phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, của địa phương; và căn cứ vào tiêu ch̉n cơng chức bố trí, sử dụng. Xóa bỏ quan niệm họ là cấp ủy thì bố trí làm cán bộ, cơng chức ngành nào, ở đâu, vị trí nào cũng được, bất kể năng lực người đó ra sao, có phù hợp với cơng việc hay khơng? Cần tránh cảm tính, nể nang, khắc phục tư tưởng phong kiến, cục bộ địa phương trong công tác tổ chức cán bộ.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức các phịng chun mơn thuộc UBND huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu, chương 3 trình bày định hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức các phịng chun mơn thuộc UBND huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu, nước CHDCND Lào bao gồm: Hồn thiện đề án vị trí việc làm của huyện, xây dựng khung năng lực cho từng vị trí cơng tác; hồn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng công chức của huyện; nâng cao tính chuyên nghiệp cho công chức; nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của công chức; nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng công chức; lấy tiêu chuẩn chất lượng làm căn cứ chủ yếu cho cơng tác bố trí, sử dụng, đề bạt, ln chuyển cơng chức; hồn thiện cơng tác quy hoạch, tuyển dụng, thu hút tạo nguồn công chức;

Các giải pháp nêu trên cần được thực hiện một cách đồng bộ, có khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng chức các phịng chun mơn thuộc UBND huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu, nước CHDCND Lào.

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng “công chức là cái gốc của mọi công việc” và “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, nâng cao chất lượng cơng chức ln là một yêu cầu, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên liên tục để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thiết lập trật tự kỷ cương và phát huy dân chủ trong xã hội Lào. Trong giai đoạn hiện nay, công chức ở nước CHDCND Lào đã có những bước tiến rõ rệt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, có trình độ khơng ngừng được nâng cao… Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào, chất lượng công chức các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu được cải thiện đáng kể. Song trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thời đại, địi hỏi cơng chức phải chuyên nghiệp, thật sự trong sạch vững mạnh, vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước CHDCND Lào.

Chính vì vậy, nâng cao chất lượng cơng chức các phịng ban chuyên môn thuộc UBND huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu là một nhiệm vụ quan trọng, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu.

Trên cơ sở lý luận về chất lượng cơng chức được trình bày ở chương 1; phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công chức các phịng ban chun mơn thuộc huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu ở chương 2; luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức các phịng ban chun mơn thuộc UBND huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu ở chương 3.

Hy vọng những giải pháp được đề xuất góp phần nâng cao chất lượng các phòng ban chuyên mơn thuộc UBND huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu có

năng lực, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước CHDCND Lào nói chung, huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu nói riêng.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thành luận văn, song do khả năng ngơn ngữ, trình độ học viên vẫn cịn hạn chế; cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giúp học viên hoàn thiện luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt.

1. Tác giả Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Kiên, Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, tỉnh Đồng Nai” ,

Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính cơng năm 2013.

3. Trần Thị Mỹ Lan ( 2018 ) Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi” luận văn thạc sĩ ,

học viện hành chính quốc gia.

4. Hồ Chí Minh (1984), Tồn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Trần Hữu Ninh (2019),“ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Quế sơn, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

6. Hà Quang Ngọc (2000), Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán

bộ, công chức nhà nước hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia.

7. ThS. Phạm Hồng Ngọc, ThS. Dương Hồng Quang (2019), Xây dựng khung năng lực cho công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện thuộc tỉnh Tiền Giang, đề tài nghiên

cứu khoa học cấp cơ sở.

8. Thang Văn Phúc – Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Quốc Hội (2008), Luật cán bộ, công chức Việt Nam, Hà Nội.

10. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức, Hà Nội.

11. Nguyễn Phú Trọng – Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đặng Thịnh (2015) Nâng cao chất lượng cơng chức hành chính cấp huyện ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ quản lý

cơng, Học viện Hành chính guốc gia.

13. Trịnh Quốc Việt – “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo

tư tưởng Hồ Chí Minh”, Học viện Chính trị bài viết đăng trên cổng

thông tin điện tử Lý luận chính trị ngày 24/11/2014 14. Website của Việt Nam.

B. Tài liệu tiếng Lào.

1. Bộ chính trị Trung ương Đảng, Quyết định Số 030/BCT, Ngày

03/01/2018 Về tiêu trí cán bộ, cơng chức lãnh đạo, quản lý.

2. Bài phát biểu của Đồng chí BounYang VORLACHIT Tổng bí thư Trung ương Đảng với Đại hội Ban tổ chức tồn quốc lần thứ X (Thủ đơ Viêng

Chăn, Ngày 22-24/08/2016).

3. Bộ chính trị trung ương Đảng, Quy định Bộ chính trị Số 031/BCT Về việc

quản lý cán bộ, công chức.

4. Bộ chính trị trung ương Đảng, Quyết định Số 032/BCT, Ngày 03/01/2018

Về việc lập kế hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.

5. Bộ chính trị trung ương Đảng, Nghị quyết của, Số 073/BCT, Ngày

14/05/2019 về kế hoạch đào tạo, bồ dưỡng cán bộ, công chức quản lý.

6. Văn kiện Đại hội việc Tổ chức tòn quốc, Ban tổ chức trung ương Đảng

lần thứ X Ngày 22-24/08/2016 Về đánh giá tổ chức thực hiện việc xây dựng Đảng – Cán bộ, công chức Và Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước trong 5 năm vừa qua và kế hoạch 5 năm tới.

7. Bộ Nội vụ, (2016), Chỉ thị số 08/CT-NV, ngày 2 tháng 8 năm 2016 về tổ

8. Bộ Nội vụ, Chỉ thị số 06/CT-NV ngày 02/2/2018 về việc đánh giá CBCC

nước CHDCND Lào.

9. Ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh AtTaPeu, Báo cáo số 01/BC-TC ngày 13 tháng 10 năm 2020 về kế hoạch đào tào, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

10. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hộ Đại biểu toàn

quốc lần thứ X, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

11. Bounmy SOUKSAMLAN (2019), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ chủ chốt của huyện Xay Set Tha, Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào” , Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

12. Bounsert THAMMAVONG (2004),“ Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng

Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

13. Kaison SENGDAVONG (2017),“Nâng cao năng lực của đội ngũ

công chức quản lý các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại tỉnh KhamMouan nước CHDCND Lào”, Luận văn thạc sĩ quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

14. Sengphaylin CHANTHAVISOUK (2020)“ Năng lực công chức quản lý

các CQCM thuộc UBND tỉnh AtTaPeu, nước CHDCND Lào”, Luận văn

thạc sĩ quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

15. Somphet KHAMSOMPHOU (2015), “Nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức ngành kiểm sát tỉnh KhamMouan, nước CHDCND Lào”. Luận văn thạc sĩ quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia,

Hà Nội.

16. Quốc Hội, Luật cán bộ, công chức Lào, số 74/QH ngày 18/12/2015. 17. Quốc Hội, Luật chính quyền địa phương Lào, số 68/QH ngày

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện sanamxay, tỉnh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)