Đặc điểm quản lý nhà nước vềđất đai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Nhận thức chung quản lý nhà nước vềđất đai

1.1.4. Đặc điểm quản lý nhà nước vềđất đai

Thứ nhất, hoạt động Quản lý nhà nước về đất đai do các cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền thực hiện.

Các cơ quan quản lý nhà nước được Nhà nước thành lập, trao quyền để thực hiện chức năng quản lý. Đây là hệ thống tổ chức và định chế nhà nước (về cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động) có chức năng thực thi quyền hành pháp, quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước tại địa phương. Các cơ quan này được hình thành khơng phải xuất phát từ ý muốn chủ quan mà là do nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương. Đây là những thiết chế được thành lập bởi một hệ thống các pháp nhân (HĐND, UBND, các cơ quan chun mơn) có thẩm quyền tổ chức và điều chỉnh mọi quá trình kinh tế - xã hội.

Hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan này xuất phát từ tính chất quyền lực Nhà nước và thể hiện ý chí của quyền lực ất. Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương được Nhà nước trao các quyền pháp lý làm phương tiện thực hiện chức năng quản lý của mình, các tổ chức xã hội, các cơng dân có thể tham gia vào q trình đó nhưng phải cơ bản như: Cơ quan quản lý nhà nước ra các văn bản pháp lý có tính cấm đốn, bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan cấp dưới, cán bộ, công chức và công dân;

17

có quyền kiểm tra, đơn đốc thực hiện các văn bản pháp luật; tiến hành các biện pháp khen thưởng, kỷ luật hoặc cưỡng chế nếu đối tượng quản lý không chấp hành các quyết định hợp pháp.

Thứ hai, Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động mang tính thường

xuyên, điều chỉnh các quan hệ đất đai bằng việc ra các quyết định quản lý hành chính mang tính cá biệt.

Cũng như các hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thay mặt Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương đó, nó nằm trong tổng thể hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước được pháp luật ghi nhận trong các văn bản pháp lý như hiến pháp, luật, văn bản dưới luật.

Để thực hiện chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các quyết định quản lý hành chính. Quyết định quản lý hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương là sự thể hiện ý chí của quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền được ban hành trên cơ sở pháp luật đất đai nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương. Các quyết định quản lý hành chính này được ban hành nhằm thực hiện hoạt động chấp hành, điều chỉnh nó mang tính chất dưới luật và được ban hành trên cơ sở các quy định pháp luật, nhằm thực hiện luật, các văn bản quản lý của cơ quan cấp trên.

Thông thường các quyết định này được ban hành nhằm giải quyết các vụ việc cá biệt, đây là các quyết định áp dụng pháp luật; nó được thể hiện dưới các hình thức chủ yếu như: Quyết định cấp phép (cho thuê đất, phê chuẩn quy hoạch sử dụng đất...); quyết định ra lệnh (đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật đất đai, kết luận thanh tra đất đai...). Đây là những quyết định mang tính đơn phương và bắt buộc thi hành ngay.

Thứ ba,Quản lý nhà nước về đất đai mang tính đặc thù từng khu vực.

18

nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất ở nên có đầy đủ đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước, phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất ở theo từng cấp quản lý. Quản lý nhà nước về đất ở tại cấp huyện thì tại mỗi huyện lại triển khai hướng dẫn văn bản thực thi cụ thể theo đúng Luật đất đai, Nghị định sao cho phù hợp tại mỗi xã, phường, thị trấn do điều kiện kinh tế, vị trí địa lý, dân số các khu vực khác nhau nên sẽ phải vận dụng vào thực tế một cách mềm dẻo sao cho đúng với luật đã quy định. Những khu vực điều kiện kinh tế phát triển dân cư dơng đúc, diện tích đất đai ít thì thường xun xảy ra tranh chấp dân sự về mốc giới tại đó giải quyết khiếu nại trở nên nóng bỏng và phức tạp. Những khu vực điều kiện kinh tế kém phát triển thì cơng tác quản lý đất đai khó khăn trong việc giữa hồ sơ địa chính và hiện trạng sử dụng đất bởi tại ở đó đất khơng có giá trị nên người sử dụng đất tự trao đổi đất khơng cần thơng qua địa chính xã, hay Văn phòng đăng ký đất đai huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)