7. Kết cấu của luận văn
1.1. Nhận thức chung quản lý nhà nước vềđất đai
1.1.5. Nội dung quản lý nhà nước vềđất đai
Nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai. QLNN về đất đai gồm 15 nội dung và được quy định tại điều 22, Luật đất đai 2013[20], cụ thể gồm các nội dung sau:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
19
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Nội dung cơ bản của 15 nội dung trên nhằm giải quyết 3 vấn đến chính:
Thứ nhất, Nhà nước nắm tình hình đất đai. Cụ thể:
- Về số lượng đất đai: Nhà nước nắm về diện tích đất đai trong tồn quốc gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa phương; nắm về diện tích của mỗi loại đất như đất nông nghiệp, đất đơ thị, đất rừng…; nắm về diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân bổ trên bề mặt lãnh thổ…
- Về chất lượng đất: Nhà nước nắm về đặc điểm lý tính, hóa tính của từng loại đất, độ phì của đất, kết cấu đất, hệ số sử dụng đất v..v…, đặc biệt đối với nông nghiệp.
- Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sử dụng đất có hợp lý, có hiệu quả khơng? Có theo đúng quy hoạch, kế hoạch không? Cách đánh giá, phương hướng khắc phục để giải quyết các
20
bất hợp lý trong sử dụng đất đai. Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu tồn bộ quỹ đất đai, nhưng lại khơng trực tiếp sử dụng mà giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng.
Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Nhà nước có vai trị chủ quản lý đất đai thực hiên phân phối đất đai cho các chủ sử dụng; theo quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước còn thực hiện việc phân phối lại quỹ đất cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Để thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất.
Vì vậy, Nhà nước quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai. Đồng thời, Nhà nước quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thứ hai, Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý
và sử dụng đất đai. Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và do người sử dụng cụ thể thực hiện. Để việc phân phối và sử dụng phù hợp với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất. Trong khi kiểm tra, giám sát nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các các vi phạm bất cập đó.
Thứ ba, Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
Hoạt động này được thực hiện thơng qua các chính sách tài chính về đất đai như: Thu tiền sử dụng đất (có thể dưới dạng tiền giao đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng
21
tiền chuyển mục đích sử dụng đất), thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất, thuế thu nhập cao có được từ việc chuyển quyền sử dụng đất…) nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, kinh phí và quy mơ nghiên cứu cho một đơn vị hành chính cấp huyện, vì vậy nghiên cứu này chỉ tập trung vào 9 nội dung (được trình bày ở chương 2 mục 2.4 của Luận văn này).