UBND cấp huyện
Để chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần dự báo và phát hiện được những yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND cấp huyện, đây là một trong những nội dung rất quan trọng để từ đó, đưa ra được những biện pháp tăng cường hiệu quả của những yếu tố tích cực, đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố tiêu cực, hạn chế tác động đến hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, cụ thể:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy là yếu tố quan trọng tác động đến việc tổ chức
thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức bộ máy của các cơ quan thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng cần được tổ chức hợp lý để có cơ sở để xác định được trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tránh sự chồng chéo hoặc trùng lặp, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này.
Thứ hai, những lỗ hổng và bất cập trong hệ thống chính sách pháp luật.
Trong thời gian qua Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm bảo đảm cho các chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan HCNN trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn tồn tại sự mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thật đồng bộ, thống nhất trong các quy định pháp luật dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng. Trong đó về tố cáo nói riêng, chưa có chế tài xử lý đủ sức răn đe các hành vi lợi dụng quyền tố cáo để vu khống, bịa đặt, làm giảm uy tín hoặc tạo dư luận khơng tốt, ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thứ ba, nhận thức của lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, tố cáo; nhận thức của cán bộ, cơng chức và các cá nhân khác có liên quan có tác động rất lớn đến hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khi nhận thức được đầy đủ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các chủ thể có thẩm quyền sẽ chủ động thực hiện một cách có trách nhiệm, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có thẩm quyền khác. Chỉ khi có sự phối hợp hiệu quả thì mới có điều kiện bảo đảm thực hiện tốt hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả, bên cạnh những chủ thể có thẩm quyền quản lý như Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp…cần có sự phối hợp của các thiết chế khác như: Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Đảng; vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực trong việc ban hành chính sách, pháp luật và giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; vai trị và sự kiểm sốt của các cơ quan tư pháp; sự giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của xã hội, của công dân.
Thứ năm, nguồn lực cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động QLNN về khiếu
nại, tố cáo. Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng muốn triển khai được chương trình, kế hoạch đã đặt ra thì phải sử dụng đến nguồn lực vật chất. Thực tiễn cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu của QLNN nói chung và QLNN về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động QLNN về giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những yết tố tác động đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động này.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Tại Chương I của luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận, tìm hiểu những khái niệm, đặc điểm và nội dung của khiếu nại, tố cáo; các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND cấp huyện. Qua đó khẳng định quyền khiếu nại, quyền tố cáo là quyền công dân, quyền con người được hình thành trên cơ sở các quyền năng pháp lý khác, gắn với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo pháp chế, triệt để tôn trọng pháp luật trong hoạt động của các CQNN và công dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo mà các hành vi VPPL, tham nhũng, lãng phí được phát hiện, xử lý kịp thời, từ đó các cơ quan chức năng mới có các biện pháp để xử lý nghiêm minh những sai phạm; các cán bộ, công chức liên quan, CQNN thực hiện được đúng chức năng, nhiệm vụ, kịp thời phát hiện thiếu sót, sai lầm của mình, của cán bộ, cơng chức liên quan trong hoạt động công vụ và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chương I của luận văn là cơ sở cho phần đánh giá thực trạng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền UBND huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 - 2020 tại Chương II, đồng thời để đưa ra các giải pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tại Chương III của luận văn.
Chương 2:
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO THUỘC THẨM QUYỀN UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ
Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Ngun 5 km về phía đơng bắc. Với diện tích đất tự nhiên 42.772ha, dân số trên 8 vạn người, có 08 dân tộc anh em sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 50,1%. Tồn huyện có 15 đơn vị hành chính gồm 13 xã và 02 thị trấn. Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Ngun, phía Đơng giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Đồng Hỷ là địa bàn có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, đất đai thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Ngun, trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên [19,tr1].
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện có chuyển
biến tích cực nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn, huyện Đồng Hỷ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hằng năm, do vậy tình hình kinh tế, xã hội về cơ bản ổn định. Trong giai đoạn từ năm 2106 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt 14,46% (công nghiệp - xây dựng: 22,9%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 3,66%; thương mại - dịch vụ: 4,9%). Trong đó, giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp – xây dựng đến năm 2020 đạt 2.800 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1.345 tỷ đồng. Thu cân đối ngân sách hàng năm tăng bình quân 15,2% mỗi năm. Bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho 2.389 người, giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm đạt 3,72%,… Các cấp, các ngành đã tổ chức tốt công tác thăm hỏi, tặng q người có cơng, gia đình chính sách, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trong các dịp tết; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ nhân dịp các ngày lễ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm thực hiện; các nguồn lực được tập trung để thực hiện các cơng trình, dự án trọng điểm; cơng tác bồi thường,
GPMB được đẩy mạnh; môi trường sản xuất kinh doanh được củng cố; các nguồn thu được khai thác có hiệu quả… Bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn - xã hội ổn định trên địa bàn [19,tr3].
2.2. Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
Đồng Hỷ là một trong những huyện có tiềm năng lớn của tỉnh Thái Nguyên với vị trí địa lý thuận lợi, giáp các tỉnh thành và là huyện gần trung tâm thành phố Thái Nguyên, với nhiều dự án mới cùng các khu công nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn là ngành song hành cùng sự phát triển của huyện. Các cấp và lãnh đạo huyện đang đưa nhiều dự án lớn về huyện giúp nâng cao đời sống của người dân và tạo thêm nguồn thuế mới. Xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư đang được triển khai đồng bộ và nhanh chóng, thu hút nhiều nguồn đầu tư từ bên ngoài kết hợp với nội lực bên trong huyện. Cùng với sự phát triển từng bước là việc thực hiện các chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi của cán bộ, công chức, người lao động,… các lĩnh vực như đền bù GPMB, đất đai, mơi trường, chế độ chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội cho người dân,… được chấp hành nghiêm theo quy định của Nhà nước nhưng vẫn còn nhiều khúc mắc dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo ở địa phương [18,tr9-10].
Tình hình khiếu nại, tố cáo nói chung tại huyện Đồng Hỷ giai đoạn từ 2016 – 2020 có biến động tăng giảm bất thường qua các năm, hầu hết tập trung ở các lĩnh vực như công tác quy hoạch, thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ GPMB, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án; quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyền lợi của cán bộ, cơng chức; cơng tác thu chi, quản lý ngân sách; việc thực hiện hoạt động công vụ của cán bộ, công chức,… Tuy nhiên bên cạnh những khiếu nại, tố cáo đúng thủ tục thì xuất hiện khơng ít vụ việc có dấu hiệu xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân, một số đối tượng cá nhân lợi dụng quyền dân chủ có tư thù về lợi ích cá nhân đã lợi dụng vào hoạt động khiếu nại, tố cáo để lôi kéo một số phần tử xấu gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng đến tình hình chung của địa phương, gây nhũng nhiễu các CQNN. Vì vậy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đang được UBND huyện đặc biệt quan tâm. Dưới sự lãnh
đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã có sự chỉ đạo đối với các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc huyện phối kết hợp có hiệu quả, hồn thành tốt các khâu ban đầu từ công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, đặc biệt là đơn thư khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu lực hiệu quả trong QLNN, tạo động lực và hiệu quả trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo [17,tr9-11]. Theo số liệu thống kê hàng năm từ các báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND Đồng Hỷ từ năm 2016 đến năm 2020, UBND huyện đã tiếp 988 lượt công dân tương ứng với 1207 vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; 12 đồn đơng người tương ứng 356 người. Lãnh đạo UBND huyện tiếp và đối thoại 51 lượt công dân tương ứng với 459 người đến kiến nghị, phản ánh. Qua đó tiếp nhận : 1207 đơn thư, số liệu cụ thể trong Bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Tổng hợp đơn thư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2020
Năm Tổng số đơn thƣ Khiếu nại Tỉ lệ đơn khiếu nại trong tổng số đơn thƣ (%) Tố cáo Tỉ lệ đơn khiếu nại trong tổng số đơn thƣ (%) Đề nghị, kiến nghị, phản ánh Tỉ lệ đơn khiếu nại trong tổng số đơn thƣ (%) 2016 163 4 2,45 % 16 9,82% 143 87,73% 2017 126 6 4,76% 6 4,76% 114 90,48% 2018 154 9 5,84% 9 5,84% 136 88,32% 2019 347 8 2,31% 13 3,75% 326 93,94% 2020 417 3 0,72% 11 2,63% 403 96,65% Tổng cộng 1207 30 2,48% 55 4,56% 1122 92,96%
Dựa trên số liệu Bảng 2.1, tổng số đơn thư qua các năm nhìn chung có chiều hướng tăng (tăng mạnh vào năm 2019 và năm 2020) với số lượng đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh chiếm phần lớn (92,96%), tỉ lệ đơn khiếu nại, tố cáo thấp: đơn tố cáo chiếm 4,56%, đơn khiếu nại chiếm 2,48% tổng số đơn. Như vậy ta thấy được nhu cầu về quyền lợi của người dân ngày càng cao tuy nhiên phần lớn các vụ việc công dân chỉ kiến nghị, đề nghị, phản ánh, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp liên quan đến các lĩnh vực QLNN trong đời sống, xã hội có ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân hoặc của cộng đồng dân cư, của cơ quan, tố chức. Để bảo đảm quyền lợi cho người dân đòi hỏi sự chủ động, tích cực phối hợp của UBND cấp huyện và cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Cơ bản hầu hết các vụ việc đã và đang được UBND huyện giải quyết theo thẩm quyền, đúng pháp luật.
2.2.1. Tình hình khiếu nại
Trong thời gian qua, đơn thư khiếu nại liên quan đến các lĩnh vực đất đai, nhà ở, GPMB, hỗ trợ tái định cư, xử phạt vi phạm hành chính, tranh chấp trong Nhân dân,… ngày càng diễn biến phức tạp cả về nội dung, tính chất. Hơn nữa, vào những thời điểm các dự án được triển khai, một số trường hợp người dân liên kết tập trung, khiếu nại khiếu kiện đông người đưa ra những yêu cầu vượt quá quy định của pháp luật gây áp lực đối với CQNN. Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, UBND huyện đã tiếp nhận 30 đơn khiếu nại, cụ thể:
- Năm 2016: tiếp nhận 163 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, trong đó tiếp nhận 04 đơn khiếu nại, chiếm 2,45% tổng số tiếp nhận trong năm; 04 đơn đều có nội dung khiếu nại về đất đai, GPMB,...
- Năm 2017: tiếp nhận 126 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, trong đó tiếp nhận 06 đơn khiếu nại, chiếm 4,76% tổng số đơn tiếp nhận trong năm; 05 đơn có nội dung về chi trả tiền hỗ trợ GPBM, cấp GCN QSDĐ, 01 đơn về công tác quản lý cán bộ, công chức,…
- Năm 2018: tiếp nhận 154 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, trong đó tiếp nhận 09 đơn khiếu nại, chiếm 5,84% tổng số đơn tiếp nhận
trong năm, 06 đơn có nội dung tranh chấp QSDĐ của cơng dân, 2 đơn về chính sách đền bù GPMB, 1 đơn về điều chỉnh GCN QSDĐ.
- Năm 2019: tiếp nhận 347 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, trong đó tiếp nhận 08 đơn khiếu nại, chiếm 2,31% tổng số đơn tiếp nhận trong năm, 07 có nội dung về cấp GCN QSDĐ, 01 đơn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
- Năm 2020: tiếp nhận 417 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, trong đó tiếp nhận 03 đơn khiếu nại, chiếm 0,72% tổng số đơn tiếp nhận trong năm; các đơn có nội dung khiếu nại về việc thu hồi đất.
Phân tích dựa trên Báo cáo số 455/BC-UBND ngày 30/10/2020 của UBND huyện Đồng Hỷ báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2016-2020 cho thấy, nội dung chủ yếu về khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND huyện là