Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 90)

3.1. Quan điểm bảo đảm hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

3.1.2. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,

đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc phổ biến, quán triệt Chỉ thị 35-CT/TW gắn với Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng đã nhấn mạnh về việc xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phịng, chống suy thối, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và có chủ trương chính sách bảo vệ người tố cáo theo Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa XII.

3.1.2. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo khiếu nại, tố cáo

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả, đồng thời cũng làm hạn chế nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo. Theo quy định của pháp luật, trong số các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thì Thủ trưởng cơ quan HCNN và cán bộ tham mưu, giúp việc là những người có vai trị đặc biệt quan trọng. Trong thời gian tới cần tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cần căn cứ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo để xây dựng chế độ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, ngành, từng cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực tiễn quản lý cho thấy ở đâu có chế độ trách nhiệm được xác định cụ thể, rõ ràng thì ở đó hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao.

Đối với Thủ trưởng các cơ quan HCNN, cần hoàn thiện chế độ công vụ để ràng buộc trách nhiệm của chủ thể này đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thủ trưởng các cơ quan HCNN cần được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; xác định được mục đích, ý nghĩa, vai trị của cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Nói cách khác, trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng cơ quan HCNN phải đặt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo song song với hoạt động chấp hành và điều hành, là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý HCNN và là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả QLNN. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu không giải quyết hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ về nhiều mặt cho xã hội, làm mất niềm tin trong Nhân dân. Vì vậy, bên cạnh những quy định pháp lý cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể này là đặc biệt cần thiết.

Yếu tố con người - đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa, vai trị hết sức quan trọng. Hiện nay đội ngũ thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan HCNN chủ yếu là cán bộ Thanh tra. Tuy nhiên, đội ngũ thực hiện cơng tác này chưa ổn định, chưa có tính chun nghiệp, cịn kiêm nhiệm nhiều cơng việc; trình độ, năng lực chưa ngang tầm với nhiệm vụ; chưa có chế độ, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo chuyên trách, chuyên nghiệp và chuyên tâm. Trong điều kiện đang dần hoàn thiện khung pháp lý quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, điều cần thiết là ý thức trách nhiệm và năng lực của cán bộ, công chức bởi đây là nhân tố góp phần khơng nhỏ để khắc phục những hạn chế của quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để thực hiện tốt yêu cầu này, Thủ trưởng các CQNN có thẩm quyền cần có biện pháp giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ giám sát việc giải quyết công việc của cán bộ, cơng chức dưới quyền. Từ đó, góp phần thực thi hiệu quả các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao uy tín của

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ủy ban nhân dân huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)