3.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
3.2.2. Nhóm giải pháp cho UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Thứ nhất: Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, cấp tỉnh về công tác khiếu nại, tố cáo
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai, thực hiện Nghị quyết số 25
NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác dân vận trong tình hình mới; Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường đổi mới cơng tác dân vận trong cơ quan HCNN, chính quyền các cấp trong tình hình mới”.
Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35- CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018, Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định quy định chi tiết thi hành các Luật này và hướng dẫn nghiệp vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 363/KH- TTCP của Thanh tra Chính phủ về tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng dân; qua đó giải quyết căn bản tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài nhằm góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghiêm túc thực hiện chế độ tiếp công dân định kỳ và đột xuất, công khai lịch tiếp công dân trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan. Tăng cường trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương, tạo sự thống nhất trong quá trình xem xét, giải quyết, nhất là đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90%. Tích cực phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, nhất là vụ việc liên quan đến nhân sự bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Thứ hai: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của cơ quan HCNN, vì vậy ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền trong các cơ quan HCNN là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chỉ khi nào các chủ thể có thẩm quyền giải quyết có ý thức trách nhiệm cao đối với cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thì hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo mới phát huy được hiệu quả.
Xác định công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Từ đó, cơng tác triển khai, quán triệt thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được UBND
huyện Đồng Hỷ thực hiện nghiêm túc, đồng bộ với nhiều giải pháp trọng tâm, phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị, địa phương. Trong đó đặc biệt chú trọng vai trị của người đứng đầu trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện tốt Chỉ thị số Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trước hết tại cơ quan UBND huyện Đồng Hỷ, Chủ tịch UBND huyện là người chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; bản thân là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải thực hiện đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật về nhiệm vụ của mình, phải theo dõi tiến độ thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo từ khi tiếp nhận thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo đến việc xác minh nội dung, đối thoại, rà soát cuối cùng và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Có thể nói chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo phụ thuộc vào rất nhiều giai đoạn, từ khi tiếp nhận, thụ lý, xác minh, đối thoại, rà soát cuối cùng ban hành. Song Chủ tịch UBND huyện, người có thẩm quyền ký quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn là người chịu trách nhiệm chính với người khiếu nại, tố cáo nếu để khiếu nại, tố cáo vượt thời gian quy định hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo khơng đúng pháp luật. Vì vậy, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết khiếu nại, cần tập trung làm tốt một số giải pháp như:
- Sắp xếp lịch làm việc khoa học và dành thời gian tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo đúng luật định để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, trên cơ sở đó giải thích chính sách pháp luật, vận động người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
- Quan tâm bố trí cơng chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo có năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao hơn nữa chất lượng tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Khi phát sinh đơn thuộc thẩm quyền phải kịp thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn thẩm tra xác minh, chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp giải quyết; nghe cơ quan chuyên môn báo cáo tổng hợp vụ việc trước khi tổ chức đối thoại với cơng dân
để có thể dự liệu được các tình huống, định hướng giải quyết vụ việc hoặc kịp thời chỉ đạo xác minh bổ sung khi xét thấy cần thiết.
- Tổ chức gặp gỡ đối thoại với công dân trước khi ban hành quyết định. Đây là việc làm hết sức quan trọng, là điều kiện tốt để người lãnh đạo thẩm định lại nội dung báo cáo, kiến nghị của cơ quan tham mưu được giao nhiệm vụ thẩm tra xác minh trước sự phản biện của người khiếu nại, từ đó có kết luận giải quyết đúng đắn, khách quan và tính khả thi cao. Về thành phần đối thoại, vận động phải có sự tham gia của người đứng đầu các cơ quan tham mưu như: Thanh tra, Tài nguyên và Môi trường, các đồn thể (Hội nơng dân, Phụ nữ, Thanh niên, Hội Cựu chiến binh,…) cùng phối hợp. Người chủ trì phải kiên trì phân tích, giải thích thấu tình, đạt lý để Nhân dân hiểu và tự giác thực hiện, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của người dân, nhất là những người cao niên tuổi Đảng, có sức ảnh hưởng ở địa phương.
Như vậy, để bảo đảm cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và của Nhà nước thì trách nhiệm của người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Người đứng đầu ở đây cụ thể là Chủ tịch UBND huyện phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, các CQNN có thẩm quyền và hơn hết là trước người khiếu nại, tố cáo. Làm được điều này, người khiếu nại. tố cáo sẽ thấy được trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của mình, góp phần tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền. Cịn người đứng đầu sẽ nâng lên trách nhiệm của mình, quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ ba: Đẩy mạnh công tác tập huấn tuyên truyền và phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội; là cầu nối và phương tiện không thể thiếu trong việc đưa pháp luật đến gần hơn với mọi người dân. Không chỉ là một bộ phận không thể tách rời với xây dựng và thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn là cầu nối đưa đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, của Nhà nước đến tất cả các đối
tượng trong xã hội. Qua đó, xây dựng ý thức pháp luật trong Nhân dân, trong lực lượng cán bộ, cơng chức tạo thành thói quen, động cơ tích cực trong việc thực hiện pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân, cán bộ, công chức, củng cố lòng tin của Nhân dân, cán bộ, công chức với Đảng, Nhà nước; thực hiện nghe dân
nói, nói dân hiểu, làm dân tin vừa góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại,
tố cáo vừa góp phần giữ vững an ninh trật tự. Cũng qua công tác này, phát huy, bảo đảm sự tham gia của Luật sư, trợ giúp pháp lý vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo: vai trị của Luật sư, trợ giúp pháp lý giúp cơng dân, tổ chức hiểu rõ, thực hiện đúng quy định của pháp luật, tránh tâm lý cực đoan. Đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài hay đơng người thì cần thiết có sự tham gia của Luật sư, trợ giúp pháp lý. Trường hợp khơng có, cần mời đại diện của Mặt trận Tổ quốc hoặc tổ chức xã hội tham gia để bảo đảm tính dân chủ, khách quan, giám sát của xã hội.
Thứ tư: Tăng cường đối thoại với Nhân dân để bảo đảm hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Phần lớn đơn thư của công dân gửi đến CQNN trong thời gian qua ở huyện Đồng Hỷ có nội dung đề nghị giải quyết về các chính sách bồi thường, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai… một số đơn đề nghị có nội dung khiếu nại liên quan đến đất đai không thuộc thẩm quyền của huyện, tuy nhiên UBND huyện đã tiếp nhận, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết; một số vụ việc đã được UBND huyện và các ban ngành của tỉnh tập trung giải quyết, tuy nhiên người dân vẫn tiếp tục gửi đơn thư khiếu nại, kiến nghị, đơn vượt cấp, ví dụ như vụ việc của một số hộ dân ở thị trấn Trại Cau, xã Cây Thị, xã Hóa Thượng. Đặc biệt có vụ việc của bà Phạm Thị Lân về tranh chấp QSDĐ do khơng đồng tình với quyết định giải quyết của UBND huyện đã gửi đơn vượt cấp nhiều năm, sự việc diễn biến phức tạp, kéo dài. UBND huyện đã có nhiều cố gắng tập trung xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền nhưng vẫn còn tồn đọng một số đơn thư chưa giải quyết xong. Hiện tượng một số hộ dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ khơng đồng tình với quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đã gây cản trở rất lớn đến việc triển khai các dự án lớn, trọng điểm trên
địa bàn huyện, gây bức xúc và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn huyện cũng như hoạt động của các cơ quan HCNN.
Chính vì vậy, để tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc huyện cần thực hiện nghiêm quy định đối thoại với người dân. Đối thoại ở đây khơng có nghĩa là người lãnh đạo địa phương chỉ lắng nghe người dân trình bày mà cần phải trao đổi, chia sẻ, giải thích với người dân, đặt địa vị của mình vào vị trí của người dân để có thể hiểu được những bức xúc, nguyện vọng của người dân, từ đó cùng người dân tháo ngỡ những khúc mắc dẫn tới hoạt động khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài nhiều năm.
Thứ năm: Tăng cường hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho người dân
Việc khiếu nại, tố cáo của người dân hiện nay phần lớn là do không hiểu rõ về thẩm quyền giải quyết, không rõ thủ tục giải quyết trong các quan hệ pháp luật. Mỗi vụ việc tranh chấp hay mâu thuẫn phát sinh đều phải được giải quyết triệt để thì mới an dân. Nhưng khơng thể khơng có điểm dừng về việc giải quyết theo quy định của pháp luật. Do đó, khâu đầu tiên để giải quyết khiếu nại, tố cáo tận gốc phải là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người dân, quyền và trách nhiệm của các CQNN trong các quan hệ pháp luật có liên quan đến lợi ích hợp pháp của người dân. Làm thế nào để người dân hiểu được quyền, lợi ích hợp pháp của họ và hiểu họ cũng phải có nghĩa vụ, có trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật. Nếu người dân hiểu, dân tin về chính sách pháp luật (ví dụ chính sách về GPMB, bồi thường tái định cư, thu hồi và cấp GCN QSDĐ) thì việc khiếu nại, khiến kiện sẽ ít đi. Đồng thời, khi đã phát sinh các khiếu nại, khiếu kiện của người dân, cần phải giải quyết triệt để ngay tại địa phương, tránh tình trạng người dân khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp; nên có hướng dẫn cụ thể và giải quyết dứt điểm ở từng cấp, tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo. Đối với các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài nhiều năm, UBND các cấp nên tập trung giải quyết dứt điểm trước hết là từ UBND cấp xã - từ cơ sở, trong đó có thể huy động Đoàn Luật sư, Hội Luật gia và các Tổ chức Chính trị - xã hội khác cùng tham gia; hạn chế để tất cả
vụ việc đổ về cơ quan Trung ương giải quyết. Việc xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân tại Trụ sở tiếp công dân ở UBND các cấp cần tiếp tục được nâng cao, có hiệu quả; từ đó để các cơ quan, tổ chức hay luật sư tham gia tư vấn và trợ giúp pháp lý cũng có thể hiểu đầy đủ về vụ việc đó đã được cơ quan nào giải quyết và đã giải quyết đến đâu, cần tiếp tục góp sức vào cơng việc này như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ sáu: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Đúng như vậy, trình độ, năng lực của cán bộ thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật. Chỉ khi những người thực thi pháp luật thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, hiểu biết về pháp luật, xử lý nghiêm minh, không bị sa ngã trước cám dỗ của đồng tiền, có phẩm chất đạo đức trong sáng và tạo được niềm tin trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân thì hoạt động thực hiện pháp luật mới được bảo đảm [20,tr25].
Cán bộ, công chức là nhân tố then chốt tạo nên hiệu quả của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, họ là những người thường xuyên và trực tiếp tiếp xúc với người