3.1. Quan điểm bảo đảm hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
3.1.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo phải bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích
và lợi ích hợp pháp của cơng dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
Các Nhà nước dân chủ, nền hành chính hiện đại đều ln hướng tới, ngày càng ghi nhận nhiều hơn và bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người, quyền cơng dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo trong quản lý HCNN. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã long trọng ghi nhận các quyền con người và quyền công dân tại Chương II. Trong các quyền chính trị - hành chính, cơng dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật (Điều 30 Hiến pháp năm 2013).
Nhà nước pháp quyền là một thể chế chính trị mà mọi hoạt động của các CQNN, các chủ thể khác trong xã hội đều được bảo đảm trên cơ sở của pháp luật. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền công dân được bảo đảm bằng pháp luật và các cơ chế xã hội. Khiếu nại, tố cáo chính là việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng của cơng dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nước, của tập thể; là một hình thức phát huy dân chủ, tạo điều kiện để Nhân dân giám sát các cơ quan, cán bộ, công chức tham gia vào hoạt động QLNN. Mặc dù khiếu nại, tố cáo khơng mang tính chất của tài phán nhưng nó mang ý nghĩa của việc xem xét, rà sốt lại tính đúng đắn của sự việc nhằm đưa ra một kết luật phù hợp bảo đảm công bằng, cơng lý. Do vậy Tồ án không phải là nơi duy nhất người dân có thể kiếm tìm cơng lý vì về cơ bản pháp luật khiếu nại, tố cáo hiện
nay ở một góc độ nào đó đã bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người dân. Thế nhưng vấn đề vận hành những quy định này trên thực tế mới là vấn đề đang được quan tâm và bàn luận. Ở những góc khuất nào đó, quyền con người, quyền công dân vẫn chưa thực sự được bảo đảm, mặc cho những cam kết pháp lý của Nhà nước đã và vẫn đang tồn tại. Vì thế để bảo đảm tốt nhất quyền con người, quyền công dân trong khiếu nại, tố cáo, chúng ta cần khắc phục những hạn chế trong vấn đề khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, một vấn đề quan trọng đặt ra là chúng ta cần phải có một cách nhìn, cách tư duy mới về trách nhiệm của cán bộ, công chức người mang trên mình quyền lực Nhà nước trong việc giải quyết những bức xúc của người dân liên quan đến hoạt động HCNN.
Do vậy, việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải được các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật giải quyết một cách khách quan, cơng bằng, đúng pháp luật, kịp thời, nhanh chóng, dứt điểm và nhạy bén trong xử lý tình huống. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, khi phát hiện những thiếu sót hoặc VPPL của cán bộ, cơng chức cần sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho cơng dân. Q trình giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền phải bảo đảm đúng thời hạn, không kéo dài thời gian giải quyết, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo tiếp. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tạo điều kiện thuận lợi để người khiếu nại, tố cáo tiếp cận với các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời nâng cao trách nhiệm của các CQNN trong thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, trong việc thực hiện các kết luận tố cáo, quyết định xử phạt hành vi vi phạm. Như vậy, việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; phát huy dân chủ của Nhân dân cũng như nâng cao trách nhiệm của người có thẩm giải quyết.