Giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề phức tạp và nan giải. Vì vậy, trong quá trình giải quyết các vụ việc khơng thể tránh khỏi các sai sót. Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện Đồng Hỷ vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Thứ nhất, công tác tiếp dân tại nhiều cơ quan, đơn vị chưa được coi trọng.
Bất cập trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay là chưa gắn hoạt động tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo: Công chức tiếp công dân không trực tiếp tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo mà chỉ tiếp, nhận đơn và chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết để phân cơng cơ quan chuyên môn thụ lý, kiểm tra, xác minh, đề xuất giải quyết; bộ phận được phân công thụ lý chủ yếu căn cứ hồ sơ để tham mưu giải quyết, dẫn đến lãng phí thời gian, cơng sức tiếp cơng dân và hạn chế chất lượng giải quyết [22,tr132].
Thực tế cho thấy, việc tiếp cơng dân cịn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả, khơng gắn với q trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc tiếp cơng dân cịn khốn trắng cho bộ phận Ban tiếp công dân hoặc cơ quan thanh tra… Chưa có cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo; giữa cấp trên quản lý và cấp dưới dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy, gây mất lòng tin của Nhân dân.
Thứ hai, việc giải thích, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhiều khi
khơng chính xác, khơng đúng thẩm quyền. Có hiện tượng đơn chuyển đi rồi nhưng người khiếu nại, tố cáo không biết, dẫn đến việc họ lại gửi đơn đi nhiều nơi, thậm chí cịn trực tiếp đến phịng làm việc, đến nhà các đồng chí lãnh đạo gây ảnh hưởng đến trật tự tại CQNN và nơi ở của cán bộ, cơng chức.
Thứ ba, tình trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo không kịp thời, không đúng
thời hạn luật quy định. Qua kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cho thấy một số phịng, ban, đơn vị giải quyết khiếu nại, tố cáo thường chậm so với thời gian luật quy định. Việc kiểm tra thường xuyên cấp dưới để đôn đốc, nhắc nhở giải quyết hoặc xử lý các trường hợp VPPL về khiếu nại, tố cáo còn chưa thường xuyên.
Thứ tư, việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác QLNN về khiếu
nại, tố cáo ở một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn lỏng lẻo, chưa được bảo quản chặt chẽ, khoa học. Có đơn vị cịn mất hồ sơ địa chính gây khó khăn cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Số liệu về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cấp dưới lên cấp trên chưa được chính xác, chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình, kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Cơ sở dữ liệu về khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện chưa được xây dựng đầy đủ gây khó khăn cho việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ năm, tình trạng khiếu kiện đơng người cũng là một nguyên nhân làm cho
các vụ việc khiếu nại, tố cáo có tính chất phức tạp, kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định chính trị. Nguyên nhân của các vụ khiếu kiện đông người xảy ra trong thực tế ở các địa phương thường gặp là các khiếu kiện liên quan đến vấn đề quy hoạch, đền bù GPMB khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các cơng trình cơng cộng, lợi ích quốc gia, an ninh quốc phịng…vv. Tuy nhiên, khơng phải vụ khiếu kiện đông người nào các cá nhân trong đoàn khiếu kiện cũng đồng nhất về những ý
kiến, kiến nghị yêu cầu giải quyết, hoặc quyền lợi mà họ được thụ hưởng do việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền đem lại.
2.4.3. Nguyên nhân của bất cập, hạn chế trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
* Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo giữa Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo và các quy định trong Luật Đất đai hiện nay còn nhiều mâu thuẫn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các CQNN đùn đẩy, né tránh trách nhiệm hoặc hướng dẫn thiếu thống nhất làm cho công dân phải gửi đơn, đi lại nhiều nơi, nhiều lần để khiếu nại, tố cáo với thái độ bức xúc. Bên cạnh đó, các quy định về bảo đảm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi VPPL trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo cũng chưa đầy đủ, cụ thể, dẫn đến kỷ cương không được thực thi nghiêm nên tác dụng răn đe, chấn chỉnh còn hạn chế [24,tr114]. Từ nhận định này, nhìn chung các cơ chế, chính sách vẫn cịn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế, thiếu tính ổn định nhất là trong lĩnh vực đất đai, bồi thường GPMB; mặc dù đã được rà roát, sửa đổi bổ sung nhưng trong quá trình thực hiện vẫn thường xuyên xuất hiện những bất cập mới. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo còn thiếu đồng bộ với các văn bản pháp luật chuyên ngành, chậm được khắc phục; cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo cịn vướng mắc cả về thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết, cần phải sửa đổi, bổ sung; thiếu chế tài xử lý các VPPL trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo nên ảnh hưởng đến kỷ cương, kỷ luật trong các lĩnh vực này.
Thứ hai, sự tác động của nền kinh tế thị trường khiến quyền lợi của một bộ
phận người dân bị ảnh hưởng trên nhiều phương diện khác nhau. Đây là yếu tố khiến người dân yêu cầu phía cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
Thứ ba, do tính chất phức tạp, nhiều vụ việc do lịch sử để lại và liên quan
đến cơ chế, chính sách qua các thời kỳ, đã được giải quyết đúng thẩm quyền nhưng công dân không đồng ý với kết quả giải quyết, tiếp tục khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện
gay gắt và phức tạp hơn gây nên các vụ việc tồn đọng, bức xúc kéo dài. Một số trường hợp công dân thiếu hiểu biết nên để kẻ xấu lợi dụng, kích động, lơi kéo, xúi giục tham gia khiếu nại, tố cáo đông người với thái độ quá khích làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.
* Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị thuộc huyện chưa nhận
thức hết được tầm quan trọng của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa xác định được đây là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời; chưa thực hiện đúng quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018. Nhiều đơn tố cáo của người dân mặc dù là đơn nặc danh nhưng không được lưu tâm, lắng nghe, giải quyết kịp thời. Việc đối thoại ngay tại buổi tiếp công dân chưa được chú trọng thực hiện nên đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết triệt để gây bức xúc trong Nhân dân, làm xuất hiện tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.
Thứ hai, nhận thức của cán bộ, công chức về nhiệm vụ QLNN của ngành,
lĩnh vực chuyên môn; tinh thần trách nhiệm và năng lực tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo của bộ phận cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ còn hạn chế, chất lượng tham mưu về QLNN trên các lĩnh vực chưa được sâu; một số trường hợp có biểu hiện ngại va chạm, né tránh các vụ việc phức tạp. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc xác minh, kết luận đơn thư còn thiếu chặt chẽ, ảnh hưởng đến đến tiến độ, chất lượng giải quyết các vụ việc và hiệu quả thực hiện các kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, công tác QLNN về khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền và cơ
quan thanh tra địa phương cịn hạn chế, thiếu kiểm tra, đơn đốc thường xun trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác thực hiện kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chưa coi trọng công tác tổng hợp thơng tin, nắm bắt tình hình khiếu nại, tố cáo, tâm tư nguyện vọng của công dân để xem xét và có biện pháp xử lý ngay từ cơ sở; việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Chương II đã đưa ra và phân tích thực trạng hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của UBND huyện Đồng Hỷ. Trong thời gian qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm sát sao của cấp ủy, chính quyền và sự phát huy tích cực của các phòng QLNN, vai trò của cơ quan Thanh tra Nhà nước UBND huyện Đồng Hỷ đã tập trung giải quyết được một khối lượng lớn vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh cũng như nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp; được quần chúng Nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở một cách thoả đáng, đúng pháp luật. Nhiều điểm nóng, khiếu nại, tố cáo đơng người; phức tạp tồn đọng lâu ngày cơ bản đã được giải quyết; tình hình an ninh chính trị tại địa phương đã từng bước được củng cố góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, thực trạng về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền UBND huyện Đồng Hỷ vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định. Một số nội dung của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được bảo đảm thi hành có hiệu quả trong đời sống xã hội. Để bảo đảm hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính hiện nay, cần có những giải pháp thích hợp để củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trước hết cần phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua; nhận thức sâu sắc và đúng đắn những quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo; tích cực trong việc đề ra những giải pháp thực hiện phù hợp nhằm tăng cường và bảo đảm việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới.
Chương 3:
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO THUỘC THẨM QUYỀN
UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Quan điểm bảo đảm hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
3.1.1. Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nước đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và được thể chế hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Khiếu nại, tố cáo cũng là kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện cơng vụ của cán bộ, cơng chức. Chính vì vậy Nhà nước phải tổ chức tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các CQNN, khơng những có vai trị quan trọng trong QLNN mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc hơn trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần bảo đảm quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 đã xác định: “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi QĐHC, HVHC trái pháp luật đều được phát hiện và có thể khởi kiện trước tịa; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng cơng khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời đảm bảo tính thơng suốt, hiệu quả của quản lý hành chính”[1].
Đảng lãnh đạo khắc phục những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, trong đó đặc biệt là sự lãnh đạo của các cấp, các ngành đối với công cuộc đổi mới
đất nước, lãnh đạo đổi mới cơ chế quản lý bảo đảm việc ban hành các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đền bù GPMB; lãnh đạo chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý kinh tế - xã hội, khắc phục những yếu kém, sai phạm, tiêu cực, tham nhũng.
Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, coi công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, gắn với cơng tác phịng, chống tham nhũng, cải cách hành chính và chỉnh đốn, xây dựng Đảng. Kịp thời có những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác xây dựng, hồn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng như quá trình đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, phù hợp với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới. Phát huy tổng thể sức mạnh của cả hệ thống chính trị, vai trị lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm của chính quyền, giám sát của HĐND các cấp, MTTQ VN và các tổ chức thành viên trong công tác tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người có thẩm quyền phải có trách nhiệm nắm chắc tình hình, chủ động giải quyết kịp thời đúng pháp luật các vụ việc tố cáo; xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh những yếu kém trong hoạt động QLNN, xử lý cán bộ có sai phạm, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các bất cập của chính sách, pháp luật.
Thực hiện Kế hoạch số 136-KH/HU ngày 25/7/2014 của Ban thường vụ Huyện ủy Đồng Hỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 06/10/2016 của
UBND huyện Đồng Hỷ tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 11/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. UBND huyện Đồng Hỷ đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc phổ biến, quán triệt Chỉ thị 35-CT/TW gắn với Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ