Các nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến học sinh cá biệt

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

9. Cấu trúc đề tài

1.4 Các nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến học sinh cá biệt

Theo tác giả Lê Văn Dũng, trong các nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến HSCB phần lớn là do ảnh hưởng từ phía nhà trường [6], cụ thể:

Nhà trường: Ở trường các em được tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi dưới sự quản lý của thầy cô, bạn bè, nhưng thời gian ở trường của các em lại quá ít, nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến những HS có hồn cảnh đặc biệt và chưa có đủ biện pháp trong việc quản lý giáo dục học sinh; Chưa tạo ra môi

19

trường thân thiện thực sự khi các em đến trường và thiếu công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thì học sinh sẽ khơng có những hiểu biết cơ bản về pháp luật, khơng có những kỹ năng sống cần thiết trong q trình giao tiếp với bạn bè, thầy cơ; Giáo viên chưa hiểu được hoàn cảnh tâm lý học sinh, thiếu tâm huyết với nghề và ngại tiếp xúc với HS hư. Từ đó các em thiếu chỗ dựa về tinh thân và dễ dàng vi phạm những chuẩn mực đạo đức, những quy định của nhà trường và xã hội. Nếu khơng đa dạng hóa các hình thức giáo dục của nhà trường, các em học sinh sẽ bị các tệ nạn xã hội lôi kéo để rồi từ từ đi đến phạm pháp và trở thành HSCB.

Gia đình: Từ chỗ mỗi gia đình hiện nay rất ít con, chỉ có một hoặc hai con nên các bậc làm cha mẹ thường rất thương con theo kiểu nuông chiều con cái bằng những việc làm như lúc nào cũng nghe lời con, không biết đúng sai, thường cho con nhiều tiền để tiêu xài mà không giám sát con tiêu tiền vào mục đích gì, dần dần các em quen cách sống hưởng thụ, đua địi, bắt chước thói ăn chơi. Mặt khác, cũng có nhiều gia đình q khó khăn, khơng có điều kiện kinh doanh phải đi làm thuê, không quan tâm đến q trình học tập của con em, phó mặc cho nhà trường. Có gia đình buộc cho con phải lao động phụ gia đình, làm cho các em khơng có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ...không làm được bài kiểm tra, việc học thua sút bạn bè và phát sinh tâm lý chán nản, buồn bực hay sinh sự với bạn bè thầy cô.

Xã hội: Từ sự phát triển của xã hội, những mặt trái của cơ chế thị trường đã

kéo theo những biểu hiện không lành mạnh khác như các dịch vụ giải trí, phim ảnh bạo lực... làm cho các em dễ dàng bắt chước, tham gia khơng có ý thức, dần dần tiêm nhiễm và trở thành HS hư. Mặt khác, ở các thành phố lớn hiện nay rất đông người nhập cư từ những vùng sâu vùng xa, những thanh thiếu niên này thường thiếu hiểu biết và có những hành vi sai trái. Từ chỗ không nhận thức được hành vi đúng sai, nhiều học sinh đã bắt chước hoặc bị lôi kéo và trở thành HS hư hỏng.

Học sinh: Do sự phát triển tâm sinh lý, đây là giai đoạn tâm sinh lý có nhiều

biến đổi, học sinh luôn muốn khẳng định mình trong khi sự nhận biết về thế giới xung quanh chưa hồn thiện. Học sinh trung học phổ thơng là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, một số phẩm chất cơ bản của nhân cách đã được định hình. Điều này thể hiện trước hết ở sự phát triển tính độc lập và lịng khao khát tự khẳng định mình, tự

20

chịu trách nhiệm về cái tơi của mình bằng khả năng quan sát, phân tích, so sánh, tự đánh giá với hoạt động của bạn bè và người lớn. Tuy nhiên, đây cũng là bước đầu của tuổi trưởng thành, các yếu tố của nhân cách định hình chưa thật vững bền, chưa được trải nghiệm nhiều nhưng ln muốn thể hiện tính cách đã lớn. Do đó ở một số em có hiện tượng manh động, bộc phát, hiếu thắng, chủ quan,…dễ dẫn đến những sai lầm trong nhận thức và hành vi văn hóa, đạo đức nguyên nhân của những hiện tượng HS chưa ngoan, quậy phá, cá biệt vô ý thức.

Ngồi ra, có một bộ phận trẻ bị rối nhiều về tâm lý hoặc hệ thần kinh khơng bình thường. Một số trẻ em bị chấn thương về tình cảm như sớm phải chứng kiến những cảnh thương tâm của người ruột thịt như tai nạn, chết chóc, chia lìa hoặc mồ cơi, tuổi thơ lang thang thiếu tình thương yêu, …khiến các em có những hành vi lệch chuẩn về đạo đức như vô lễ, lập dị trong sinh hoạt, xa lánh mọi người và lệch chuẩn cả về luật pháp…

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)