Các biện pháp để giáo dục cho học sinh cá biệt đang sử dụng tại các trường

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 66)

9. Cấu trúc đề tài

2.5 Các biện pháp để giáo dục cho học sinh cá biệt đang sử dụng tại các trường

THPT ngồi cơng lập, quận 9, Tp.HCM

Qua khảo sát của giáo viên các trường THPT ngồi cơng lập quận 9,

Tp.HCM, người nghiên cứu thống kê chọn lọc ra 5 biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đang áp dụng tại các trường THPT ngồi cơng lập Quận 9 Tp.HCM, cụ thể như:

(1) Phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường (2) Giáo dục qua những tấm gương tốt việc tốt (3) Tăng cường sự quan tâm của thầy cô và bạn bè (4) Tổ chức nói chuyện, tư vấn cho học sinh các biệt (5) Kỷ luật, thưởng phạt nghiêm minh.

58

Như vậy, các trường THPT ngồi cơng lập quận 9 đã sử dụng các biện pháp nhằm giáo dục học sinh cá biệt. Tuy nhiên, tình trạng học sinh cá biệt vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Do vậy, vẫn còn những biện pháp được xây dựng từ cơ sở khoa học để giúp giải quyết tốt tình hình khơng mong đợi ở các trường THPT ngồi cơng lập, quận 9, Tp.HCM.

59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, người nghiên cứu đã trình bày được những vấn đề liên quan đến thực trạng giáo dục học sinh cá biệt tại các trường THPT ngồi cơng lập tại Quận 9 TP.HCM. Các biểu hiện cá biệt của các em thường thể hiện như:

- Mất trật tự trong giờ học;

- Không chú ý nghe thầy cô giảng dạy;

- Sách vở không đầy đủ, thường xuyên không chép bài; - Xả rác trong trường lớp;

- Mê chơi game;

- Đùa giỡn, chọc ghẹo người khác q mức; - Đầu tóc, tác phong khơng đúng qui định; - Thích gây sự và đánh nhau với bạn bè;

- Thể hiện những vấn đề về thần kinh và tâm lý như tiêu cực trong suy nghĩ, hoang mang, sợ hãi, tự ti, trầm cảm.

Ngoài ra, những phương pháp và nội dung giáo dục cho học sinh cá biệt hiện nay các trường chưa được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Theo đó, từ thực tiễn nghiên cứu trên người nghiên cứu cũng đưa ra được 10 lý do dẫn đến khó khăn trong cơng tác giáo dục học sinh cá biệt như:

- Chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường;

- Gia đình thiếu quan tâm đến kết quả học tập chỉ quan tâm đến đời sống vật chất cho học sinh;

- Hồn cảnh gia đình khó khăn; - Học sinh mê chơi game;

- Thiếu tình thương và sự tôn trọng của những người xung quanh; - Thầy cô thiếu kinh nghiệm và thiếu trách nhiệm;

- Chưa có sự thống nhất trong cơng tác giáo dục;

- Thời gian dành cho học sinh cá biệt q ít do chương trình học gị bó; - Học sinh không chịu lắng nghe;

60

CHƯƠNG 3

CÁC NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NGỒI CƠNG LẬP QUẬN 9

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1 Cơ sở đề xuất biện pháp

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về công tác giáo dục học sinh cá biệt trong các trường THPT ngồi cơng lập, Quận 9, Tp.HCM người nghiên cứu đề xuất một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường này. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy công tác giáo dục học sinh cá biệt chưa thực sự hiệu quả, nội dung và phương pháp chưa phù hợp với thực tiễn trong công tác giáo dục cho học sinh cá biệt. Thông qua những tiết học, những buổi sinh hoạt ngoại khóa, giáo viên biết được những biểu hiện cá biệt của học sinh. Tuy nhiên, chưa có sự quan tâm sát sao đến vấn đề cá biệt này từ phía nhà trường và gia đình, gia đình chỉ quan tâm nhiều đến nhu cầu vật chất hay phó mặc sự phát triển và hồn thiện nhân cách của con mình cho nhà trường. Từ những nguyên nhân thực trạng và cơ sở lý thuyết về giáo dục học sinh cá biệt, người nghiên cứu đề xuất các biện pháp để giáo dục, giúp học sinh phát triển khả năng của mình và có thành tích tốt trong học tập, đồng thời trở thành người trị ngoan, giúp ích cho gia đình cho xã hội.

3.1.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Đảm bảo tính pháp lý: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, nội dung, phương pháp giáo dục của Bộ GD&ĐT, của Sở ngành đã thể hiện rõ về mục tiêu, yêu cầu, những vấn đề được làm và phải làm trong công tác giáo dục hành vi đạo đức, những biểu hiện thiếu chuẩn mực đạo đức của học sinh trong các trường THPT. Do đó, chúng tơi xác định rằng công tác giáo dục cho học sinh cá biệt muốn đạt được mục tiêu trước hết trường phải tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ, địa phương có liên quan đến giáo dục hành vi cá biệt cho học sinh. Đó là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt khi đề xuất các biện pháp cho công tác giáo dục học sinh cá biệt

61

Đảm bảo tính khoa học: Tính khoa học trong cơng tác giáo dục học sinh cá

biệt là phải có sự hiểu biết về các quy luật khách quan tác động vào hành vi, nhận thức của con người. Đặc biệt cần phải tuân thủ các quy luật của các mối quan hệ tâm lý, lứa tuổi, thể chất. Bên cạnh đó, ngồi việc nắm chắc các đặc điểm, biểu hiện các hành vi cá biệt của học sinh, cần phải nắm chắc hoàn cảnh nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi cá biệt đó. Đồng thời, biện pháp phải phù hợp với các nguồn lực hiện có, phải kết hợp chặc chẽ giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để giáo dục hiệu quả.

Đảm bảo tính kế thừa: Các biện pháp đề xuất phải kế thừa và dựa trên

những cách thực hiện công tác giáo dục cá biệt học sinh trước đó của nhà trường trên địa bàn đã phát huy tính tích cực, mang lại hiệu quả. Từ đó, biện pháp được đề xuất tập giải quyết những vấn đề còn tồn tại, hạn chế mà cách làm trước chưa làm được. Đồng thời, biện pháp phải có tính mới phù hợp với những biểu hiện mới

Đảm bảo tính đồng bộ: Bảo đảm tính đồng bộ là các biện pháp phải chú ý

đến các yếu tố tác động, các thành phần tham gia vào các biện pháp như gia đình, bạn bè, giáo viên, trang thiết bị dạy học…Như vậy, mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong công tác giáo dục học sinh cá biệt. Các biện pháp không mâu thuẫn với các quy chế, nội quy quy định của nhà trường.

Đảm bảo tính khả thi vừa sức: Tính khả thi- vừa sức biện pháp được thể

hiện qua sự phù hợp với các điều kiện của nhà trường, của gia đình và xã hội. Do đó, xây dựng biện pháp giáo dục cá biệt học sinh phải theo xu thế phát triển của giáo dục hiện có và phù hợp với các quy luật vận động phát triển. Chính vì vậy, các biện pháp phải vận dụng được vào thực tiễn vào các trường THPT trên địa bàn và có hiệu quả như mong đợi.

3.2 Các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

Từ những biểu hiện của học sinh cá biệt và nguyên nhân thực trạng trên, người nghiên cứu đề xuất 4 biện pháp nhằm giáo dục học sinh cá biệt, giúp các em trở thành những học trị bình thường để góp phần nâng cao kết quả học tập cho các em.

62

3.2.1 Chống xả rác, giữ gìn vệ sinh trường lớp 3.2.1.1 Mục đích 3.2.1.1 Mục đích

Tạo ra sự tác động mạnh đến nhận thức của đối tượng, làm bất ngờ phá vỡ những tư tưởng, thói quen, thái độ sai lầm như: mang thức ăn vào trường lớp, ăn xong vứt rác bừa bãi.

Biện pháp này giúp các em xây dựng lại những nhận thức và thói quen hành vi mới. Từ đó, các em sẽ làm quen với hành vi tác phong mới, các em ý thức được lợi ích của việc bỏ rác đúng nơi qui định, khơng chỉ là giữ gìn vệ sinh lớp học, làm đẹp sân trường mà cịn là thể hiện sự văn hóa của con người và minh xã hội.

3.2.1.2 Nội dung

Để chống việc xả rác của học sinh, nhà giáo dục phạt những học sinh thường xuyên vi phạm bằng cách nhặt rác ở một số khu vực nhất định có sự giám sát của Ban cán sự lớp hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp và yêu cầu học sinh đó và các bạn cùng nhau xả rác. Đây là biện pháp gây sốc trong giáo dục, làm các em “thức tỉnh” biết mình sai trái chỗ nào, những hành vi mà các em tưởng chừng như chuẩn mực trước kia. Chính vì vậy, cần có sự chuẩn bị và lập kế hoạch cụ thể cũng như tìm hiểu đối tượng rõ ràng. Bên cạnh đó, nhà giáo dục phải có sự chân thành, mong muốn đối tượng đó tiến bộ, đồng thời phải thơng báo cho gia đình biết biện pháp xử phạt. Ngồi ra, phải tính đến khả năng tình huống khác như các em bỏ học, tự ti, mặc cảm, xa lánh bạn bè cho nên khi thực hiện biện pháp xong, giáo viên phải kiên trì xây dựng lại niềm tin, rèn luyện nếp sống, thói quen đúng đắn cho học sinh.

3.2.1.3 Cách thực hiện

Bước 1- Tìm hiểu về đối tượng: Đối tượng cần được giáo dục phải tìm hiểu kỹ, xem các em có thường xuyên vứt rác khơng, hồn cảnh gia đình như thế nào, những hành vi đó ở nhà có xảy ra khơng, sự quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh của phụ huynh cũng như phương pháp giáo dục hành vi đó cho học sinh đó, sức khỏe mà học sinh có được.

Bước 2- Xây dựng kế hoạch: Nhà giáo dục phải chọn đúng thời điểm, nhanh chóng chớp thời cơ tác động đến đối tượng. Chẳng hạn như, khi đối tượng đang có những hành động sai trái, sau khi ăn xong không bỏ rác vào đúng nơi qui định,

63

không giữ gìn vệ sinh làm ảnh hưởng đến cảnh quan mơi trường xung quanh. Lúc đó nhà giáo dục ra quyết định xử phạt. Đồng thời yêu cầu học sinh đó mang cả thùng rác vào phòng học, mời từng người trong lớp lên lấy rác trong thùng bỏ ra xung quanh nơi mình học. Trong quá trình thực hiện, cần theo dõi biểu hiện hành vi của đối tượng đó để kịp thời ứng phó những tình huống có thể xảy ra như bỏ học, mặc cảm, để điều chỉnh tác động cho phù hợp.

Bước 3- Thực hiện kế hoạch: Tiến hành làm theo kế hoạch đã chuẩn bị

Bước 4- Tổng kết và giải thích: Sau khi thực hiện xong kế hoạch, nhà giáo dục cho các em phát biểu về cảm giác ngồi học mà xung quanh mình tồn là rác như vậy, giải thích cho các em biết tác hại của nó, nếu chúng ta khơng có ý thức bảo vệ mơi trường và ai cũng xả rác thì chúng ta sẽ có cảnh tượng như vậy. Từ đó, giáo dục cho đối tượng đó hiểu và nhận ra hành vi sai trái của mình.

3.2.2 Giữ trật tự và chú ý thầy cô giảng bài 3.2.2.1 Mục đích 3.2.2.1 Mục đích

Trong q trình giáo dục, một số học sinh nội lực học không tốt nên dẫn đến thiếu sự cố gắng trong học tập, sống bng thả, thường có hành động học tập qua loa, không chịu tập trung nghe thầy cô giảng bài, chỉ lo làm chuyện riêng vì có chú ý cũng khơng tiếp thu được. Chính vì vậy, người nghiên cứu sử dụng phương pháp kèm cặp để giúp người học tập trung và chú ý nghe thầy cô giảng bài, hiểu bài.

3.2.2.2 Nội dung

Kèm cặp phải thực hiện thường xuyên hoặc tham gia các hoạt động cùng với đối tượng có hành vi làm mất trật tự, không chú ý nghe thầy cô giảng bài. Cần phải phối hợp các hình thức kèm cặp như cử bạn bè kèm, giáo viên kèm và nhắc nhở gia đình quan tâm kèm. Kèm cặp theo chủ đề cụ thể như “tuần lễ học tập tích cực vì ngày mai”.

3.2.2.3 Cách thực hiện

Bước 1 - Chuẩn bị: Phát động phong trào với chủ đề tuần lễ học tập tích cực vì ngày mai, chủ đề được xây dựng từ những tiêu chí như: khơng có bạn nào vi phạm làm mất trật tự trong lớp học, tích cực tham gia xây dựng bài trong các tiết học trong tuần. Nếu thực hiện chủ đề thành công, cuối tuần lớp sẽ được nhận phần

64

thưởng. Đồng thời, tìm hiểu đối tượng cần kèm, tìm xem vì sao đối tượng đó mất trật tự, khơng chú ý nghe thầy cơ giảng bài, có phải vì khơng hiểu bài, cách giảng thầy cố khó hiểu làm cho đối tượng đó ngán học dẫn đến làm chuyện riêng, hay vì một lý do nào khác.

Bước 2- Tìm người kèm: Người kèm cho đối tượng đó phải gương mẫu, học lực tốt cũng như hành vi chuẩn mực, ln có thái độ cầu tiến trong học tập. Phân công và hướng dẫn người kèm cách thức thực hiện. Bên cạnh đó, thầy cơ cần làm cơng tác tư tưởng về vai trị của chủ đề đó mang lại.

Bước 3- Thực hiện: Sắp xếp người kèm tiếp cận đối tượng thông qua buổi sinh hoạt ngồi giờ lên lớp, bí mật khơng cho đối tượng biết mình đang bị kèm, quá trình diễn ra hết sức tự nhiên. Trong quá trình kèm cặp theo chủ đề tuần lễ học tập tích cực vì ngày mai, nếu đối tượng khơng hiểu bài hay gặp khó khăn vấn đề gì thì người kèm giải thích, hoặc giáo viên quan tâm giải thích, tức là có sự phối hợp giữa giáo viên và người kèm là bạn cùng lớp. Khi phát hiện đối tượng phạm lỗi như lơ là, gây ồn ào trong giờ học, người kèm giải thích phần thưởng cuối tuần không nhận được là do lỗi của đối tượng đó, từ đó sẽ giúp đối tượng có ý thức và quan tâm đến giờ học thông qua chủ đề.

Ngồi ra, trong q trình kèm, thầy cơ giáo phải theo dõi sát sao, trao đổi với người kèm để nắm bắt kịp thời những thay đổi hành vi cũng như bổ sung những kiến thức để giúp người kèm thực hiện tốt nhiệm vụ.

Bước 4 - Động viên: Giáo viên luôn quan tâm, thể hiện tình thương của mình đến những đối tượng bị kèm cặp, động viên các em, giúp các em sớm sửa chữa hành vi của mình để hịa nhập và phát triển năng lực của mình.

3.2.3 Mang lại sự tự tin và suy nghĩ tích cực 3.2.3.1 Mục đích 3.2.3.1 Mục đích

Với biện pháp này khơng làm cho học sinh có suy nghĩ hoang mang, sợ hãi, tự ti trong cuộc sống, trở lại bình thường, tin tưởng vào cuộc sống và thay đổi hành vi của mình.

65

3.2.3.2 Nội dung

Khi phát hiện học sinh có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống như những biểu hiện tự ti, sợ hãi, chán đời, hằn học với cuộc sống với người khác, xem tất cả đều xấu. Từ đó, nhà giáo dục xây dựng lại niềm tin cho các em, để các em có cuộc sống bình thường và có hành vi chuẩn mực. Tạo ra sự vơ tình, ngẫu nhiên thơng qua các trò chơi trong chuyến tham quan, sử dụng những sở trường của các em để phát huy sự hứng thú trong các trò chơi, làm cho các em cảm thầy mình làm được những việc có ích.

3.2.3.3 Cách thực hiện

Bước 1- Chuẩn bị: Tìm hiểu đối tượng, xác định hoàn cảnh và nguyên nhân làm các em mất niềm tin. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu thêm các em có những sở trường nào, nguyện vọng và sở thích gì. Ngồi ra, tìm và xác định người mà các em tin tưởng, u q hoặc tơn trọng.

Bước 2 - Tổ chức sự kiện: Tổ chức các trò chơi phù hợp với sở trường của đối tượng, nếu đối tượng thích bơi lội, có sức khỏe.

Bước 3- Thực hiện: Tạo ra tình huống ngẫu nhiên để đối tượng nhận thấy giá trị thực như giả đuối nước, để tạo cho đối tượng hành động như cứu người…, sau đó tun dương làm cho đối tượng được tơn trọng và tự hào khi làm được việc hữu ích.

Bước 4- Kết thúc: Sau những việc làm hữu ích trong các trò chơi, kết hợp

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 66)