9. Cấu trúc đề tài
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quận 9 là một quận vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập năm 1997, có diện tích tự nhiên 11.362 ha với 126.220 nhân khẩu khi mới thành lập. Quận 9 nằm về phía đơng bắc TP HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo đường xa lộ Hà Nội, phía đơng giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai lấy sông Đồng Nai làm ranh giới tự nhiên, phía Tây giáp quận Thủ Đức, phía Nam giáp quận 2 và sơng Đồng Nai, phía bắc giáp Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai.
Địa bàn quận 9 vốn là vùng sâu vùng xa nông thôn của huyện Thủ Đức cũ, là vùng oanh kích tự do của qn đội Mỹ và Sài Gịn trước kia, nên còn yếu kém nhiều về mọi mặt so với các quận huyện khác của Thành phố. Tuy nhiên quận 9 có ưu thế về mặt tự nhiên, nằm 2 phía giáp sơng Đồng Nai, có đường giao thông chạy suốt chiều dài quận để nối với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hịa, là Xa lộ Hà Nội và hương lộ 33 lại có khu giải trí Suối Tiên, Lâm viên Thủ Đức và nay mai cịn có trung tâm văn hóa của thành phố, có Dự án Metro (tàu điện) tuyến số 1, tuyến Bến Thành – Suối Tiên, tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh- Long Thành Dầu Giây rất thuận lợi cho việc đi lại giữa thành phố HCM và Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, quận 9 có triển vọng sẽ phát triển mạnh về du lịch sinh thái trong tương lai [35].
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nằm ở vị trí cửa ngõ Đơng Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền địa bàn kinh tế trọng điểm của khu vực có diện tích 113,896.200 km2, có 13 phường với dân số 235.268 nhân khẩu (Số liệu thống kê năm 2016) [35].
Với điểm xuất phát, kinh tế phát triển không đồng đều, phần lớn là sản xuất nông nghiệp, đời sống về vật chất, tinh thần của nhân dân cịn khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, cơ sở hạ tầng cịn nhiều hạn chế. Qua 13 năm hình thành và phát triển,
27
phát huy thế mạnh về đất đai, cảnh quan thiên nhiên và được sự quan tâm của Thành phố, hàng năm hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư. Đặc biệt, trên địa bàn quận được Thành phố quan tâm đầu tư, quy hoạch nhiều dự án trọng điểm về kinh tế, xã hội như: Khu công nghệ cao, Khu công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, các khu đơ thị mới…đã góp phần đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa của Quận 9.
Trong lĩnh vực sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp, Quận đã chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đến địa bàn đầu tư phát triển sản xuất. Lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp đã và đang có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với quy hoạch.
Trong lĩnh vực Văn hóa- xã hội, Đảng bộ, chính quyền, các đồn thể đã huy động các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển ngành giáo dục. Năm học 1997-1998 là năm đầu tiên của quận mới thành lập, trên địa bàn quận có 31 trường, 391 phịng học, 540 lớp, 684 giáo viên, 22.305 học sinh (trong đó chỉ 01 trường trung học phổ thông với 673 học sinh). Kể từ khi thành lập cho đến nay số lượng trường, lớp và học sinh đều tăng cao; cơ sở vật chất trường học được cải tạo mở rộng, sửa chữa, xây dựng mới khang trang ở các cấp học. Tính đến đầu năm học 2015 – 2016, trên địa bàn Quận có 44 trường cơng lập (trong đó có 04 trường THPT); 15 trường ngồi cơng lập (trong đó có 04 trường THPT); 30 nhà trẻ; 1trung tâm Giáo dục Thường xuyên và 01 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp. Tồn ngành có 1.269 phịng học; 1.030 lớp; 44.150 học sinh các cấp học. Việc xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia thực hiện tốt, đã có 15 trường được Thành phố cơng nhận đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao, học sinh được chú trọng giáo dục toàn diện. Các phong trào dạy giỏi, học giỏi và xây dựng trường tiên tiến đã được hưởng ứng trong tồn quận và đạt nhiều kết quả.
Cơng tác phổ cập giáo dục, quận đã lần lượt đạt các mục tiêu xóa mù chữ phổ cập giáo dục. Năm 2003, quận cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Quận đã được Thành phố công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học vào năm 2007, 13/13 phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học phổ thông.
28
Hoạt động văn hóa thơng tin - Thể dục thể thao với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các chương trình xóa đói thơng tin được đưa đến tận vùng sâu, vùng xa. Quận đã đầu tư xây dựng 01 trung tâm văn hóa, 04 nhà văn hóa phường nghèo. Tổ chức các hoạt động lễ hội, ngày truyền thống và cùng với phong trào quần chúng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân.
Cơng tác đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm đạt hiệu quả cao, đã triển khai theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động gắn với phát triển kinh tế- xã hội của Quận. Vận động các nguồn lực xã hội đầu tư trang thiết bị dạy nghề. Tăng cường mở rộng liên kết đào tạo nghề. Tổ chức dạy nghề lưu động theo nhu cầu học nghề của lao động nơng. Bình qn hàng năm đào tạo nghề cho 5.500 lao động, giới thiệu việc làm 4.500 lao động.