Mang lại sự tự tin và suy nghĩ tích cực

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 74)

9. Cấu trúc đề tài

3.2 Các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

3.2.3 Mang lại sự tự tin và suy nghĩ tích cực

3.2.3.1 Mục đích

Với biện pháp này khơng làm cho học sinh có suy nghĩ hoang mang, sợ hãi, tự ti trong cuộc sống, trở lại bình thường, tin tưởng vào cuộc sống và thay đổi hành vi của mình.

65

3.2.3.2 Nội dung

Khi phát hiện học sinh có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống như những biểu hiện tự ti, sợ hãi, chán đời, hằn học với cuộc sống với người khác, xem tất cả đều xấu. Từ đó, nhà giáo dục xây dựng lại niềm tin cho các em, để các em có cuộc sống bình thường và có hành vi chuẩn mực. Tạo ra sự vơ tình, ngẫu nhiên thơng qua các trò chơi trong chuyến tham quan, sử dụng những sở trường của các em để phát huy sự hứng thú trong các trò chơi, làm cho các em cảm thầy mình làm được những việc có ích.

3.2.3.3 Cách thực hiện

Bước 1- Chuẩn bị: Tìm hiểu đối tượng, xác định hoàn cảnh và nguyên nhân làm các em mất niềm tin. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu thêm các em có những sở trường nào, nguyện vọng và sở thích gì. Ngồi ra, tìm và xác định người mà các em tin tưởng, u q hoặc tơn trọng.

Bước 2 - Tổ chức sự kiện: Tổ chức các trò chơi phù hợp với sở trường của đối tượng, nếu đối tượng thích bơi lội, có sức khỏe.

Bước 3- Thực hiện: Tạo ra tình huống ngẫu nhiên để đối tượng nhận thấy giá trị thực như giả đuối nước, để tạo cho đối tượng hành động như cứu người…, sau đó tuyên dương làm cho đối tượng được tôn trọng và tự hào khi làm được việc hữu ích.

Bước 4- Kết thúc: Sau những việc làm hữu ích trong các trị chơi, kết hợp với những lời khuyên từ người mà đối tượng tin tưởng và quý mến để thuyết phục đối tượng thực hiện và xây dựng lại niềm tin và hành vi chuẩn mực.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 74)