Chống xả rác, giữ gìn vệ sinh trường lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 71)

9. Cấu trúc đề tài

3.2 Các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

3.2.1 Chống xả rác, giữ gìn vệ sinh trường lớp

3.2.1.1 Mục đích

Tạo ra sự tác động mạnh đến nhận thức của đối tượng, làm bất ngờ phá vỡ những tư tưởng, thói quen, thái độ sai lầm như: mang thức ăn vào trường lớp, ăn xong vứt rác bừa bãi.

Biện pháp này giúp các em xây dựng lại những nhận thức và thói quen hành vi mới. Từ đó, các em sẽ làm quen với hành vi tác phong mới, các em ý thức được lợi ích của việc bỏ rác đúng nơi qui định, khơng chỉ là giữ gìn vệ sinh lớp học, làm đẹp sân trường mà cịn là thể hiện sự văn hóa của con người và minh xã hội.

3.2.1.2 Nội dung

Để chống việc xả rác của học sinh, nhà giáo dục phạt những học sinh thường xuyên vi phạm bằng cách nhặt rác ở một số khu vực nhất định có sự giám sát của Ban cán sự lớp hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp và yêu cầu học sinh đó và các bạn cùng nhau xả rác. Đây là biện pháp gây sốc trong giáo dục, làm các em “thức tỉnh” biết mình sai trái chỗ nào, những hành vi mà các em tưởng chừng như chuẩn mực trước kia. Chính vì vậy, cần có sự chuẩn bị và lập kế hoạch cụ thể cũng như tìm hiểu đối tượng rõ ràng. Bên cạnh đó, nhà giáo dục phải có sự chân thành, mong muốn đối tượng đó tiến bộ, đồng thời phải thơng báo cho gia đình biết biện pháp xử phạt. Ngồi ra, phải tính đến khả năng tình huống khác như các em bỏ học, tự ti, mặc cảm, xa lánh bạn bè cho nên khi thực hiện biện pháp xong, giáo viên phải kiên trì xây dựng lại niềm tin, rèn luyện nếp sống, thói quen đúng đắn cho học sinh.

3.2.1.3 Cách thực hiện

Bước 1- Tìm hiểu về đối tượng: Đối tượng cần được giáo dục phải tìm hiểu kỹ, xem các em có thường xuyên vứt rác khơng, hồn cảnh gia đình như thế nào, những hành vi đó ở nhà có xảy ra khơng, sự quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh của phụ huynh cũng như phương pháp giáo dục hành vi đó cho học sinh đó, sức khỏe mà học sinh có được.

Bước 2- Xây dựng kế hoạch: Nhà giáo dục phải chọn đúng thời điểm, nhanh chóng chớp thời cơ tác động đến đối tượng. Chẳng hạn như, khi đối tượng đang có những hành động sai trái, sau khi ăn xong không bỏ rác vào đúng nơi qui định,

63

khơng giữ gìn vệ sinh làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường xung quanh. Lúc đó nhà giáo dục ra quyết định xử phạt. Đồng thời yêu cầu học sinh đó mang cả thùng rác vào phòng học, mời từng người trong lớp lên lấy rác trong thùng bỏ ra xung quanh nơi mình học. Trong quá trình thực hiện, cần theo dõi biểu hiện hành vi của đối tượng đó để kịp thời ứng phó những tình huống có thể xảy ra như bỏ học, mặc cảm, để điều chỉnh tác động cho phù hợp.

Bước 3- Thực hiện kế hoạch: Tiến hành làm theo kế hoạch đã chuẩn bị

Bước 4- Tổng kết và giải thích: Sau khi thực hiện xong kế hoạch, nhà giáo dục cho các em phát biểu về cảm giác ngồi học mà xung quanh mình tồn là rác như vậy, giải thích cho các em biết tác hại của nó, nếu chúng ta khơng có ý thức bảo vệ môi trường và ai cũng xả rác thì chúng ta sẽ có cảnh tượng như vậy. Từ đó, giáo dục cho đối tượng đó hiểu và nhận ra hành vi sai trái của mình.

3.2.2 Giữ trật tự và chú ý thầy cô giảng bài 3.2.2.1 Mục đích 3.2.2.1 Mục đích

Trong q trình giáo dục, một số học sinh nội lực học không tốt nên dẫn đến thiếu sự cố gắng trong học tập, sống bng thả, thường có hành động học tập qua loa, không chịu tập trung nghe thầy cô giảng bài, chỉ lo làm chuyện riêng vì có chú ý cũng khơng tiếp thu được. Chính vì vậy, người nghiên cứu sử dụng phương pháp kèm cặp để giúp người học tập trung và chú ý nghe thầy cô giảng bài, hiểu bài.

3.2.2.2 Nội dung

Kèm cặp phải thực hiện thường xuyên hoặc tham gia các hoạt động cùng với đối tượng có hành vi làm mất trật tự, khơng chú ý nghe thầy cô giảng bài. Cần phải phối hợp các hình thức kèm cặp như cử bạn bè kèm, giáo viên kèm và nhắc nhở gia đình quan tâm kèm. Kèm cặp theo chủ đề cụ thể như “tuần lễ học tập tích cực vì ngày mai”.

3.2.2.3 Cách thực hiện

Bước 1 - Chuẩn bị: Phát động phong trào với chủ đề tuần lễ học tập tích cực vì ngày mai, chủ đề được xây dựng từ những tiêu chí như: khơng có bạn nào vi phạm làm mất trật tự trong lớp học, tích cực tham gia xây dựng bài trong các tiết học trong tuần. Nếu thực hiện chủ đề thành công, cuối tuần lớp sẽ được nhận phần

64

thưởng. Đồng thời, tìm hiểu đối tượng cần kèm, tìm xem vì sao đối tượng đó mất trật tự, khơng chú ý nghe thầy cơ giảng bài, có phải vì khơng hiểu bài, cách giảng thầy cố khó hiểu làm cho đối tượng đó ngán học dẫn đến làm chuyện riêng, hay vì một lý do nào khác.

Bước 2- Tìm người kèm: Người kèm cho đối tượng đó phải gương mẫu, học lực tốt cũng như hành vi chuẩn mực, ln có thái độ cầu tiến trong học tập. Phân công và hướng dẫn người kèm cách thức thực hiện. Bên cạnh đó, thầy cơ cần làm cơng tác tư tưởng về vai trị của chủ đề đó mang lại.

Bước 3- Thực hiện: Sắp xếp người kèm tiếp cận đối tượng thông qua buổi sinh hoạt ngồi giờ lên lớp, bí mật khơng cho đối tượng biết mình đang bị kèm, quá trình diễn ra hết sức tự nhiên. Trong quá trình kèm cặp theo chủ đề tuần lễ học tập tích cực vì ngày mai, nếu đối tượng khơng hiểu bài hay gặp khó khăn vấn đề gì thì người kèm giải thích, hoặc giáo viên quan tâm giải thích, tức là có sự phối hợp giữa giáo viên và người kèm là bạn cùng lớp. Khi phát hiện đối tượng phạm lỗi như lơ là, gây ồn ào trong giờ học, người kèm giải thích phần thưởng cuối tuần khơng nhận được là do lỗi của đối tượng đó, từ đó sẽ giúp đối tượng có ý thức và quan tâm đến giờ học thơng qua chủ đề.

Ngồi ra, trong q trình kèm, thầy cơ giáo phải theo dõi sát sao, trao đổi với người kèm để nắm bắt kịp thời những thay đổi hành vi cũng như bổ sung những kiến thức để giúp người kèm thực hiện tốt nhiệm vụ.

Bước 4 - Động viên: Giáo viên luôn quan tâm, thể hiện tình thương của mình đến những đối tượng bị kèm cặp, động viên các em, giúp các em sớm sửa chữa hành vi của mình để hịa nhập và phát triển năng lực của mình.

3.2.3 Mang lại sự tự tin và suy nghĩ tích cực 3.2.3.1 Mục đích 3.2.3.1 Mục đích

Với biện pháp này khơng làm cho học sinh có suy nghĩ hoang mang, sợ hãi, tự ti trong cuộc sống, trở lại bình thường, tin tưởng vào cuộc sống và thay đổi hành vi của mình.

65

3.2.3.2 Nội dung

Khi phát hiện học sinh có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống như những biểu hiện tự ti, sợ hãi, chán đời, hằn học với cuộc sống với người khác, xem tất cả đều xấu. Từ đó, nhà giáo dục xây dựng lại niềm tin cho các em, để các em có cuộc sống bình thường và có hành vi chuẩn mực. Tạo ra sự vơ tình, ngẫu nhiên thơng qua các trò chơi trong chuyến tham quan, sử dụng những sở trường của các em để phát huy sự hứng thú trong các trò chơi, làm cho các em cảm thầy mình làm được những việc có ích.

3.2.3.3 Cách thực hiện

Bước 1- Chuẩn bị: Tìm hiểu đối tượng, xác định hoàn cảnh và nguyên nhân làm các em mất niềm tin. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu thêm các em có những sở trường nào, nguyện vọng và sở thích gì. Ngồi ra, tìm và xác định người mà các em tin tưởng, u q hoặc tơn trọng.

Bước 2 - Tổ chức sự kiện: Tổ chức các trò chơi phù hợp với sở trường của đối tượng, nếu đối tượng thích bơi lội, có sức khỏe.

Bước 3- Thực hiện: Tạo ra tình huống ngẫu nhiên để đối tượng nhận thấy giá trị thực như giả đuối nước, để tạo cho đối tượng hành động như cứu người…, sau đó tuyên dương làm cho đối tượng được tôn trọng và tự hào khi làm được việc hữu ích.

Bước 4- Kết thúc: Sau những việc làm hữu ích trong các trị chơi, kết hợp với những lời khuyên từ người mà đối tượng tin tưởng và quý mến để thuyết phục đối tượng thực hiện và xây dựng lại niềm tin và hành vi chuẩn mực.

3.2.4 Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh huynh học sinh

3.2.4.1 Mục đích

Nhằm tạo sự thống nhất trong phương pháp giáo dục đối tượng học sinh này, giáo viên chủ nhiệm cần chủ động liên hệ với phụ huynh để hiểu rõ hồn cảnh, tính cách cũng như vấn đề khác liên quan đến học sinh của mình. Từ đó, khi giáo dục học sinh thì giữa nhà trường và phụ huynh các em đã có tiếng nói chung. Các em khi về nhà hay ở trường đều được dạy dỗ theo một cách thức chung.

66

3.2.4.2 Nội dung

Để thực hiện biện pháp này, ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lớp sau khi nhận được danh sách học sinh và những thông tin về nhân thân của học sinh, cần phải phân hóa đối tượng, nhóm học sinh ngoan, nhóm học sinh chưa ngoan, cá biệt của năm học trước. Tiếp đó, là việc trao đổi với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm không bị động chờ cuộc họp phụ huynh đầu năm mà qua điện thoại, qua việc chủ động tới nhà thăm gia đình, hoặc mời phụ huynh đến trường với tư cách là muốn tìm hiểu về học sinh của mình để giúp cho việc giáo dục được thuận lợi và giúp cho các em tiến bộ hơn nữa.

3.2.4.3 Cách thực hiện

Bước 1- Tìm hiểu về đối tượng: Đối tượng cần được giáo dục phải tìm hiểu kỹ, xem các em khi ở nhà có thường xuyên biểu hiện vi phạm như khi ở trường hay khơng, hồn cảnh gia đình các em như thế nào, gia đình có phương pháp giáo dục gì chưa.

Bước 2- Xây dựng kế hoạch: Giáo viên chủ nhiệm phải chọn đúng thời điểm để liên hệ với phụ huynh (qua điện thoại, email, thư mời), mời phụ huynh đến trường hoặc tới gia đình để gặp phụ huynh.

Bước 3- Thực hiện kế hoạch: Tiến hành làm theo kế hoạch đã chuẩn bị

Bước 4- Tổng kết: Sau khi thực hiện xong kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi việc phối hợp của bản thân với phụ huynh các em có vấn đề gì thuận lợi hoặc khó khăn. Nếu thuận lợi trong việc phối hợp và giải quyết được vấn đề mà học sinh đang vướng phải thì tiếp tục duy trì và áp dụng cho các đối tượng học sinh cá biệt khác. Cịn nếu gặp khó khăn trong khâu phối hợp với phụ huynh thì giáo viên chủ nhiệm cần báo cáo cấp trên để xin ý kiến góp ý.

67

3.3 Khảo nghiệm các biện pháp Mục đích Mục đích

Đánh giá tính khả thi và cần thiết trong bốn biện pháp đã được người nghiên cứu đề xuất như trên.

Nội dụng khảo nghiệm:

Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của ba biện pháp như sau: + Chống xả rác, giữ gìn vệ sinh trường lớp

+ Giữ trật tự và chú ý thầy cô giảng bài + Mang lại sự tự tin và suy nghĩ tích cực

+ Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh

Cách thực hiện:

Người nghiên cứu gửi nội dung chính đề tài “Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thơng ngồi cơng lập quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” kèm theo phiếu hỏi chuyên gia đến 15 chuyên gia đang công tác trong lĩnh vực giáo dục tại các trường THPT. Nội dung tóm tắt của đề tài gửi đến chuyên gia tập trung vào: mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và các biện pháp được đề xuất. Trong đó các biện pháp được mơ tả rất kỹ từ mục đích, nội dung và cách thực hiện.

Kết quả khảo nghiệm:

Người nghiên cứu đã tiến hành gửi tài liệu và phiếu khảo sát đến 15 thầy cơ có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giáo dục học sinh, kết quả thu lại phiếu khảo sát là 15 phiếu đạt 100%. Cụ thể kết quả thăm dò ý kiến được người nghiên cứu tổng hợp và phân tích trong bảng 3.1 và bảng 3.2 như sau:

68

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp

STT Nội dung đề xuất

Mức độ

Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

1 Chống xả rác bằng cách

bùng nổ cảm xúc 0 0 1 6,7 14 93,3

2 Giữ trật tự và chú ý thầy

cô giảng bài 0 0 6 40 9 60

3

Mang lại sự tư tin và suy

nghĩ tích cực 0 0 4 26,7 11 73,3

4

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh

0 0 0 0 15 100

Qua khảo sát, bảng 3.1 cho thấy hầu như các ý kiến đã đánh giá các biện pháp mà người nghiên cứu đề xuất là cần thiết để thực hiện. Các ý kiến đánh giá mức độ cần thiết ở biện pháp thứ nhất là 6,7%; ở biện pháp thứ hai là 40% và ở biện pháp thứ ba là 26,7%. Còn lại ý kiến đánh giá rất cần thiết ở biện pháp thứ nhất là 93,3%; ở biện pháp thứ hai là 60%; ở biện pháp thứ ba là 73,3% và biện pháp thứ tư là 100%. Từ đó cho thấy, các chuyên gia rất kỳ vọng vào những biện pháp mà người nghiên cứu đề xuất thực hiện.

69

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

STT Nội dung đề xuất

Mức độ Không khả

thi Khả thi Rất khả thi SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

1 Chống xả rác bằng cách bùng

nổ cảm xúc 4 26,7 6 40 5 33,3

2 Giữ trật tự và chú ý thầy cô

giảng bài 3 20 6 40 6 40

3

Mang lại sự tư tin và suy nghĩ

tích cực 1 6,7 11 73,3 3 20

4

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh

0 0 2 13,3 13 86,7

Từ kết quả khảo sát trong bảng 3.2 cho thấy biện pháp thứ nhất, các ý kiến đánh giá không khả thi là 26,7%; ở biện pháp thứ hai là 20% và biện pháp thứ ba là 6,7%, điều này cho thấy số ít các chuyên gia đang phân vân về cách thức thực hiện 3 biện pháp này. Từ đó cho thấy có số ít ý kiến đánh giá mức độ không khả thi khi áp dụng các biện pháp mà người nghiên cứu đã đề xuất. Còn các ý kiến đánh giá tính khả thi ở các biện pháp thì biện pháp thứ nhất và thứ hai là 40%, ở biện pháp thứ ba 73,3% và thứ tư là 13,3%. Mức độ rất khả thi được các chuyên gia đánh giá như sau: ở biện pháp thứ nhất là 33,3%; biện pháp thứ hai là 40%; biện pháp thứ ba là 20% và biện pháp thứ tư là 86,7%. Điều này cho thấy các chuyên gia đều cho rằng các biện pháp mà người nghiên cứu đề ra là phù hợp và có khả năng thực hiện được tại các trường THPT ngồi cơng lập, nơi mà số lượng học sinh cá biệt luôn là mối trăn trở của các nhà giáo dục hiện nay.

70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý thuyết ở chương 1 và những kết quả phân tích thực trạng và nguyên nhân tại chương 2, người nghiên cứu đã đề xuất được bốn biện pháp để giáo dục cho học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thơng ngồi công lập trên địa bàn quân 9 Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như:

- Biện pháp 1: Chống xả rác, giữ gìn vệ sinh trường lớp.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)