Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 70)

9. Cấu trúc đề tài

3.1 Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Đảm bảo tính pháp lý: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, nội dung, phương pháp giáo dục của Bộ GD&ĐT, của Sở ngành đã thể hiện rõ về mục tiêu, yêu cầu, những vấn đề được làm và phải làm trong công tác giáo dục hành vi đạo đức, những biểu hiện thiếu chuẩn mực đạo đức của học sinh trong các trường THPT. Do đó, chúng tơi xác định rằng cơng tác giáo dục cho học sinh cá biệt muốn đạt được mục tiêu trước hết trường phải tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ, địa phương có liên quan đến giáo dục hành vi cá biệt cho học sinh. Đó là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt khi đề xuất các biện pháp cho công tác giáo dục học sinh cá biệt

61

Đảm bảo tính khoa học: Tính khoa học trong công tác giáo dục học sinh cá

biệt là phải có sự hiểu biết về các quy luật khách quan tác động vào hành vi, nhận thức của con người. Đặc biệt cần phải tuân thủ các quy luật của các mối quan hệ tâm lý, lứa tuổi, thể chất. Bên cạnh đó, ngồi việc nắm chắc các đặc điểm, biểu hiện các hành vi cá biệt của học sinh, cần phải nắm chắc hoàn cảnh nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi cá biệt đó. Đồng thời, biện pháp phải phù hợp với các nguồn lực hiện có, phải kết hợp chặc chẽ giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để giáo dục hiệu quả.

Đảm bảo tính kế thừa: Các biện pháp đề xuất phải kế thừa và dựa trên

những cách thực hiện công tác giáo dục cá biệt học sinh trước đó của nhà trường trên địa bàn đã phát huy tính tích cực, mang lại hiệu quả. Từ đó, biện pháp được đề xuất tập giải quyết những vấn đề còn tồn tại, hạn chế mà cách làm trước chưa làm được. Đồng thời, biện pháp phải có tính mới phù hợp với những biểu hiện mới

Đảm bảo tính đồng bộ: Bảo đảm tính đồng bộ là các biện pháp phải chú ý

đến các yếu tố tác động, các thành phần tham gia vào các biện pháp như gia đình, bạn bè, giáo viên, trang thiết bị dạy học…Như vậy, mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong công tác giáo dục học sinh cá biệt. Các biện pháp không mâu thuẫn với các quy chế, nội quy quy định của nhà trường.

Đảm bảo tính khả thi vừa sức: Tính khả thi- vừa sức biện pháp được thể

hiện qua sự phù hợp với các điều kiện của nhà trường, của gia đình và xã hội. Do đó, xây dựng biện pháp giáo dục cá biệt học sinh phải theo xu thế phát triển của giáo dục hiện có và phù hợp với các quy luật vận động phát triển. Chính vì vậy, các biện pháp phải vận dụng được vào thực tiễn vào các trường THPT trên địa bàn và có hiệu quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 70)