Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

9. Cấu trúc đề tài

3.2 Các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

3.2.4 Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học

huynh học sinh

3.2.4.1 Mục đích

Nhằm tạo sự thống nhất trong phương pháp giáo dục đối tượng học sinh này, giáo viên chủ nhiệm cần chủ động liên hệ với phụ huynh để hiểu rõ hồn cảnh, tính cách cũng như vấn đề khác liên quan đến học sinh của mình. Từ đó, khi giáo dục học sinh thì giữa nhà trường và phụ huynh các em đã có tiếng nói chung. Các em khi về nhà hay ở trường đều được dạy dỗ theo một cách thức chung.

66

3.2.4.2 Nội dung

Để thực hiện biện pháp này, ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lớp sau khi nhận được danh sách học sinh và những thông tin về nhân thân của học sinh, cần phải phân hóa đối tượng, nhóm học sinh ngoan, nhóm học sinh chưa ngoan, cá biệt của năm học trước. Tiếp đó, là việc trao đổi với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm không bị động chờ cuộc họp phụ huynh đầu năm mà qua điện thoại, qua việc chủ động tới nhà thăm gia đình, hoặc mời phụ huynh đến trường với tư cách là muốn tìm hiểu về học sinh của mình để giúp cho việc giáo dục được thuận lợi và giúp cho các em tiến bộ hơn nữa.

3.2.4.3 Cách thực hiện

Bước 1- Tìm hiểu về đối tượng: Đối tượng cần được giáo dục phải tìm hiểu kỹ, xem các em khi ở nhà có thường xuyên biểu hiện vi phạm như khi ở trường hay khơng, hồn cảnh gia đình các em như thế nào, gia đình có phương pháp giáo dục gì chưa.

Bước 2- Xây dựng kế hoạch: Giáo viên chủ nhiệm phải chọn đúng thời điểm để liên hệ với phụ huynh (qua điện thoại, email, thư mời), mời phụ huynh đến trường hoặc tới gia đình để gặp phụ huynh.

Bước 3- Thực hiện kế hoạch: Tiến hành làm theo kế hoạch đã chuẩn bị

Bước 4- Tổng kết: Sau khi thực hiện xong kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi việc phối hợp của bản thân với phụ huynh các em có vấn đề gì thuận lợi hoặc khó khăn. Nếu thuận lợi trong việc phối hợp và giải quyết được vấn đề mà học sinh đang vướng phải thì tiếp tục duy trì và áp dụng cho các đối tượng học sinh cá biệt khác. Cịn nếu gặp khó khăn trong khâu phối hợp với phụ huynh thì giáo viên chủ nhiệm cần báo cáo cấp trên để xin ý kiến góp ý.

67

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)