Chủ đề đời tư qua các chặng đường đời

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 35 - 41)

3 .Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

B. NỘI DUNG

2.1. Chủ đề đời tư qua bức chân dung tự họa

2.1.2. Chủ đề đời tư qua các chặng đường đời

Nguyễn Du đã sống một cuộc đời đầy bi kịch. Cuộc đời của ơng chia làm

ba chặng chính tiêu biểu: Giai đoạn từ năm 1765 – 1780 là thời thơ ấu sống trong vàng son, nhưng lụa. Và thanh niên sống sung túc, hào hoa ở Thăng Long (trong nhà anh trai là Nguyễn Khản). Giai đoạn thứ hai là từ năm 1780 – 1786 cuộc sống yên ổn của Nguyễn Du trong gia đình người anh cả bị xáo trộn. Từ 1786 – 1802 là quãng thời gian ông lang thang ở quê vợ và quê hương trong nghèo túng. Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại, bị bắt rồi được tha, về ở quê nội (Hồng Lĩnh). Chặng cuối cùng là giai đoạn từ năm 1802 – 1820 khi ông làm quan bất đắc dĩ cho triều Nguyễn (tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ tuế cống nhà Thanh), ông mất ở Huế năm 1820. Như vậy, xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu sang, thế nhưng cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết tất cả lầu son gác tía, đẩy ơng vào cuộc sống lay lắt, lưu lạc, tha hương. Tuy nhiên bi kịch lớn nhất là ông đã từng khao khát một sự nghiệp lẫy lừng, mà lại phải chấp nhận cuộc đời triền miên buồn chán. Nguyễn Du sống như một người dân thường trong thế gian và nhờ vậy ông cảm thông sâu sắc cho mọi kiếp người bị đày đọa. Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa giông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ơng chứa một chiều sâu chưa từng có trong văn học trung đại Việt Nam.

Với cuộc đời lận đận, Nguyễn Du phải sống tha hương khi còn rất trẻ. Trong tập thơ Thanh Hiên thi tập nhà thơ rất hay nhắc đến cuộc sống “vô gia” không chốn dung thân, nay đây mai đó. Ơng sống phiêu bạt khắp bốn bề, không

nơi nương tựa Hải giác thiên nhai tam thập niên (Trong ba mươi năm nay dù

ở chân trời góc biển) – (Quỳnh hải nguyên tiêu). Nguyễn Du phải sống cảnh

tha hương, rời xa những gì gần gũi thân thuộc nhất. Mười năm ăn nhờ ở đậu nới xứ người vơ cùng cay đắng, thiếu thốn tình cảm. Ơng tự thán rằng Tất cánh

phiêu linh hà xứ qui (Không biết cuối cùng sẽ bay đến nơi đâu). Lưu lạc khắp

nơi không chút tin tức về gia đình khiến nỗi lịng của Nguyễn Du ln nặng trĩu. Hình ảnh gia đình tan tác trở thành kí ức đau lịng khơn xiết trong ơng khi phải sống kiếp bèo dạt mây trôi.

Nguyễn Du khi ra làm quan dưới triều Nguyễn nhận chức trách đi sứ. Trong hành trình ấy, mọi khơng gian cảnh vật xung quanh ông càng làm tăng thêm nỗi niềm của người lữ khách. Đối diện với thực tại đau lịng khiến ơng càng khao khát được trở về thường trực: Trì thảo vị lan thiên lí mộng (Ngồi

xa nghìn dặm, chưa tàn giấc mộng “cỏ bờ ao”) – (Xuân tiêu lữ thứ). Thời loạn

lạc đã khiến con người phải rời xa những gì thân thương nhất, bắt con người ra khỏi sự yêu thương, bao bọc của người thân, khiến gia đình Nguyễn Du phải tan đàn xẻ nghé, ông phải sống lưu vong khắp mọi nơi Thập hải phong trần

khứ quốc xa (Mười năm gió bụi bỏ quê hương đi xa), Cường bán xuân quang tại hải nha (Quá nửa tuổi xuân ở nơi góc biển) – (U cư II). Xa gia đình, cơ độc

nơi đất khách đã bao xuân, hạ, thu, đông. Nguyễn Du là tác giả trung đại nhắc rất ít đến mùa xuân nhưng trong ba tập thơ chữ Hán cũng có một số bài ơng mượn khung cảnh “mùa xuân” để bày tỏ nỗi niềm của người lữ khách như:

Xuân nhật ngẫu hứng, Mộ xuân mạn hứng, Xuân dạ, Xuân tiêu lữ thứ,... Xuân

đối với mọi người là đẹp, là vui, là mùa của sự sum vầy nhưng mùa xuân đối với Nguyễn Du lại vô cùng cô quạnh. Trong bài Xuân dạ ông viết:

Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm? Tiểu song khai xứ liễu âm âm Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm Ky nữ đa niêm đăng hạ lệ

Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm Nam đài thôn ngoại Long giang thủy Nhất phiến hàn thanh tống cổ câm (kim) (Đêm tối đen, tìm đâu thấy cảnh xuân tươi sáng? Chỗ cửa sổ nhỏ mở, Chỉ thấy bóng liễu âm u. Bệnh đến trong bước giang hồ đã lâu ngày,

Vẻ xn cũng theo như gió mà chìm trong đêm khuya. Ở đất khách lâu năm, ngồi dưới đèn những rơi lệ, Quê nhà xa nghìn dặm, nhìn trăng mà đau lịng. (Ở đó) bên dịng Long giang, ngồi thơn Nam Đài, Tiếng sóng lạnh tiễn đưa kim cổ.)

Những năm sống ở quê vợ, đêm xuân mà chẳng thấy xuân đâu, chỉ thấy sự tăm tối vây kín tâm hồn. Chỉ thấy tăm tối, từ bóng đêm đen đến bóng liễu âm u, chỉ thấy mưa gió ập tới khi ơng đang bệnh cùng nỗi nhớ quê nhà da diết. Bài thơ vừa nói về đêm xuân buồn nơi đất khách, vừa nói về nỗi nhớ q. Ngồi nhìn trăng nhớ hình bóng q hương, tai nghe như tiếng sóng lạnh của sơng Long Giang tiễn đưa kim cổ. Mà quê nhà những năm tháng đó, anh em ly tán mỗi người một phương. Nguyễn Du thân già trước tuổi, mái đầu bạc sớm, nỗi buồn ln thường trực lịng. Mùa xn tới càng làm cho nhà thơ buồn hơn, nhớ nhà nhiều hơn vì vậy ta có thể thấy thơ xn của Nguyễn Du dù là những bài thơ vui cũng vẫn mang nặng nỗi niềm. Tuy vậy nó lại là một điểm nhấn lớn để phân biệt thơ xuân của ông với các nhà thơ khác.

“Mùa thu” là mùa của thi hứng và Nguyễn Du cũng không ngoại lệ. Trong khoảng thời gian tha hương thì hồn thơ Nguyễn Du gửi vào mùa thu là nhiều nhất. Mùa thu tuy đậm chất lãng mạn nhưng lại man mác buồn. Với người Nhật, mùa thu và nỗi buồn không thể tách rời nhau. Basho viết:

“Tiếng vượn hú não nề

Hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc? Gió mùa thu tái tê”

Hay trong thơ Nguyễn Khuyến, bài Thu vịnh đã thể hiện được cái đặc trưng của mùa thu miền Bắc và hơn cả đó là cái thanh, cái nhẹ, cái cao của nhà thơ cùng với nỗi u uẩn của thi nhân.

Nguyễn Du cảm nhận mùa thu bằng tất cả các giác quan của mình và đưa vào thơ thu những nỗi niềm sâu kín. Mùa thu trong thơ ơng khơng chỉ báo hiệu một mùa đặc trưng trong năm mà còn gắn liền với nỗi buồn về sự phai úa của đời người, một cuộc đời mông lung khơng chốn nương thân, vơ định như gió thu chẳng biết khi nào có chốn dừng chân. Nguyễn Du miêu tả mùa thu bằng những cảnh thực mà nhà thơ nhìn thấy. Đọc bài thơ Thu dạ của Nguyễn Du ta thấy nao nao cho tâm trạng của nhà thơ trong hoàn cảnh khốn đốn tản cư lánh nạn trong thời ly loạn nơi đất khách khi tuổi đã về già.

Lão lai bạch phát khả liên nhữ

Trú cửu thanh sơn vị yếm nhân Tối thị thiên nhai quyện du khách Cùng niên ngọa bệnh Tuế giang tân” (Già rồi, làn tóc bạc này trơng mà đáng thương Ở mãi nơi đây, núi xanh chưa chán người. Nhất là du khách bên trời đã mỏi mệt, Suốt năm đau ốm nằm ở bến Tuế giang.)

Trong những năm tháng tha hương Nguyễn Du viết rất nhiều bài thơ về mùa thu, mùa xuân có một số bài nhưng thơ về mùa hạ và mùa đơng lại rất ít. Số bài thơ thu chiếm 57 bài, thơ xuân có 26 bài nhưng thơ về mùa hạ và đơng chỉ có 4 bài tất cả. Nói đến bốn mùa trong năm để chúng ta có thể thấy rõ những năm tháng tha hương nơi đất khách như một vòng tuần hồn lớn ln chảy trơi theo thời gian. Cuộc đời của Nguyễn Du cũng vậy, xa quê nhà và ln mang trong mình nỗi khao khát trở về quê hương nhưng suốt cả cuộc đời là chuỗi ngày phiêu bạt nay đây mai đó.

Cuộc đời vốn lận đận là vậy, con đường công danh của Nguyễn Du cũng chẳng khác là bao nhiêu. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc triều đại Lê –

Trịnh danh giá bậc nhất thời bấy giờ và gia đình có truyền thống làm quan, được nhà Lê ân sủng vậy nên ông lập thân bằng việc làm quan cho triều Lê và đến mãi sau này khi ra làm quan bất đắc dĩ cho nhà Nguyễn vẫn mang nặng nợ ân tình. Kỳ thi hương năm (1723) ơng tham gia nhưng chỉ đậu tam trường (hay nho sinh, tức tú tài). Ơng có tài văn chương, kiến thức rộng nhưng có lẽ khơng chun về khoa bảng nên lần đầu tiên bước chân vào đời đã nếm mùi thất bại. Tuy khoa bảng không thành nhưng với khát vọng to lớn Nguyễn Du lại muốn lập thân cùng thanh trường kiếm mà ông được quận cơng Hồng Ngũ Phúc ban cho từ khi còn nhỏ: Tằng lăng trường kiếm ý thanh hiên (Tựa kiếm dài, ngạo

nghễ nhìn trời xanh) – (Khuất thực). Khi Tây Sơn thay nhà Lê, Nguyễn Du

khơng hợp tác cùng Tây Sơn. Ơng khơng làm gì để chống lại, khi được mời ra làm quan ông cũng khơng đồng ý. Ơng đã dùng thơ để ghi lại thái độ bất hợp tác của mình với Tây Sơn:

Đản đắc Kỳ Sơn thánh nhân xuất

Bá Di tuy tử bất thần Chu.

(Thế phả)

(Dù ở đất Kỳ Sơn có thánh nhân ra đời đi chăng nữa Thì Bá Di chết thì chết chứ chẳng chịu làm tôi nhà Chu)

Khi Nguyễn Nễ, anh trai của Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Tây Sơn thì Nguyễn Du vẫn khơng lung lay ý định của mình. Tình cảnh lúc này của ơng cũng thật đáng thương khi phải tha hương nơi quê vợ. Không nhà, gia đình ly tán, bản thân lưu lạc nơi chân trời góc bể. Nhìn trăng mà thấu nỗi niềm của kẻ lữ khách công danh không thành. Người khách trọ lâu năm khơng cịn giấc mộng đẹp, thân chỉ cịn da bọc xương lại khơng có nổi một người để bày tỏ nỗi lòng. Phong trần độ lý lưu bì cốt/ Khách chẩm tiêu tiêu lưỡng mấn bồng (Vẫn

cịn thân mình, xương bọc da, trong đám người phong trần/ Nằm nơi đất khách, hai mái tóc bạc bơ phờ trên gối) – (Trệ khách). Tình cảnh vậy nhưng Nguyễn

Du vẫn nhất quyết quay lưng với triều đại mới, không ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Năm 1796, nhà Tây Sơn đã suy yếu lắm. Mùa đông năm ấy, Nguyễn Du

toan vượt biển vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh thì bị bắt giam ở nhà lao trấn Nghệ An. Tứ hải phong trần gia quốc lệ/ Thập tuần lao ngục tử sinh tâm ( Bốn

bể gió bụi, nghĩ tình nhà việc nước mà rơi lệ/ Mười tuần lao tù, lòng coi thường sống chết) – (My trung mạn hứng). Nguyễn Du bị giam ba tháng rồi được thả

nhờ quan trấn thủ Nghệ An vị nể anh trai ông (Nguyễn Nễ). Ra tù, Nguyễn Du lại tiếp tục cuộc sống bế tắc dưới chân núi Hồng với cuộc sống ung dung, thong thả thể hiện qua bài thơ Khai song:

Môn thiền yên cảnh cận như hà Nhàn nhật khai song sinh ý đa Lục nguyệt bồi phong bằng tỉ địa Nhất đình tích vũ nghĩ di oa Thanh chiên cựu vật khổ trân tích Bạch phát hùng tâm không đốt ta Tái bệnh thượng tu điều nhiếp lực Bất tri thu tứ đáo thùy gia

(Phong cảnh trước nhà nay ra sao?

Thong thả, mở cửa sổ thấy mọi vật vui tươi.

Nhờ gió lớn, chim bằng bay ln sáu tháng không nghỉ, Sân đọng nước mưa, kiến phải rời tổ đi.

Chiếc nệm xanh, vật cũ, khư khư giữ mãi,

Tóc bạc rồi, dù có hùng tâm, cũng ngồi than thở suông mà thôi. Bệnh trở lại, phải lo điều dưỡng,

Không biết ý thu đến nhà ai?)

Trong sáu năm sống dưới chân núi Hồng (1796-1802), thời cuộc cũng biến đổi rất nhanh thay đổi sơn hà. Triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, cũng là lúc kết thúc giai đoạn ẩn nhẫn dưới chân núi Hồng của Nguyễn Du. Cuộc đời nhà thơ lại có bước ngoặt mới. Ơng ra làm quan dưới triều Nguyễn và đảm nhận các chức vụ như: Đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc (1803), thăng hàm Đông Các điện học sĩ (1805), làm giám khảo trường thi

Hương ở Hải Dương (1807), làm Cai bạ dinh Quảng Bình (1809), thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ lễ. Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị mất đột ngột ở kinh đô Huế.

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)