3 .Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
B. NỘI DUNG
3.2. Giọng điệu nghệ thuật
Giọng điệu nghệ thuật là tổng hợp của tất cả các yếu tố như: thái độ, tư
tưởng, tình cảm, đạo đức... cũng như quan niệm thẩm mĩ của nhà văn. Mỗi nhà văn thì thường có một giọng điệu riêng thể hiện màu sắc và cá tính của mình. Giọng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thì nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu cay. Giọng điệu trong thơ Hồ Xuân Hương thì ln chứa đựng sự tự tin, táo bạo và đầy bản lĩnh... Điều này tác động trực tiếp đến độc giả vì vậy giọng điệu phải bắt buộc khơi gợi được tư tưởng, tình cảm và những ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc. Giọng điệu nghệ thuật chính là thước đo để xác định phong cách và tài năng của tác giả. Đây là cách nói bằng ngơn ngữ văn chương nhưng vẫn thể hiện được thái độ của tác giả thơng qua tác phẩm của chính mình. Theo Trần Đình Sử: “Ngơn ngữ trung đại là ngơn ngữ ước lệ, nhiều điển tích, điển cố. Các nhà thơ trung đại, một mặt tăng cường nghệ thuật luyện chữ nhằm tạo ra nhãn tự, thần cú, mặt khác, chú ý gột tẩy dấu vết của chủ thể trong thơ. Thơ càng kín đáo, uyên súc càng hay. Chính điều này đã hạn chế, cản trở tính cá thể hóa của giọng điệu trong thơ. Các yếu tố dấu giọng, tính liên tục của lời nói tự nhiên ít xuất hiện. Đây là ngun nhân cơ bản tạo nên tính điệu ngâm của thơ trung đại.”
Như vậy ta thấy trong văn học trung đại đã xuất hiện yếu tố giọng điệu ở các nhà thơ lớn. Tiêu biểu trong đó là Nguyễn Du qua thơ chữ Hán. Yếu tố giọng điệu trong thơ ông đã hiện lên khá rõ nét. Giọng điệu ấy giúp cho ta hiểu thêm về tâm trạng, suy nghĩ và thái độ của ông trước cuộc đời và con người. Giọng điệu có khi căm phẫn tột cùng khi Nguyễn Du nói về cái xấu xa, cái ác trong xã hội. Nhưng có khi lại lại thốt lên âm hưởng tha thiết khi ông viết về quá khứ vàng son, đầm ấm. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du có sự đan xen nhiều màu sắc giọng điệu, điều đó khiến cho thơ ơng trở nên vô cùng hấp dẫn và thu hút độc giả dù chỉ thông qua bản dịch ta cũng thấm thía con người Nguyễn Du. Tìm hiểu về giọng điệu thơ Nguyễn Du càng khiến ta hiểu sâu sắc
hơn về bức tranh tự họa bằng thơ của ơng. Ta sẽ biết được tính cách, con người, cuộc sống và cách nhìn đời của thi nhân.
3.2.1. Giọng điệu tiếc nuối, thương cảm
Nguyễn Du viết về hồi niệm q khứ là nhiều nhất vì ở đó ơng được sống trong một thế giới nhỏ bé của riêng mình. Sống quây quần bên mái nhà cùng gia đình, làng xóm thân thương. Cuộc đời ơng trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc và triều đại. Ông thể hiện lòng thương cảm khi nhắc về quá khứ, về cái khoảng thời gian đã qua với tần số vô cùng dày đặc “cổ”, “cựu”, “cố”, “khứ”, “vãng”,...
Vị hoàng giang thượng vị Hoàng doanh
Lâu cối sâm si tiếp thái thanh Cổ độ tà dương khan ẩm mã
(Vị Hoàng doanh)
(Cạnh sơng Vị Hồng có qn doanh Vị Hồng Chịi gác nhấp nhơ cao tận trời xanh)
Niềm cảm thương cho số phận con người cũng như số phận của chính bản thân mình. Với bản thân Nguyễn Du, những gì đã qua là những dấu ấn khắc sâu tâm chí. Ơng ý thức được rằng thời gian một đi không trở lại nên ông luôn trân trọng hiện tại và quá khứ đã xảy ra. Cái ngối nhìn hồi niệm của ơng mang nặng tâm tư, nó vừa khiến ơng chiêm ngưỡng lại mọi thứ đã diễn ra vừa giúp ông nhận ra những gì được mất trong cuộc đời hiện tại.
Khi viết về số phận những con người thời đại đầy bất hạnh, Nguyễn Du thường không giấu được vẻ trầm tư, lặng lẽ. Ơng đau xót khi chứng kiến cảnh sống cơ cực của muôn dân và trong thơ không thiếu những giọt nước mắt đầy thương cảm. Với giọng điệu ln tha thiết, u thương. Giọng thơ có chút bùi ngùi nhưng không phải là thương hại mà là sự đồng cảm, thậm chí là thán phục với nhân cách cao đẹp của số kiếp lầm than. Như trong bài Thái Bình mại ca
giả ơng có viết:
Thái Bình cổ sư thô bố y
Vân thị thành ngoại khất lão tử Mại ca khất tiền cung thần xuy ...
Ngã sạ kiến chi, bi thả tân:
Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần (Thành Thái Bình có người mù mặc áo vải to Một em bé dắt đi theo bờ sông
Nghe nói đó là người già hành khất ở ngoài thành Hát rong xin tiền để kiếm ăn
...
Tôi trông thấy mà thương xót Người ta thà chết còn hơn nghèo
Có một sự giằng xé lớn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Sự giằng co quyết liệt ấy là tiêu biểu cho tiếng thở dài não nề cùng những giọt nước mắt đắng chát của chủ thể trữ tình. Tiếng thơ Nguyễn Du tiêu biểu cho sự u buồn, vô cùng bất mãn với hiện thực khốc liệt, thương xót cho những số phận lầm than. Là tiếng khóc cho chính nỗi lịng đang quặn đau não nề trước những mảnh đời bất hạnh của thời đại. Nguyễn Du sớm đã phải rời xa cuộc sống vinh hoa phú quý, nên đứng ở một góc độ người nơng dân bình thường ơng thấu hiểu cho số phận của những con người cùng cực: Cảnh hai mẹ con người ăn xin, cảnh ông già mù hát rong hat cảnh anh hái củi giữa trưa hè nắng gắt. Cho đến lúc làm quan, Nguyễn Du vẫn dứng ở cương vị một người dân thường để thấu hiểu hết những tủi cực mà người dân phải trải qua. Để rồi ngồi sự thương cảm ơng cịn đồng cảm sâu sắc với họ. Giọng thơ ông luôn dạt dào cảm xúc:
Mẫu tử bất túc tuất
Phủ nhi tăng đoạn trường Kỳ thống đại tâm đầu Thiên nhật gia vị hoàng
(Mẹ chết không đáng tiếc Vỗ về con mà càng đứt ruột Lịng đau xót vơ cùng
((Trông lên) trời, mặt trời vàng úa)
Nhiều bài thơ đề cao những con người tài cao đức cả, tỏ lịng thơng cảm với những người trung nghĩa cương trực gặp phải tai ương, thể hiện tình cảm sâu nặng đối với phong cảnh, tình người. Khi viết về những người tài cùng với sự chiêm nghiệm về quá khứ, thơ Nguyễn Du thể hiện chất giọng thương cảm, buồn đau, xót xa. Ơng nghẹn ngào cho những người tài đã phải chịu một đời oan uất và xót xa cho cái tài của con người đã không được trọng dụng xứng đáng. Những suy tư triết lý khái quát của Nguyễn Du tạo cho thơ ông một giọng già dặn, trải đời, giọng của con người đã chịu nhiều phong ba bão táp hay suy tư lo nghĩ, thấu triệt lẽ hanh thông, am tường kim cổ.
3.2.2. Giọng điệu phê phán, căm phẫn
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du ngồi sự tiếc nuối và thương cảm thì giọng điệu phê phán, chế giễu những con người xấu xa, tàn nhẫn và bất nghĩa cũng rất điển hình trong ba tập thơ này. Thậm chí có lúc giọng thơ trở nên mỉa mai sâu cay:
Xú danh mãn quách tàng hà dụng Tặc cốt thiên niên mạ bất tri
Hà tự cẩm thành tiên chủ miếu Chí kim tùng bách hữu quang huy
(Thất thập nhị nghi trủng)
(Tiếng thối đầy săng giấu kỹ để làm gì?
Nắm xương một tên giặc ngàn đời có chửi mắng cũng khơng hết Sao bằng ngôi miếu Tiên Chủ ở Cẩm Thành
Đêm nay cây tùng cây bách cịn chói sáng)
Nguyễn Du phê phán những kẻ đạo đức giả, những tên ngụy quân tử chỉ giỏi khoa trương khoác lác và ác độc:
Thanh thời đa thiểu tu như kích Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn
(Tam liệt miếu)
(Thời bình bao nhiêu kẻ râu vểnh lên như mác, Bàn chuyện hiếu trung, ai cũng tự cho mình là nhất)
Nói về cái xấu, ông không đao to búa lớn mà chỉ nhẹ nhàng mỉa mai sâu cay. Điều này khiến ông lột tả được hết những bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của những tên bịp bợm, gian xảo gây hại cho nhân dân, đất nước. Nguyễn Du đã đứng về phía dân, đặt mình vào địa vị của dân để thay dân nói lí, nói quyền. Trước cái ác, ơng lên tiếng phê phán. Trước cái thiện, ông lên tiếng ngợi ca. Trước cái tài thì nhà thơ thể hiện rõ nét sự khâm phục.