Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 51 - 55)

3 .Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

B. NỘI DUNG

3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.1.1. Không gian nghệ thuật

Khơng gian chính là mơi trường tồn tại của con người: Dịng sơng, cánh đồng, ngọn núi,... Không gian là nơi nhà văn triển khai sự kiện, biến cố, là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không gian trong văn học là không gian nghệ thuật. Ngồi khơng gian nghệ thuật ta cịn tìm thấy trong thơ Nguyễn Du một loại khơng gian khác đó là khơng gian nỗi niềm, khơng gian tâm tưởng. Theo quan niệm xưa thì khơng gian thường có ba chiều: chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Không gian ấy không phải ngẫu nhiên mà do nghệ sĩ trọn lọc để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Khơng gian ấy đa chiều, giàu sức biểu hiện, phụ thuộc vào sự vận động tư tưởng, tình cảm. Khơng gian ứng với cách sống riêng biệt của con người bao gồm có:

Không gian rộng lớn: Người có chí lớn, khát vọng đạp đổ mọi khó khăn để tiến đến thành cơng.

Không gian nhỏ hẹp: Diễn tả sự tù túng, thế giới tâm hồn trật hẹp...

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du nằm trong khuôn khổ của văn học trung đại nên không gian trong thơ là không gian vũ trụ rộng lớn, một không gian nghệ thuật vô cùng sinh động. Qua khảo sát các tập thơ ta thấy rõ thơ không chỉ chứa đựng cả gian rộng lớn của thiên nhiên bao la, của cuộc đời phiêu bạt nay bắc mai nam và cả không gian nhỏ hẹp trong chính căn nhà nhỏ của mình, trong cuộc đời thi nhân. Cảm nhận về khơng gian giúp cho ta tìm hiểu sâu sắc hơn nét đẹp nhân văn của con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du nói chung và thơ chữ Hán nói riêng. Con người có thể sự chiếu soi mình qua những vần thơ thể hiện nỗi niềm, sự trăn trở về quy luật nhân sinh ấy.

Với không gian rộng lớn, cuộc đời Nguyễn Du bôn ba khắp nẻo như một con thuyền ngược xi, như một ngọn gió vơ định chẳng có điểm dừng chân,

như cánh buồm nhỏ lênh đênh giữa biển trời rộng lớn vì vậy có một khơng gian mênh mang như vậy luôn xuất hiện trong thơ Nguyễn Du. Thế giới dành cho kẻ lữ khách xa.

Đơng bích hàn trùng bi cánh tân Vạn lý thu thanh thôi lạc diệp Nhất thiên hàn sắc tảo phù vân

(Thu dạ)

(Vách phía đơng, dế gặp lạnh kêu buồn thảm, chua xót Muôn dặm tiếng thu thúc giục lá cây rụng,

Bầu trời một màu lạnh ngắt không một vẩn mây)

Không gian mênh mông rộng lớn của một đêm mùa thu nơi đất khách. Xung quanh bốn bề chỉ nghe thấy tiếng dế kêu chua xót và buồn thảm càng làm cái không gian rộng lớn giữa đất trời khiến con người nhỏ bé ấy càng thêm cô độc. Ơng làm bạn với khơng gian mờ mịt gió bụi, đường ơng đi đầy cát bụi dặm xa. Cát bụi ở đây không chỉ là cát bụi trên đường đi mà còn là cát bụi trong mắt Nguyễn Du. Cát bụi che mắt ông, che lớp hết cả ánh sáng mặt trời. Cả cuộc đời Nguyễn Du lang thang mọi chốn, đi đến đâu cũng phải đối diện với không gian vô cùng lạnh lẽo của trời đất. Cái lạnh của thời tiết cịn khơng thấu đau bằng cái lạnh trong tâm hồn của ông.

Bên cạnh không gian bao la, kỳ vĩ ấy thì trong thơ Nguyễn Du cịn chứa cả không gian nhỏ hẹp, không gian tù túng của riêng ông. Trước hết là biểu hiện qua ngôi nhà. Trong cuộc đời Nguyễn Du, phần lớn là ông sống trên đường đi, làm thân lữ khách. Nhà cửa đối với ông chỉ là tạm bợ qua ngày, tất cả đối với ơng đều là ngắn ngủi, chóng vánh với những căn nhà trọ. Tất cánh phiêu

linh hà xứ qui ? (Không biết cuối cùng sẽ bay đến nơi đâu?) – (Tự thán I), Trú cửu đốn vong thân nhị khách/ Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục/ Lưu bạc bạch đầu thành để sự (Ở trọ lâu ngày, quên bẵng mình là khách/ Ở đất khách, giả vụng về để phịng thói tục/ Phiêu giạt đến bạc đầu có thành việc gì đâu) –

phần quyết định sự vui buồn, đầm ấm hạnh phúc hay lạnh lẽo cơ đơn. Bế mơn

cao thẩm ngọa kì trung (Đóng cửa, đầu gối cao, nằm trong nhà) – (Kí hữu), Sài phi dạ tĩnh bế thân ngâm (Cửa sài đóng kín trong đêm vắng nằm rên than)

– (Ngọa bệnh II). Cửa đóng tất nhiên tạo thêm dáng vẻ bẩn chật, tối tăm. Khơng gian nhỏ hẹp, cửa đóng càng thấy nhỏ hẹp hơn. Chỉ duy nhất một lần Nguyễn Du nói đến cánh cửa nhỏ mở với tâm trạng phấn khởi, vui tươi. Bài thơ ấy cũng có đề là cửa mở (Khai song) Nhàn nhật khai song sinh ý đa (Ngày nhàn mở cửa

sổ thấy nhiều sinh ý). Căn nhà nhỏ, nhỏ từ cái cổng ngoài đơn sơ bằng tre nứa,

từ cái vách nát đến con giun, con dế rắn mối leo quanh.

Phế táo tụ hà ma

Thâm đường xuất khâu dẫn

(Bất mị)

(Cóc nhái nhóm quanh bếp vắng, Giun từ góc nhà bị ra.)

Khơng gian nhỏ hẹp cịn được thể hiện qua một khơng gian có mái che khác đó chính là khơng gian mồ mả, đình đền, gị đống... Có tận 84 lần Nguyễn Du nhắc đến điều này trong thơ chữ Hán của mình. Đây là một con số không nhỏ. Không gian ấy vừa rộng, vừa hẹp hơn căn nhà. Rộng là vì thơng qua mồ mả cịn có sự thăng hoa tới một đỉnh trời nào đó. Cịn hẹp hơn là do kích thước ấy đã quá rõ rằng. Một điểm khác nữa là tuy cả hai cùng là khơng gian nhỏ hẹp có mái che nhưng một bên là của người sống và một bên là của người chết. Nhìn chung khơng gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du ở bình diện khống đạt và vô cùng rộng lớn hay không gian nhỏ hẹp thì nó vẫn tốt lên cái khơng khí thâm trầm, ngột ngạt, bế tắc, lạnh lẽo, mờ tối... Trên cái nền chung ấy, con người biểu hiện khát vọng khám phá hiểu biết, tự đối lập mình với vũ trụ thiên nhiên để kêu gọi đồng cảm, biểu hiện sự cam chịu nhẫn nhục khi cảm thấy mình khơng vượt được khơng gian hiện thực để đạt được lí tưởng cho mình. Vũ trụ dường như quay lưng lại với con người, chỉ đem lại

cho con người những gì con người khơng thích ứng nổi, chết chóc, tàn úa, xa cách, lạnh lẽo và những bí ẩn mn đời con người khơng giải thích được. Cùng với không gian nghệ thuật là không gian thể hiện nỗi niềm là nơi để nhà thơ tư duy. Nó được quy định bởi chính tâm trạng của nhà thơ. Nguyễn Du đã thể hiện rất rõ qua những vần thơ họa lại bức chân dung chính con người mình. Là những năm tháng sống long đong lận đận, vơ vọng và xót xa cho thân phận “chân trời góc bể” của mình. Ta bắt gặp trong thơ ơng hình ảnh những con đường với nhiều gió bụi, mờ mịt. Người lữ khách bơn ba khắp nơi với nhiều khung cảnh. Cuộc đời nhà thơ có thể nói là chuỗi ngày vơ cùng đau khổ, phó mặc số phận mình cho cuộc đời nghiệt ngã Bách niên thân thế ủy phong trần

(Thân thế trăm năm mặc gió bụi) – (Mạn hứng). Suốt “mười năm gió bụi” rồi

ra làm quan cho triều Nguyễn và trên đường đi sứ Nguyễn Du cũng luôn gắn với con đường đầy gió bụi, mờ mịt. Hình ảnh bụi - trần, gió – sương được nhắc rất nhiều trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Cái không gian ấy gợi lên sự bôn ba vô định của ông suốt những năm tháng cuộc đời.

Trong cái khơng gian gió bụi đầy trời ấy là một khơng gian lạnh lẽo ảm đạm. Cái lạnh của thiên nhiên tác động vào da thịt thể hiện cái lạnh lẽo trong tâm hồn thi nhân. Ơng ln cảm thấy rợn ngợp cơ đơn Mãn địa phồn thanh văn

dạ vũ/ Nhất sàng cô muộn địch xuân hàn (Đầy đất, đêm nghe tiếng mưa rả rích/ Trên đường một mình buồn chịu đựng khí xn lạnh) – (Ngẫu thư cơng qn

bích). Là con người nhạy cảm nên khi đi trên những con đường trải đầy xương chất thành núi, những nơi con người nằm dài chờ chết... Cái khơng khí thê lương, ảm đạm và não nề ấy khiến nhà thơ luôn luôn trăn trở, suy nghĩ mình chính là tâm điểm thu hút mọi sự lạnh lẽo ấy.

Cố mạch hàn phong cộng nhất nhân

Hắc dạ hà kỳ mê thất hiểu

(Dạ hành)

(Gió lạnh trên con đường xưa dồn cả vào một người Đêm đen tối, lúc này là lúc nài, mãi không thấy sáng)

Con người mn phần lạnh lẽo vì hiện thực q khắc nghiệt, lạnh từ trong tâm, đã thế thiên nhiên cịn khơng chiều lịng người, cứ hắt xuống những cơn lạnh tái tê khiến cái lạnh muôn phần giữ dội cứ ập vào người. Trước cái không gian tù túng ấy, ơng ln muốn thốt ra để hịa mình với thiên nhiên, với vũ trụ như con sơng tìm về với đại dương rộng lớn.

Không gian nghệ thuật (không gian rộng lớn, không gian nhỏ hẹp) và cả không gian trong tâm hồn Nguyễn Du đã chiếu soi cho tất cả những con người cùng thời đại. Nó phản ánh những bế tắc, ngột ngạt của con người trong xã hội lúc bấy giờ. Tất cả những điều u ám, ảm đạm nhất dường như cuộn xoáy và bao phủ toàn bộ con người khiến con người cảm thấy bức bối, khó chịu. Nguyễn Du khơng chỉ họa lên chân dung của mình qua khơng gian nghệ thuật ấy mà ơng cịn thể hiện cả tiếng lịng của một lớp người trong xã hội đương thời.

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)