Quan hệ bạn bè, làng xóm

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 45 - 51)

3 .Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

B. NỘI DUNG

2.2. Chủ đề đời tư qua các mối quan hệ riêng tư

2.2.2. Quan hệ bạn bè, làng xóm

Mảnh đất quê hương thân thuộc với biết bao nhiêu sự gắn bó. Ngồi gia đình thân thương thì cịn cả những người bạn tốt, những người hàng xóm nghĩa tình. Nỗi nhớ dành cho bạn bè, làng xóm mà cũng là một nỗi niềm trở đi trở lại trong thơ ông. Nhớ những tháng ngày lao động vất vả nhưng lại quây quần bên nhau thật vui sướng biết bao nhiêu. Nguyễn Du từng cùng với mọi người lên

núi hái vọt, hái nón, hay chẻ tre vót vành nón, khâu nón thâu đêm suốt sáng... Ơng cũng từng theo dân chài ra sông, xuống biển đánh bắt tôm cá để mưu sinh. Nhà thơ cũng đã thử sức đi săn và mỗi lần hành nghề thì ơng lại có một biệt hiệu riêng như Nam hải điếu đồ, Hồng Sơn hiệp lộ. Nguyễn Du vốn sống nghĩa tình nên ơng quan hệ với bạn bè, làng xóm vơ cùng thân thiết. Lối sống mộc mạc, hịa đồng nên ơng được mọi người vô cùng quý mến vậy nên khi ông ra triều Nguyễn làm quan ai ai cũng thương nhớ ông.

Thân bằng tân khẩu vọng

Vị ngã nhất triêm cân

(Độ Long Vĩ giang)

(Bạn bè thân thích đứng ở bến nhìn theo Vì ta mà nước mắt ướt khăn)

Khi nhắc tới nỗi nhớ quê, nỗi nhớ bạn bè, hàng xóm là một điều vơ cùng quan trọng. Khi có bạn đến thăm q (Tiên Điền), ơng tự hào và vui sướng giới thiệu: Viễn lai chí thủ tương tầm lộ/ Gia tại Hồng Sơn đệ nhất thôn (Anh ở xa

đến, nhớ lấy đường để khi tìm nhau/ Nhà tơi ở ngay xóm đầu dãy núi Hồng Sơn) – (Ký huyền hư tử). Bài Tặng thực đình ơng cũng có viết: Mạc sầu tịch địa vơ gia khách/ Lam thủy Hồng sơn túc vịnh ngâm (Chớ lo ở nơi hẻo lánh khơng có bạn/ Sơng Lam núi Hồng đủ để ngâm vịnh). Ông khoe với bạn về

khung cảnh hùng vĩ nơi quê hương Lam thủy hồng sơn vô hạn thắng/ Bằng quân thu thập trợ thanh ngâm (Sông Lam núi Hồng đẹp vô cùng/ Tha hồ anh nhặt nhạnh để làm đề tài ngâm vịnh) – (Phúc thực đình). Qua những vần thơ

ấy ta thấy quê hương đối với Nguyễn Du n bình vơ cùng, với những cảnh đẹp động lịng người. Ơng ln tự hào khi nhắc đến quê hương, vui sướng khoe mẽ với bạn hữu. Nhưng càng thấy tự hào, càng khoe thì nỗi khao khát trở về q của ơng càng thêm cháy bỏng. Ông lo lắng cho quê hương trong cơn li loạn, tâm hồn luôn day dứt bất an. Khi tiễn bạn Nguyễn Sĩ Hữu về làm quan ở quê nhà, ơng vừa vui mừng vì q hương sẽ đón nhận một vị quan tốt nhưng khơng

có nghĩa khơng chút ghen tuông tủi hờn của người lữ khách xa quê, khơng nơi nương tựa. Ơng trải lòng qua bài thơ Tống Nguyễn Sĩ Hữu nam quy:

Hồng Lĩnh hữu nhân lai tố chủ Bạch đầu vô lại bất hoàn gia

Qui khứ cố hương hảo phong nguyệt Ngọ song vô mộng đáo thiên nha (nhai). (Từ nay Hồng Lĩnh có người về làm chủ

(Cịn ta) đầu bạc, khơng nên trị trống gì mà vẫn khơng về nhà Bạn về quê hương sẵn cảnh trăng trong gió mát

Trưa nằm ngủ dưới cửa sổ, khơng mơ màng gì đến phương trời xa xơi nữa).

Khi ra làm quan dưới triều Nguyễn ông đã viết thư gửi cho bạn của mình ở núi Hồng, vừa để hỏi thăm sức khỏe của bạn, tình bạn dù ở nơi xa vẫn ln vững vàng và cũng vừa thể hiện nỗi nhớ quê trong bài thơ Ký hữu: Nhất thiên

minh nguyệt giao tình tại/ Bách lý Hồng Sơn chính khí đồng (Trăng sáng giữa trời, tình bạn cịn đó/ Non Hồng trải ngàn dặm, cùng chung một chí khí). Nhìn

vầng trăng ở Thăng Long lại nhớ vầng trăng ở núi Hồng. Ơng mong muốn sẽ có ngày nhất định ơng sẽ rời chốn quan trường mà trở về với mảnh đất thân thương, sống một cuộc đời bình dị. Nhà thơ chỉ mong được như bạn, ung dung nằm bên cửa sổ chẳng âu lo bất cứ gì. Cái nỗi niềm trở về chưa bao giờ ngi trong tâm khảm của nhà thơ Khứ quốc hà tâm lão bất quy (Xa quê hương lịng nào già khơng muốn về). Nhưng ước mong tuy giản dị đó lại khó lịng thực hiện. Ơng luôn thấu hiểu và cảm thông sâu sắc cho những người cùng cảng ngộ. Nguyễn Du luôn biểu đạt nỗi nhớ quê một cách giản dị nhất. Chỉ biết lo lắng khi quê nhà đang trong cảnh binh đao loạn lạc, ơng thấy bản thân mình bất lực làm sao khi chỉ biết được tin tức qua mấy dòng chữ trong thơ.

“Tang tử binh tiền thiên lí lệ

Thân bằng đăng hạ sổ hàng thư”

(Bát muộn)

Bạn bè, bà con, chỉ còn lại mấy hàng thư dưới đèn)

Trên đường đi sứ, qua Lạng Sơn – trạm nghỉ cuối cùng của đất nhà. Nhìn cảnh trời bể mênh mang, đến sinh vật cũng có nơi trú ngụ, tự nhìn lại bản thân mình mà nực cười nghêu ngao nhớ về quê nhà bè bạn, nơi có bà con láng giềng luôn quây quần giúp đỡ.

Hồng Lĩnh thân bằng nhật tiệm dao Quái đắc nhu tình khinh cát đạn, Khuông trung huề hữu bút như đao

(Lạng thành đạo trung)

(Bầu bạn non Hồng càng ngày càng xa

Quái lạ nỗi nhớ nhung lại càng dễ dàng cắt đứt, Trong tráp đã có ngọn bút sắc như dao).

Trong thời gian làm quan Nguyễn Du khơng ít lần muốn về q ẩn dật nhưng phần vì nhà vua níu kéo, phần vì gia cảnh nên ơng khơng thể nào thực hiện được mong muốn nhỏ bé ấy. Thi nhân tuy làm thơ tặng bạn nhưng lại gửi vào trong đó ước mong của chính bản thân mình. Ơng muốn sống một cuộc đời bình thường nhưu bao người lao động khác. Muốn có một gia đình đầm ấm qy quần bên nhau, vui thú cùng với bè bạn xóm làng.

Xuân vân mãn kính quần my lộc, Thu đạo đăng trường đốc tử tôn Ngã dục quải quan tòng thử thệ Dữ ông thọ tuế lạc cầm tôn

(Tặng nhân)

(Mùa xuân, mây phủ đường núi, làm bạn cùng hươu nai, Mùa thu, lúa đương gặt rộ, ra đôn đốc con cháu

Ta muốn từ đây treo mũ ra về,

Cùng ông hưởng tuổi già vui thú gảy đàn uống rượu)

Người ta có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một chốn bình n nhất để quay về đó chính là quê hương, là gia đình. Nhưng với Nguyễn Du thì khác, ông

sống một cuộc đời phiêu dạt khắp mọi nơi. Nên nỗi nhớ quê chính là nỗi trăn trở trong thơ ông. Chân dung tự họa được khắc lên một cách rõ nét qua những vần thơ chữ Hán thể hiện nỗi niềm người lữ khách ln mong ngóng ngày được quay trở về.

Hành sắc thông thông tuế vân mộ,

Bất cân bằng thức thán “Qui dư”.

(Đông lộ)

(Cuộc hành trình vội vàng năm cũng sắp hết

Tiểu kết chương 2

Các chặng đường đời của Nguyễn Du diễn ra với nhiều biết động và thăng trầm. Một con người bình thường nhưng lại có sức mạnh phi thường. Từ khi cịn nhỏ đến tận lúc qua đời khơng kể xiết được những nỗi niềm của cuộc đời ông. Chủ yếu là thăng trầm và sóng gió. Mất cha, mẹ khi cịn q nhỏ, anh em lưu lạc mỗi người một phương. Cơng danh vơ cùng lận đận. Có thể thấy Nguyễn Du sống một cuộc đời của con người bình thường nhưng những thứ ơng trải qua thật khó khiến người ta thấy thoải mái. Một cuộc đời cơ cực phong ba đầy đau khổ chỉ tồn hồi niệm, có lẽ với ơng thứ đẹp đẽ nhất là những vần thơ. Vì nơi đó ơng mới có thể thỏa sức bày tỏ, thỏa sức để vùng vẫy trong thế giới của mình. Suốt mấy chục năm trời sống xa nhà. Hình ảnh một cụ già hiện lên trên con người mới ngoài ba mươi tuổi, đầy trầm tư và lo âu. Nguyễn Du ln mang bên mình hình ảnh và nỗi nhớ q hương. Vì vậy trong thơ chữ Hán của ơng nó là một phần quan trọng khi ơng dùng ngịi bút của mình để khắc họa chính mình.

Trong ba tập thơ đều thể hiện rất rõ con người Nguyễn Du từ ngoại hình giản đơn, khổ đau cho đến tính cách và con người. Những nét nổi bật nhất trong thơ ơng chính là cảm xúc. Vì vậy, chính những yếu tố q hương, gia đình, thời đại và cả bản thân Nguyễn Du đã mang lại cho Việt Nam ta một Đại thi hào dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Du nói chung và tác phẩm chữ Hán của ơng nói riêng là bức chân dung tự họa cá nhân đậm màu sắc. Một con người thâm thúy, trải đời và có tấm lịng nhân ái ln nhớ về cội nguồn.

CHƯƠNG 3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)