3 .Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
B. NỘI DUNG
2.1. Chủ đề đời tư qua bức chân dung tự họa
2.1.1. Chủ đề đời tư qua diện mạo, sức khỏe
Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của xã hội phong kiến với các lề lối nghiêm ngặt vậy nên các nhà văn, nhà thơ thường ít nói về cái cá nhân mà thường hướng đến cộng đồng và mối quan hệ giữa con người với cộng đồng. Ở đây, Nguyễn Du là một trong số ít những tác giả mở đầu cho việc đưa đời tư vào tác phẩm, hơn nữa ơng cịn tự vẽ lại chân dung của mình. Đọc tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du ta không những thấy được những nét tính cách riêng, tài năng suất chúng mà cịn mường tượng ra được cả ngoại hình một cách vơ cùng chi tiết. Ơng tự họa nên bức tranh chân dung cho riêng mình một cách kỹ lưỡng. Đủ để khiến độc giả có thể khắc họa trong tâm trí hình ảnh của mình. Mỗi người một cảm nhận với một cách tưởng tượng riêng, tuy vậy đến cuối cùng chúng ta đều thấy được một con người mới ngoài ba mươi tuổi mà đã phải trải qua biết bao biến cố khiến bản thân trở nên già nua, khổ sở,... Ơng bị cái đói, cái rét, bị cái nghèo khổ giày vị đến bệnh mà chẳng có thuốc chữa. Những nỗi niềm sâu tận tâm can đã được ông họa lên vô cùng rõ nét trong ba tập thơ chữ Hán của mình.
Chúng ta cần lưu ý kỹ một lần nữa rằng Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình q tộc, có thể gọi là đại q tộc với. Người xưa còn miêu tả về gia cảnh cũng như dòng họ Nguyễn Tiên Điền với câu thơ như đã dẫn chứng khi chúng ta tìm hiểu về tiểu sử của ơng Bao giờ Ngàn Hống hết cây/ Sông Run hết nước,
họ này hết quan. Nhưng khi Nguyễn Du lớn lên, tất cả những điều đó chỉ cịn
“vang bóng một thời”. Cha mất khi cịn q nhỏ, gia sản cịn lại khơng nhiều hay thậm chí có thể nói là khơng có gì. Nguyễn Du ở với anh trai là Nguyễn Khản, tuy giàu có nhưng đường quan lộ cũng lận đận, ông cũng mất khi Nguyễn Du còn quá trẻ. Đến năm 1786, lúc Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà và đánh
tan chúa Trịnh tồn bộ những vinh hoa của dịng họ Nguyễn đều tan thành mây khói. Nguyễn Du dẫn vợ con về quê vợ ở Thái Bình sống qua ngày. Thời gian này ông đã sáng tập thơ “Thanh Hiên thi tập (Thanh Hiên tiền hậu tập). Trong tập thơ này, ba hình ảnh xuất hiện nhiều nhất đó là: tóc bạc, bệnh và cái đói. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phong phú, đa dạng về đề tài, cảm hứng... Với ba đề tài chính: Vịnh cảnh, vịnh sử, tự họa. Trong đó chân dung tự họa chiếm số lượng lớn nhất. Ba tập thơ miêu tả trực tiếp cuộc sống và con người Nguyễn Du. Chân dung của ơng vừa muốn thốt khỏi hình tượng thơ ca trung đại, vừa trở về đúng chất một con người với những khát vọng bình thường, ngoại hình mộc mạc. Các tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhắc rất nhiều đến “tóc bạc”. Ba tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục trong số những bài nói về chân dung tự họa của mình có tới 21 lần Nguyễn Du trăn trở về tóc bạc. Ơng mới ngồi ba mươi tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, điều đó càng làm rõ hơn cái khổ sở, cái khắc nghiệt mà ông đã phải trải qua. Đến mái đầu xanh cũng phải bạc trắng. Bạc như nỗi lòng của nhà thơ vậy. Lúc ba mươi tuổi ông đã viết “Hư danh vị phóng bạch đầu nhân” (Hư danh chưa bng tha người đầu bạc) - (Mạn hứng). Vậy đương nhiên sẽ khơng có gì khó hiểu khi có
người đã gọi ơng là “Người cha tóc trắng của thi ca Việt Nam” Lão khứ văn
chương tiệc dị nhân (Già rồi, văn chương cũng xa lánh người) – (Ngẫu đắc).
Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đã tự họa lên chân dung của bản thân mình qua thơ và giống với Nguyễn Du ông cũng là một thi nhân bạc trắng đầu. Luôn ln trăn trở về mái tóc tạc vì thời gian dồn đuổi: Nhật nguyệt tu thiêm bạch (Tháng
ngày làm râu thêm bạc) – (Đề ảnh), tóc bạc vì nỗi buồn dày vò: Khước bị sầu xâm mấn dục hoa (Tóc mai dường bạc vì nỗi buồn dày vị) – (Nhàn vịnh)...
Mỗi niềm cô quạnh bơ vơ của Nguyễn Du hiện lên ở trên mái đầu bạc của kẻ lữ khách. Những năm tháng chảy trôi trong vô vọng khiến ông cảm thấy nuối tiếc cho hồn cảnh của chính mình khơng thể làm gì được. Mái tóc xanh bạc trắng khơng vì tuổi đã già mà dường như đó là nỗi bực dọc, muộn phiền ông mang theo. Trong bài Tự thán I ông cũng đã viết: Sinh vị thành danh thân
dĩ suy/ Tiêu tiêu bạch phát nộ phong suy (Sống chưa làm nên danh vọng gì, người đã suy yếu/ Tóc bạc bơ phờ bay trước gió chiều). Đây là những lời tự
thán của ơng trong thời gian “mười năm gió bụi” phiêu bạt ở quê người. Rõ ràng bạch phát, bạch đầu chính là những hình ảnh tả thực nhưng cũng là những hình ảnh mang đầy tâm sự, nỗi niềm. Ẩn đằng sau mái đầu sớm bạc “đi giữa gió thu” là những nỗi u sầu, những biến động lớn lao trong thế giới nội tâm của một nhà nho sớm bước vào đời, với cuộc đời và cõi lòng chứa biết bao nhiêu chuyện thương tâm. Luân lạc, buồn đau trong cuộc đời riêng, biến cố thời cuộc dồn dập diễn ra trước mắt làm cho tóc nhà thơ sớm bạc:
“Bạch tuế vi nhân bi thuấn tức
Mộ liên hành lạc tích tu du.”
(Cuộc đời trăm năm, buồn thay, chỉ chốc lát, Đến tuổi già mới mua vui, chỉ tiếc quá ngắn ngủi) (Mạn hứng).
Ngoài vẻ già nua ở cái tuổi cịn bao hồi bão của cuộc đời thì Nguyễn Du cịn mang theo bên mình những cơn đau bệnh vơ cùng khổ sở.
“Trường đồ nhật mộ tân du thiểu Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa”
(Đường dài, trời đã về chiều khơng có bạn mới Một nhà xuân lạnh, bệnh cũ lại nhiều.)
(U cư II)
Từ cuộc sống phong lưu, Nguyễn Du bị đẩy ra giữa mười nắm gió bụi
Thập tải phong trần khứ quốc xa (Mười năm gió bụi, bỏ quê hương đi xa) - (U
cư II). Trong quãng thời gian ấy, nhà thơ sống nghèo túng, ăn nhờ ở đậu, tình cảnh chật vật Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán/ Bạch đầu đa hận tuế trời thiên
(Ở Hồng Lĩnh khơng có nhà, anh em tan tác/ Đầu bạc thường bực vì ngày tháng trơi mau)– (Quỳnh Hải ngun tiêu). Lí tưởng một thời tuổi trẻ nay khơng biết
lâm vào cảnh tịnh mịch cùng với nỗi buồn của kẻ lữ khách cô độc xa quê. Về ở Hồng Lĩnh, đường sinh kế của ông vẫn không thể xoay sở khá hơn được. Ông vẫn nghèo, vẫn đau ốm liên miên, thậm chí khơng có tiền uống thuốc: Đa bệnh
đa sầu khí bất thư/ Thập tuần khốn ngọa Quế giang cư (Lâm bệnh, hay buồn, tâm thần không được thư thái/ Mười tuần nay nằm co bên bờ Quế giang) – (Ngọa bệnh I). Mang trong mình mặc cảm bất lực trước thời cuộc Sinh vị thành
danh thân dĩ suy/ Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy (Sống chưa làm nên danh vọng gì người đã suy yếu/ Tóc bạc bơ phờ bay trước gió chiều) – (Tự thán I),
thấm thía sâu sắc nỗi buồn của kẻ có tài nhưng vơ dụng Bạch phát hồng tâm
khơng đốt ta (Tóc bạc rồi, dù có hùng tâm, cũng ngồi than thở sng mà thôi)
– (Khai song), tiếng thơ của Nguyễn Du càng trở nên não nề. Lúc nào ông cũng than bệnh “Nhất xuân hàn cựu bệnh đa” (Một nhà xuân lạnh bệnh cũ lạu nhiều) – (U cư II), Tam xn tích bệnh bần vơ dược (Ba tháng xn ốm liên miên, nghèo khơng có thuốc) – (Mạn hứng I). Vốn dĩ sống chết là theo lẽ thường,
nhưng một tài năng thi ca xuất chúng, một nghệ sĩ lớn của chủ nghĩa nhân đạo lại chết vì dịch bệnh điều này càng làm thêm thương cảm cho một thiên tài bạc mệnh. Dẫu khi dịch bệnh diễn ra ông đang làm quan đại thần, lại sắp phải đảm nhận việc đi sứ sang Trung Quốc vẫn khơng thể thốt khỏi lưỡi hái tử thần. Dịch bệnh đã đẩy Nguyễn Du đến cùng cực với môn thường dân, chúng ta vỡ lẽ rằng, bất luận ai, từ kẻ trị vì thiên hạ, thi sĩ cho tới dân đen con đỏ, cũng đều nếm trải đau đớn tai họa như nhau. Nhưng khác biệt ở chỗ Nguyễn Du, với căn cốt nghệ sĩ của mình, với tấm lịng bao la nghĩ cho hậu thế sau này, ông đã chuyển hóa nỗi đau thể xác, nỗi đau tâm hồn thành câu chữ. Những vần thơ chữ Hán vừa chuyền tải được cái nỗi đau thấm thía ơng đang mang, vừa chứa đựng tình yêu thương, hi vọng. Sức mạnh vĩ đại nhất không nằm ở việc chạy chữa chống lại bệnh tật mà nằm ở tinh thần lớn lao của ông. Những nhịp đập ngắn ngủi lúc cuối đời lại âm vang tha thiết mà xót xa với cuộc đời vạn biến. Nguyễn Du chắc hẳn muốn hịa mình vào dịng suy tư của những người vơ danh cùng cảnh ngộ. Ông muốn ẩn giấu nỗi truân chuyên sau 54 năm gió bụi cuộc đời.
“ Tối thị thiên nhai quyện du khách Cùng niên ngọa bệnh Tuế giang tân”
(Thu dạ I)
(Nhất là du khách bên trời đã mỏi mệt Suôt năm đau ốm nằm ở bến Tuế giang)
Nhận thấy bản thân trở nên già nua khi tuổi còn quá trẻ, suốt ngày đau ốm bệnh tật khi chưa làm nên danh vọng gì nỗi niềm càng đè nặng tâm can. Đã bệnh lại cịn nghèo. Qua thơ của ơng ta thấy cuộc sống của một thi nhân phải bươn trải lo cơm áo gạo tiền, ln nghèo đói khổ sở đầy bất lực. Với chuỗi ngày li hương nay đây mai đó, thiếu thốn trăm bề Văn tự hà tằng vi ngã dụng/ Cơ
hàn bất giác thụ nhân thiên (Văn chương chữ nghĩa chưa từng có ích cho ta/ Đói rét chợt khiến người ta phải thương xót) – (Khuất thực). Người ta ln hình
dung một bậc quân tử, nam nhi đại trượng phu mà bận tâm đến cái nghèo, cái khổ chính là làm cho mình hèn đi, không xứng đáng với tư cách quân tử. Vậy mà Nguyễn Du lại miêu tả cái nghèo một cách tỉ mỉ, tự nhận mình chính là con người cùng khổ ấy Tản hào dĩ giác vô y khổ (Mới rét mà đã thấy khổ vì khơng
áo) – (Thu dạ II). Nguyễn Du đã mang theo một chiếc túi rỗng không Giang nam giang bắc nhất nang không (Một chiếc túi rỗng khơng, đi hết phía nam sơng lại phía bắc sơng) – (Mạn hứng) đây là hình ảnh tả thực chân dung của
ông. Cùng với nỗi đau đớn bệnh tật dày vò, cuộc sống lận đận con người ấy đến một giấc mộng đẹp mà cũng khơng dám có: Nhân đáo cùng đồ vơ hảo mộng ( Người đến bước đường cùng khơng có mộng đẹp) – (Trệ khách). Kể cả
khi Nguyễn Du làm quan cho nhà Nguyễn thì ơng vẫn giữ vẻ thanh nhã và vơ cùng giản đơn như một học trịn nghèo. Trong Nam Trung Tạp ngâm cũng có hai bài thơ nói đến vợ con ăn đói Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng (Nhà mười
miệng trẻ đói xanh như rau), Hữu thất nhân yên lương khả ai/ Phá y tàn lạp sắc như hơi (Có một người kia thật đáng thương/ Áo rách nón cời, sắc mặt đen sạm như tro) - (Ngẫu hứng).
Khi tự vẽ lại chân dung của mình Nguyễn Du thường xun nhắc tới “tóc bạc”, sức khỏe và sự nghèo túng. Đó là những “dấu hiệu” đặc trưng của thi nhân. Có thể cảm nhận rõ bức chân dung tự họa của đại thi hào dân tộc. Đó là bức chân dung của tuổi già cùng cái chảy trôi quá nhanh của thời gian đến khi đầu bạc sức yếu lúc nào khơng hay. Ơng cảm thấy mất mát khi ý nghĩa cuộc đời dần trở thành một nỗi tuyệt vọng. Cuộc sống tha hương nghèo túng, vẫn chưa làm được gì Mà tuổi đã già, tóc đã bạc lại đau ốm triền miên... Bao nhiêu đó cũng đủ cho chúng ta nhận thấy sự nuối tiếc cuộc đời của cụ Nguyễn Du cũng mang đến cho ta bài học nhận thức rằng biết trân trọng cuộc đời. Và khơng chỉ có trong thơ ca trung đại, khơng chỉ có Nguyễn Du mới cảm thấy vốn thời gian vô cùng trân quý mà cả thơ hiện đại Việt Nam nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng thể hiện sự nâng niu muốn níu giữ thời gian qua bài thơ “Vội vàng”: “Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất Tơi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. .....”
Những hình ảnh trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du không chỉ là những
nét vẽ chân thực mà cịn thể hiện thái độ của ơng với chính bản thân mình. Ơng tự ý thức sâu sắc về giá trị của bản thân. Nỗi niềm xót thương, một cảm hứng mang ý nghĩa nhân bản của con người cá nhân trong thơ văn thế kỉ XVIII, XIX. Bức tranh chân dung tự họa bằng thơ chữ Hán với những chi tiết tả thực ấy đã thể hiện một cách vô cùng rõ nét cảm hứng đời tư của Nguyễn Du. Một con người sống cả cuộc đời với nỗi niềm trăn trở. Ơng khơng chỉ trăn trở cho một thời đại mà cịn cho chính bản thân mình. Trở thành một ơng cụ già nua khi mới ba mươi tuổi, bị cái bệnh giày vò đến khổ sở, đã bệnh nặng lại cịn nghèo đói khơng có tiền mua thuốc, đến khi thành danh làm quan thì ơng sống như một kẻ nghèo. Lúc già bệnh qua đời vì khơng có thuốc chữa. Những hình ảnh đại diện cho ngoại hình của ơng trở đi trở lại trong ba tập thơ chữ Hán khiến
cho vần thơ thể hiện được vô vàn nỗi niềm và tâm trạng của ông. Con người của thơ ca dân tộc, đến ngay cả cuộc đời nhân thế cũng muốn thể hiện trong thơ. Điều này khiến thơ chữ Hán của ông vừa thuật lại được đời tư của mình cho hậu thế vừa thể hiện được một nét tính cách riêng khơng pha trộn của một bậc đại thi hào dân tộc. Dù cho có già nua, có nghèo đói thì nhà thơ vẫn giữ cho mình một nét tính cách cao đẹp, những vần thơ tuy não nề nhưng đậm chất tình, chất thời đại.