Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 55 - 59)

3 .Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

B. NỘI DUNG

3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.1.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể cảm nhận được trong tác

phẩm nghệ thuật với trường độ ngắn dài, nhịp điệu nhanh chậm và các chiều của nó. Thời gian nghệ thuật là một hình tượng nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của tác giả nhằm tạo ra cảm xúc thẩm mĩ cho người tiếp nhận. Thời gian nghệ thuật không chỉ đơn giản là cái dung chứa các q trình đời sống mà cịn là một nhân tố độc lập tham gia vào hành động nghệ thuật. Là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung của nghệ thuật.

Khác với quan niệm thời gian một đi không trở lại như trong văn học hiện đại ví như bài “Vội vàng” của Xuân Diệu... thì văn học trung đại quan niệm thời gian xoay tròn, tuần hồn, khơng mất đi mà quay trở lại nguồn gốc Ngán

nỗi xuân đi xuân lại lại – (Tự tình II – Hồ Xuân Hương). Chính quan niệm đó

đã chi phối khơng hề nhỏ đến hình thức thời gian nghệ thuật trong văn học nói chung và trong thơ ca trung đại nói riêng.

Ba tập thơ chữ Hán được Nguyễn Du viết với thời gian nghệ thuật vận

hành theo dòng suy nghĩ và cảm xúc của tác giả và đồng thời qua đó thể hiện quan niệm, thể hiện sự nhận thức tư duy của nhà thơ. Qua khảo sát có thể thấy

rõ, Nguyễn Du rất ít khi nhắc về tương lai (2 lần). Hưu kỳ bất thậm viễn/ Tương

kiến tại trung châu (Ngày vui khơng cịn xa lắm nữa/ Sẽ gặp nhau ở Trung Châu) – (Lưu biệt Nguyễn đại lang), Khổ tận cam lai thượng hữu kỳ (Hết khổ đến sướng, tất có ngày được về) – (Đại tác cửu thú tư quy). Những lần hiếm

hoi mà Nguyễn Du nhắc về tương lai thì đó đều là tương lai gần, tương lai của cá nhân ơng mang tính chất khun nhủ bạn chứ khơng phải mang tính khẳng định của bản thân mình.

Thời gian đời người không chỉ lưu lại trong những vần thơ đếm tuổi, Nguyễn Du còn ghi lại trong ba tập thơ chữ Hán những sự kiện cá nhân. Thơ đã ghi lại dấu ấn, những mốc quan trọng nhất trong cuộc đời đại thi hào dân tộc.

Thời gian quá khứ của Nguyễn Du so với thực tại đầy khắc nghiệt thì có sự khác biệt hẳn. Quá khứ vàng son, sống trong nhung lụa và tình yêu thương của gia đình lại càng khiến thực tại trở nên phũ phàng. Sự chảy trôi của tuổi trẻ, nhan sắc, sự chìm nổi lạ kì của số phận con người theo dòng thời gian tạo cho Nguyễn Du một mối thương tâm, trăn trở nên ơng đã dùng dịng thời gian quá khứ để gửi gắm nỗi niềm. Ơng nhìn về q khứ để tiếc nuối những gì chưa đạt được từ đó để nhìn nhận, định hướng cho con đường đi phía trước. Nhà thơ nhìn về mái nhà ở Hồng Lĩnh thương thương đến cả những nơi mà ông đã từng đi qua, từng năm tháng sống bên gia đình đến những năm tháng phiêu dạt chân trời góc bể Túc hữu ái sơn tích/ Biệt hậu tứ hà như/ Lai đáo Tiềm Sơn lộ/ Uyển

như Hồng Lĩnh cư (Từ khi xa quê nhà, nhớ làm sao!/ Nay trên đường đi Tiềm Sơn/ Mà tưởng như ở Hồng Lĩnh) – (Tiềm Sơn đạo trung). Tìm lại hình ảnh của

người thân, người quen cũ và chính mình của q khứ xa xăm. Từ vị cha già đáng kính thời xưa Ức tích ngơ ơng tạ lão thì/ Phiêu phiêu bồ tứ thử giang mi

(Nhớ xưa, cha ta khi cáo lão về hưu/ Xe bồ ngựa tứ về bến sông này, oai làm sao!) – (Giang đình hữu cảm). Đến hình ảnh anh em với nỗi nhớ khôn xiết qua

Lục tháp thành nam hạ nhất quan Hải Vân dạ độ thạch toàn ngoan...

(Một chức quan buộc anh ở phía nam tịa thành sáu tháp Ban đêm vượt đèo Hải Vân đá lởm chởm)

Đến ngay cả hình ảnh của bản thân mình trong quá khứ cũng được Nguyễn

Du họa lại một cách đầy bi thương và lòng tiếc nuối. Những kỉ niệm tuy mộc mạc, đơn sơ ấy lại là một kí ức đẹp vẹn trịn khắc sâu trong tâm hồn Nguyễn Du.

Ngược về dòng quá khứ, Nguyễn Du nhớ đến cả những kỉ niệm nhỏ nhất, cả những đồ vật gắn bó với mình nhưu chiếc áo sồi, chiếc nệm xanh... Dù những thứ ấy chỉ cịn là hồi niệm nhưng đó là dấu tích của một thời nên ơng cứ giữ khư khư bên mình dù sao đi nữa cũng khơng thể phai nhịa trong tâm trí. Ơng nhìn về q khứ và sự biến đổi của thời gian để cảm thương cho chính số phận của mình: Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Không

biết hơn ba trăm năm sau/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như) – (Độc Tiểu Thanh

ký). Nguyễn Du đã viết một bài thơ thể hiện nỗi nhớ đứt ruột về em trai, em gái nơi quê nhà khi ơng đi thuyền trên sơng Minh đó là bài Minh giang chu phát:

Biệt hậu quan sơn tư đệ muội, Vọng trung nham tụ kiến nhi tôn Nhật tà mạc hướng Hoa Sơn quả, Phạ hữu thanh thanh trường đoạn vôn.

(Sau khi chia tay trên bước đường quan san nhớ đến em trai, em gái. Nhìn đá giữa đá núi, tưởng như trơng thấy đàn con cháu.

Mặt trời đã xế chớ có vượt qua Hoa Sơn, Sợ nghe tiếng vượn kêu buồn đứt ruột)

Cùng với hiện tại đầy nhọc nhằn, khốn khổ. Tương lai chẳng biết đi đâu về đâu, đến một giấc mộng nhỏ nhoi cịn khơng dám nghĩ đến thì con người ta lại tìm về với quá khứ để tìm một điểm tựa mơ hồ, bấu víu chút tinh thần vững vàng cịn xót lại. Nguyễn Du nhìn về q khứ để thấy những gì ơng đã trải qua,

những được mất trong cuộc đời và hướng cho mình lối đi đúng đắn. Càng nhìn về quá khứ ông càng cảm thấy nên trân trọng thực tại, vì khác với quy luật vốn có trong văn học trung đại việt nam là thời gian sẽ trở đi trở lại thì Nguyễn Du lại có một cái nhìn tiên tiến hơn là thời gian sẽ không ngừng trôi, con người và cuộc sống sẽ không ngừng thay đổi cũng như sẽ chẳng bao giờ có thể quay ngược lại thời gian.

Nguyễn Du thường nói đến hiện tại, một hiện thực rộng lớn chứa tất cả những điều đổi thay trong quá khứ. Đây là khoảng thời gian vận động đi lên chứ không phải đi xuống, đang bao phủ mọi kiếp đời. Qua những quy luật của cuộc đời ông nhận ra cuộc sống vô cùng ngắn ngủi. Theo quy luật nhân sinh, con người sẽ phải trải qua sinh – lão – bệnh – tử. Ý thức được lẽ thường tình đó nên ơng càng thêm lo sợ cho những điều phía trước. Nhưng Nguyễn Du khơng vội vã mà điềm đạm, trầm tĩnh lạ thường:

Phù thế công danh khan điểu quá Nhàn đình tiết tự đái oanh thiên

(Mộ xuân mạn hứng)

(Công danh ở đời xem như chim bay vút qua

Trước sân vắng, thời tiết cũng theo chim oanh mà đổi dời)

Nguyễn Du đối diện với một thực tại vô cùng khắc nghiệt khi mang thân lữ khách vô gia, cảnh nghèo đói, bệnh tật ln bao vây cái con người già nua ấy. Nguyễn Du chẳng khi nào là khơng than thở về cuộc đời của mình trước thực tại lắm âu lo. Qua tìm hiểu về dịng thời gian từ q khứ, hiện tại và đến tương lai mong manh ta thấy rằng Nguyễn Du là một con người luôn lo cho đời, giàu tình nhân ái và ln hướng về q hương gia đình. Ơng thù ghét những thế lực đụng chạm tới q hương ơng, tới những gì thân thương nhất của ơng. Nguyễn Du càng nhận ra sự hữu hạn của thời gian càng xót xa cho bả thân và thêm u cuộc sống. Ơng khơng chỉ quan tâm đến bản thân mà cả những con người cùng cảnh ngộ. Đây là một nét đẹp nhân văn khơng gì sánh nổi của bậc đại thi hào dân tộc.

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)