3 .Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
B. NỘI DUNG
3.3. Bút pháp nghệ thuật
3.3.1. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
Là bút pháp thông qua việc miêu tả cảnh vật (thiên nhiên, cuộc sống xung quanh) để khắc họa tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Cùng với bút pháp chấm phá, bút pháp ước lệ tượng trưng, bút pháp đòn bẩy, lấy tĩnh tả động, lấy động tả tĩnh... Đây là một trong những bút pháp đặc trưng, mang đậm dấu ấn của văn học trung đại.
Thiên nhiên là đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam nói chung, thi ca chữ Hán nói riêng. Trong đó Nguyễn Du là đại diện cho tuyệt tác tả cảnh ngụ tình. Xét trong phạm vi thơ chữ Hán tả về các mùa xn, hạ, thu, đơng thì có tới 87 bài thơ. Trong thơ chữ Hán, ngịi bút tài tình của Nguyễn cũng khơng bỏ qua những khắc họa đậm nét về thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ ông chủ yếu là thiên nhiên buồn. Thiên nhiên thường mang tâm sự của thi nhân. Ơng đã từng nói: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ( Truyện Kiều), có lẽ cảnh vật cũng cám cho cảnh ngộ của thi nhân nên cảnh vật cũng nhuốm màu buồn bã, thê lương:
Phồn tinh lịch lịch lộ như ngân Đơng bích hàn trùng bi cánh tân
Vạn lý thu thanh thôi lạc diệp Nhất thiên hàn sắc tảo phù vân
(Sao dày và rõ mồn một, sương trắng như bạc
Vách phía đơng, dế gặp lạnh kêu buồn thảm, chua xót Muôn dặm tiếng thu thúc giuc lá cây rụng
Bầu trời một màu lạnh ngắt không một vẩn mây)
Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ của phong cảnh. Nguyễn Du lớn vì trước hết ông là nhà thơ trữ tình lớn. Cảnh của ơng là cảnh của tâm trạng. Qua bức tranh hiện thực ngoại cảnh của thơ ông, người ta thấy một “hiện thực” khác đó là hiện thực tâm hồn ơng. Thơ Nguyễn Du buồn, thơ xuân của Nguyễn Du càng buồn. Thơ chữ Hán - tấm gương đa diện của cái tơi trữ tình giàu bản sắc của chính Nguyễn Du, cho ta cảm giác triền miên một buổi chiều thu, một buổi chiều rất dài và tê tái. Mùa xuân ấm áp nhưng lòng người lạnh nên thơ xuân của ơng cũng buồn thảm, xót xa. Nói đến cảnh xuân là phải nói tới hoa xuân. Trong thơ Nguyễn Du hay viết về hai loại hoa thường nở vào mùa xuân: hoa đào, hoa mai. Cảnh “Đào hoa, đào diệp lạc phân phân” (Hoa đào, lá đào rụng tơi bời) là cảnh trong bài thơ U cư. Hình như tâm hồn giàu trắc ẩn của Nguyễn Du thường hay nhạy cảm trước cảnh hoa tàn, lá rụng. Trong bài Đối tửu,
Nguyễn Du lại xúc cảm trước cảnh:
Lạc hoa vô số hạ thương đài (Thấy vô số hoa rơi trên thảm cỏ xanh)
Quỳnh Hải nguyên tiêu viết về một đêm trăng tròn đầu tiên trong năm ông
mơ tả trăng đầy trời vẻ xinh đẹp nhưng lịng người nặng trĩu thương nhớ cố hương. Ở Quỳnh Châu xa muôn dặm ông hướng về non Hồng. Nơi đó khơng có nhà (vơ gia) anh em tan tác (huynh đệ tán). Bất giác ơng chạnh lịng thương thân:
Cùng đồ lân nhữ dao tương kiến
Xuân dạ cũng lại mở ra một cánh cửa tâm trạng như thế của Nguyễn Du.
Đêm mùa xuân mở cửa chỉ thấy trời đất đen tối, nhà thơ tự hỏi: Ánh thiều quang
ở đâu?. Mùa xuân với ông là Giọt lệ từng tuôn chảy dưới đèn của nhiều năm lữ thứ (Ky lữ đa niên đăng hạ lệ), là Nỗi lịng trên vầng trăng của kẻ nghìn dặm xa nhà (Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm). Bài thơ viết ở Thái Bình giai
đoạn ơng tá túc ở nhà người anh vợ nhưng trong bài thơ lại nghe vang “một tiếng sóng lạnh” của sơng Lam tít tận quê nhà, tiếng sóng “tiễn đưa kim cổ”. Thơ xuân mà buồn sâu thẳm như thế có lẽ chỉ thấy ở một thi nhân nữa là Đỗ Phủ - người mà Nguyễn Du tôn là Thiên cổ văn chương thiên cổ sư.
Qua việc phân tích một số bài thơ về cảnh thiên nhiên trong thơ chữ Hán
của Nguyễn Du ta thấy thi nhân ln dành một tình cảm cho thiên nhiên trong thơ của mình. Ơng miêu tả thiên nhiên bằng tất cả những gì chân thực nhất, tái hiện hiện thực khách quan rõ nét. Ông cảm nhận được vẻ đẹp, sự giận dữ, hung bạo của thiên nhiên. Tuy vậy, không chỉ dừng lại ở cảm xúc thông thường mà đằng sau sự say đắm với thiên nhiên là những suy tư, triết lí về cuộc đời. Nhìn áng mây thay đổi sớm chiều. Xuân, hạ, thu, đông lần lượt thay thế nhau, hoa nở rồi lại rụng… tất cả mọi thứ trên cuộc sống trần thế đều khơng nằm ngồi quy luật ấy. Trong các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, hình ảnh “phù vân” cứ trở đi trở lại nhiều lần. Đó là hình ảnh tượng trưng cho cái nhìn cuộc đời là vơ thường của Nguyễn Du:
Thủy các các hạ, giang thủy thâm
Thủy các các thượng, nhân trầm ngâm. Du du vân ảnh biến thần tịch,
Cổn cổn lãng hoa phù cổ kim.
Trần thế bách niên khai nhãn mộng, Hồng Sơn thiên lý ỷ lan tâm.
(La Phù giang thủy các độc tọa)
(Dưới thủy các, nước sông sâu, Trên thủy các, người dưới ngâm.
Bóng mây lững thững biến đổi sớm chiều, Lớp sóng cuồn cuộn kéo cả cổ kim đi. Cõi trần trăm năm chỉ là giấc mơ mở mắt)
Triết lí của Nguyễn Du được ơng lồng ghép trong thơ chữ Hán. Nó giúp ta nhận ra một quy luật đơn giản nhưng sâu sắc: tự nhiên thì bất diệt, chỉ có đời người là hữu hạn, con người chỉ là một hạt cát nhỏ trong cái vô cùng vô tận của vũ trụ. Nguyễn Du rất nhạy cảm trước sự tồn tại một cách thách thức, ngạo nghễ của thiên nhiên bên cạnh sự ngắn ngủi của đời người :
“Thành ngoại thanh sơn tự cựu thì,
Gian hung soán thiết nhân hà tại”.
(Cựu Hứa Đô)
(Dãy núi xanh ở ngoài thành vẫn y như trước, Bọn gian hùng cướp nước nay ở đâu).
Cảm nhận sự hữu hạn của con người trước thiên nhiên vậy nên để trường tồn chúng ta nên để lại những giá trị to lớn. Nguyễn Du khẳng định giá trị vĩnh hằng mà thiên nhiên có được là nhờ con người đã nhận ra và tơn vinh. Cịn đối với bản thân con người, vốn là một thực thể hữu hạn so với thiên nhiên muốn người đời ghi nhận, muốn trường tồn cùng thiên nhiên không cách nào khác là sống và để lại những phẩm chất nhân văn cao đẹp, bền vững. Nguyễn Du cũng đã thể hiện điều đó qua bài “Đào hoa đàm lý thanh liên cựu tích”:
Thanh niên thắng tích dĩ nhân truyền Bất tại du du nhất đàm thủy
Đàm thủy chí kim thanh thả liên Nhất ngư nhất điểu giai thành tiên
(Cảnh đẹp danh tiếng nhờ có người mà được truyện mãi nghìn năm Chứ không phải nước đầm mênh mang bát ngát.
Nước đầm đến nay vẫn còn trong và gợn sóng Con cá, con chim ở đây đều thành tiên cả).
Bức tranh thiên nhiên trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du hiện lên thật chữ
tình, sống động.
Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình tài hoa của mình, Nguyễn Du đã vẽ nên cho người đọc thấy được bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời. Những bài thơ chữ Hán đều là bức tranh thiên nhiên được ông lồng vào những biểu cảm,
những tự sự và những dự cảm của mình về số phận con người. Bức tranh thiên nhiên với những màu sắc khác nhau. Đồng thời chúng giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật. Đó là dụng ý khi tác giả bút pháp tả cảnh ngụ tình đầy tinh thế và khéo léo.