Bút pháp tương phản

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 67 - 71)

3 .Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

B. NỘI DUNG

3.3. Bút pháp nghệ thuật

3.3.2. Bút pháp tương phản

Dưới ngòi bút chân thành đằm thắm ấy lại đồng thời phơi bày hiện thực

phũ phàng trong xã hội lúc bấy giờ. Bài Thái Bình mại ca giả, trong khi bố con ông già mù hát đến mức “miệng sùi bọt trắng tay mỏi rã rời” mà chỉ kiếm được “năm sáu đồng tiền” thì:

Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ Hành nhân bão thực tiện khí dư

Tàn hào lãnh phạn trầm giang để

(Thái Bình mại ca giả)

(Thuyền này thuyền kia đều đầy gạo thì Mọi người ăn uống thỏa thê, cịn thì bỏ,

Cơm thừa canh nguội đổ cả xuống sông!)

Con người luôn biến đổi theo thời gian. Sự đối lập hiện lên trong chính một con người. Nguyễn Du kể lại người con gái gảy đàn ở đất Long Thành không rõ tên tuổi. Khúc nhạc đàn gẩy thường là những khúc cung phượng cho vua nghe, một tài nghệ hay nhất một thời. Hồi cịn trẻ Nguyễn Du đến kinh đơ thăm anh, nghe danh nàng đào nổi tiếng nên đến thăm. Lúc gặp cơ thì vui tươi, trẻ đẹp.

Kỳ thời tam thất chính phương niên Hồng trang yểm ái đào hoa diện

Đà nhan hám thái tối nghi nhân Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến.

(Long Thành cầm giả ca)

(Lúc đó (cơ ta) khoảng hai mốt tuổi Áo hồng ánh lên khuôn mặt hoa đào Má đỏ vì rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương. Năm cung réo rắt thay đổi thao ngón tay)

Nhưng sau hai mươi năm ông gặp lại nàng đào ấy là một người gầy gò, vẻ tiều tụy trong một buổi tiệc. Sắc nàng đào đen sạm, xấu như quỷ, áo quần mặc tồn vải thơ bạc thếch. Lúc đầu ơng cịn khơng nhận ra nhưng nghe tiếng đàn thì thấy quen thuộc nên đã động lịng thương. Tiệc xong ông gặp người gảy đàn hỏi tên thì đúng là đào hát năm xưa:

Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa Nhan sấu thần khơ hình lược tiểu Lang tạ tàn mi bất sức trang

Thùy tri tựu thị đương niên thành trung đệ nhất diệu (Duy ở phía cuối có một người tóc hoa râm,

Nét mặt võ vàng, thần sắc khan, thân hình hơi bé nhỏ Đôi lông mày phờ phạc không điểm tô

Ai biết đó là người tài hoa nhất thành hồi bấy giờ?)

Quy luật thời gian không chừa một ai cả. Từ người con gái xinh đẹp, tài hoa thở nào giờ cũng bị thời gian làm nhàu úa. Trong thơ Nguyễn Du ta thấy hai màu chủ đạo là sáng - tối chính điều này đã bộc lộ hết cái chua xót của kiếp người và cái bất cơng của lẽ đời. Chính những vần thơ ấy đã giúp Nguyễn Du lên tiếng phê phán xã hội bất nhân, bất cơng oan trái và địi cơng bằng, đòi quyền sống cho con người. Xã hội đầy rẫy những bất công, dù không chỉ ra trực tiếp, nhưng ẩn chứa sau những bức tranh tương phản đặt cạnh nhau một cách có dụng ý của thi nhân.

Thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp lại tương phản với những con người nghèo khổ; những con người xấu xa trong xã hội. Nguyễn Du như muốn nêu lên một triết lí mn đời: Cái thiện và cái ác ln song hành, cuộc chiến bảo vệ và gìn giữ những giá trị nhân văn, những giá trị tốt đẹp trong con người là cuộc chiến 144 chống lại cái ác, chống lại những cái phản nhân văn.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, với Chương 3 chúng tôi đã khảo sát và phân tích những nét nổi bật của nghệ thuật trong thơ chữ Hán của nhà thơ Nguyễn Du và thấy được

rằng những triết lí nhân văn làm nổi bật con người Nguyễn Du được thể hiện độc đáo qua tài năng nghệ thuật. Qua cách Nguyễn Du sử dụng một thế giới nghệ thuật vô cùng độc đáo. Không gian rông, không gian hẹp, không gian tâm tưởng vô cùng sinh động khiến cho độc giả thấy được con người Nguyễn Du trên mọi phương diện. Thời gian quá khứ - hiện tại – tương lai luôn trở đi trở lại trong thơ chữ Hán của ơng để hình dung tồn vẹn cuộc đời một con người từng trải. Sống trong giàu sang phú quý có, nghèo khổ bơn ba có, trong tâm ln chứa đựng những chiêm nghiệm của cuộc đời. Giọng điệu đa dạng nhưng nhìn chung đều xây dựng nên một con người với tấm lòng bao dung, biết yêu thương và đầy ắp sự từng trải. Bút pháp nghệ thuật tinh tế khiến cho tác phấm trở nên vơ cùng hồn thiện, dễ dàng đi vào lòng độc giả. Đời tư của Nguyễn Du được hịa vào nghệ thuật tài hoa khơng thể tách rời hay nói cách khách chính nghệ thuật thể hiện chủ đề đời tư đã bao hàm trong nó quan niệm về con người đời tư Nguyễn Du. Vì vậy khi xét về chủ đề đởi tư trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du thì yếu tố nghệ thuật vơ cùng quan trọng. Chúng ta cần có khái nhìn tổng thể, bao quát để hiểu về đời tư của đại thi hào một cách toàn vẹn hơn.

Một phần của tài liệu Chủ đề đời tư trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)