Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
3.2. Một số giải pháp phát tr in văn hóa doanh nghiệp của Công ty
3.2.2. Hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty hiện đại để xây
để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho MobiFone
Kinh doanh quốc tế dựa trên một loạt các thông lệ và quy chuẩn. Các thông lệ và quy chuẩn này là thành tựu chung của loài người. Chúng cấu thành nên một phần khơng thể thiếu của văn hóa kinh doanh. Khơng nắm vững các thơng lệ và quy chuẩn khó có thể được coi là có văn hóa trong kinh doanh và cũng rất khó kinh doanh.
Bắt đầu từ năm 2003, các cam kết quốc tế của Việt Nam liên qua đến ngành viễn thơng bắt đầu có hiệu lực, trong đó đặc biệt là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Hội nhập quốc tế về kinh tế, đặc biệt tác động mạnh đến lĩnh vực viễn thơng, cơng nghệ thơng tin. Trong đó, ở lĩnh vực viễn thơng, các hiệp định thương mại cam kết mở cửa thị trường, dần cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư đến 100% vốn. Một loạt các rào cản trong nước gần như được cam kết gỡ bỏ như: cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thơng nước ngồi được quyền tiếp cận và đặt trang thiết bị tại trạm cập bờ biển; được tiếp cận hạ tầng viễn thông thụ động, cột, cống bể cáp; được cung cấp dịch vụ thuê kênh, bán lại dịch vụ viễn thông, kết nối viễn thông, chuyển mạng giữ số thuê bao… Ở lĩnh vực CNTT, cam kết xu hướng mở cửa hoàn toàn cho nhà đầu tư nước ngoài, ngoại trừ một số trường hợp liên quan đến an ninh, quốc phòng, trật tự an tồn xa hội, bảo vệ mơi trường. Tiếp tục cam kết mở cửa thị trường, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thời kì “hậu WTO”, trong giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thị trường VT - CNTT Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà khai thác ICT mới tham gia thị trường với nhiều hình thức kinh doanh khác biệt.
Hội nhập quốc tế là “vươn ra biển lớn” nhưng cũng đồng nghĩa với gia tăng áp lực cạnh tranh, dần dỡ bỏ các rào cản quốc gia và chính sách bảo hộ, thị trường trong nước sẽ xuất hiện yếu tố cạnh tranh nước ngoài. Các doanh nghiệp VT-CNTT Việt Nam khơng cịn những “chiếc phao bảo hộ” để chống đỡ với làn sóng tự do hóa thương mại. Hội nhập là “luật chơi”, chứ không đơn
thuần chỉ là một “sân chơi”. Không thể tham gia một “cuộc chơi” mà khơng hiểu gì hoặc lơ mơ về luật của cuộc chơi đó. Để đặt chăn vào thị trường mới, phải nhận biết và chấp nhận “luật chơi”. Muốn biết được “luật chơi” thì các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có MobiFone phải tìm hiểu về luật pháp, thị hiếu và những quy định của thị trường. Các doanh nhân phải học hỏi, hiểu các quy định của WTO, của CPTPP, của các cam kết khu vực và hệ thống luật phức tạp ở các nước. Chẳng hạn như với quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đã có hàng chục, hàng trăm Cơng ước quốc tế khác nhau về lao động trẻ em, về an toàn sức khỏe, y tế lao động, tự do hội họp, quyền thỏa ước tập thể, về thời gian làm việc, chế độ tiền lương, trợ cấp, phúc lợi xã hội… mà doanh nghiệp bắt buộc phải biết và thực hiện theo, nếu như muốn tham gia sân chơi quốc tế (Phụ lục 7 về các Công ước chủ yếu của Tổ chức Lao động quốc tế - ILO về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và Phụ lục 8 về các Quy tắc đạo đức tại bàn đàm phán Caux). “Luật chơi toàn cầu” khác xã với “luật chơi” trong nước, doanh nghiệp Việt Nam trong đó có MobiFone cần từ bỏ tư duy ỷ lại vào bảo hộ và bao cấp, ưu đãi của Nhà nước, dựa dẫm vào quan hệ thân quen, từ bỏ những thói quen khơng phù hợp (“đi cửa sau”, tù mù, làm hàng nhái, hàng giả…) và phải chấp nhận cạnh tranh và quy luật đào thải của thị trường.
Trong bối cảnh hội nhập, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào WTO, vào CPTPP… MobiFone không thể đứng ngồi các chuẩn mực, các thơng lệ, các quy tắc kinh doanh quốc tế như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR), an toàn vệ sinh lao động và hệ thốngquản lý môi trường; phong cách làm việc chuyên nghiệp; tính sáng tạo, đổi mới, sẵn sàng hợp tác, cam kết về không phân biệt đối xử, giảm thuế, mở cửa thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn về lao động và cam kết xã hội… Đây là các nhân tố hết sức quan trọng mà MobiFone phải xem xét trong định hướng chiến lược phát triển văn hóa của mình. Hiện nay, các ngun tắc về quản trị công ty của OECD (Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế - Organization for Economic Cooperation and Development) đang trở thành những tiêu chuẩn toàn cầu, tương thích với bối cảnh kinh doanh mới và đang giữ vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Hướng tới một doanh nghiệp hiện đại, kiểu mẫu của hội nhập, trong hoạt động của mình, chắc chắn MobiFone phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty theo chuẩn OECD.
Để hội nhập một cách chủ động, tận dụng được cơ hội, hạn chế bớt những khó khăn, con người MobiFone phải có tư duy hội nhập. Từ tư duy của thời bao cấp chuyển sang tư duy của một nền kinh tế mở cửa cho đến tư duy thời hội nhập là một q trình đầy khó khăn và thách thức. MobiFone cần tìm hiểu các vấn đề về phát triển và hội nhập, thường xuyên trau dồi kiến thức, phải trang bị cho mình kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế, nắm bắt thông tin (tự học, sử dụng chuyên gia, tư vấn ngoài doanh nghiệp).