Phương hướng xây dựng giá trị văn hóa của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 114 - 117)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.1. Mục iêu và phƣơng hƣớng phát tr in văn hóa doanh nghiệp của

3.1.3. Phương hướng xây dựng giá trị văn hóa của doanh nghiệp

Kế thừa và phát triển các chuẩn mực giá trị văn hóa nền tảng

Khi nhắc đến MobiFone, khách hàng và đối tác sẽ cảm nhận được văn hóa MobiFone, nét văn hóa này được hình thành từ 5 chuẩn mực cơ bản và “8 cam kết” phục vụ khách hàng.

Đây chính là giá trị văn hóa cốt lõi của MobiFone trong một thời gian dài, là kim chỉ nam cho sự vận hành của MobiFone, từ ban lãnh đạo đến từng cán bộ công nhân viên. Sự lớn mạnh của Công ty, vì lẽ đó cũng được khởi nguồn từ hạt nhân này. Trong bối cảnh cạnh tranh mới, gay gắt hơn, bình đẳng hơn thì chiến lược duy trì, thu hút và phát triển khách hàng trung thành có tính quyết định đối với sự sống còn của MobiFone. Vì vậy, các giá trị văn hóa hướng tới khách hàng cần được phát triển sâu hơn nữa, không chỉ để tạo thêm giá trị hữu dụng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ mà còn in sâu trong mỗi khách hàng giá trị cảm nhận về Công ty.

Trong đa số trường hợp, để duy trì sự phát triển và tồn tại lâu dài trước sức ép của cạnh tranh, doanh nghiệp phải đổi mới chiến lược kinh doanh và cũng phải điều chỉnh văn hóa của tổ chức cho phù hợp với chiến lược. Gắn với yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty và cổ phần hóa, những năm tới chuẩn mực về sự Minh bạch trong hoạt động của Công ty cần được lưu ý. MobiFone muốn không ảnh hưởng đến vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động sẽ không thể không Minh bạch trong hoạt động của mình.

Trong bối cảnh hội nhập, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào WTO, MobiFone không thể đứng ngoài các chuẩn mực, các thông lệ, các quy tắc kinh doanh quốc tế. Đây là các nhân tố hết sức quan trọng mà MobiFone phải xem xét trong định hướng chiến lược phát triển văn hóa của mình.

Hiện nay, các nguyên tắc về quản trị công ty của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế- Organization for Economic Cooperation and Development) đang trở thành những tiêu chuẩn toàn cầu, tương thích với bối cảnh kinh doanh mới và đang giữ vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Hướng tới một doanh nghiệp hiện đại, kiểu mẫu của hội nhập, trong hoạt động của mình, chắc chắn MobiFone phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty theo chuẩn OECD.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển doanh nghiệp Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, kinh tế và văn hóa có

thể được xem là hai nguồn lực lớn nhất quy định hành vi của con người và xã hội. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Kinh tế phát triển là cơ sở để xây dựng và phát triển văn hóa, đồng thời, văn hóa là nền tảng tinh thần của xa hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đời sống doanh nghiệp, việc tăng trưởng doanh nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa doanh nghiệp. Trước đây, trong một thời gian dài, người ta quan niệm “văn hóa” và “kinh doanh” là hai lĩnh vực tách biệt, giữa chúng không có mối quan hệ nào cả. Người ta lập luận rằng, “văn hóa” hướng tới các giá trị của Chân - Thiện - Mỹ, còn “kinh doanh” không có mục đích nào khác ngoài việc kiếm tiền, gia tăng lợi nhuận. Quan niệm trên đến nay không còn phù hợp. Văn hóa không chỉ là thứ phúc lợi tinh thần, là cái đẹp để thưởng thức mà còn có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ với kinh doanh.

Văn hóa doanh nghiệp vừa là mục tiêu của phát triển, vừa là động lực của sự phát triển doanh nghiệp bởi lẽ, văn hóa với tư cách là nguồn sức mạnh

nội sinh, đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Các nhân tố VHDN như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi… luôn gắn kết chặt chẽ với mọi mặt đời sống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mang tính định hướng, dẫn dắt sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp có dấu ấn khai sáng của văn hóa. Văn hóa không chỉ là kết quả mà còn là yếu tố tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững. Phải đặt phát triển văn hóa doanh nghiệp ngang tầm và hài hòa với phát triển doanh nghiệp. Làm tốt được yêu cầu này sẽ tạo được vị thế của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu đối với xã hội và hội nhập nhanh hơn với quốc tế. Chính vì thế, quan điểm phát triển bền vững của doanh nghiệp là không thể tách rời sự song hành của văn hóa theo xu thế chung của thời đại. Không quan tâm đến VHDN là đánh mất chính mình, đánh mất động lực và mất phương hướng, mục tiêu của phát triển.

Nhìn từ góc độ vốn xã hội, VHDN là tài sản của doanh nghiệp cần được phát huy nhằm tạo ra hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. VHDN là tổng thể các giá trị văn hóa, gồm cả các giá trị hữu hình (hay thường gọi là vật thể) và các giá trị vô hình (hay thường gọi là phi vật thể), được thể hiện qua các quy tắc, chia sẻ, ứng xử, thái độ và niềm tin… được các thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận một cách tự giác, trở thành truyền thống, nền tảng tinh thần, ăn sâu mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, chi phối hành vi và quyết định hành động của doanh nghiệp cũng như các thành viên trong tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp, một khi được nhận thức, được coi là nguồn vốn, một tài sản của doanh nghiệp thì tất yếu phải được doanh nghiệp duy trì, phát triển và đưa vào kinh doanh theo đúng nghĩa kinh tế của nó. Nó là một nguồn lực đầu vào của các quá trình SXKD, quy định chất lượng sản phẩm, giá trị thu được sau môi chu trình kinh doanh. Việc tạo dựng và phát triển VHDN, cũng giống như đối với các nguồn vốn khác, là cả một quá trình, bao gồm từ hình thành ý tưởng, hoạch định chiến lược, thiết kế kế hoạch hành động, lộ

trình triển khai và tổ chức thực hiện. Quá trình này cũng cần được gắn với kế hoạch đầu tư nghiêm túc, dài hạn và mang đậm tính chất đầu tư phát triển…

Mặc dù là một giá trị vô hình và thường có độ trễ trong quá trình tính toán

mang lại doanh thu,lợi nhuận cho doanh nghiệp (và khó nhận biết hơn so với các loại vốn kinh doanh thông thường khác như vật tư, thiết bị, tài chính, tài sản…) nhưng việc định giá nguồn vốn này cũng là một yêu cầu cần thiết phải đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w