Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp
1.3.1. Nhân tố bên ngồiVăn hóa dân tộc Văn hóa dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc vì vậy sự phản chiếu văn hóa dân tộc vào văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hóa cho doanh nghiệp đó cũng chính là nét văn hóa của dân tộc. Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một doanh nghiệp nào đó thì họ cũng thuộc một dân tộc nhất định, mang theo phần nào giá trị văn hóa dân tộc vào trong doanh nghiệp mà họ làm việc. Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hóa dân tộc khơng thể phủ nhận được.
Có bốn vấn đề chính tồn tại trong tất cả các nền văn hóa dân tộc cũng như các văn hóa doanh nghiệp khác nhau:
Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Trong nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Cịn nền văn hóa mà ở đó chủ nghĩa tập thể được coi trọng thì quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo lợi ích của các cá nhân, cịn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức.
- Sự phân cấp quyền lực: Đây cũng là một thực tế tất yếu bởi trong xã
hội khơng thể có các cá nhân giống nhau hồn tồn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Biểu hiển rõ nhất của sự phân cấp quyền lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cơ bản trong xã hội như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa lãnh đạo và nhân viên... còn trong một cơng ty, ngồi các biểu hiện như trên thì có thể nhận biết sự phân cấp quyền lực thông qua các biểu tượng của địa vị, việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó...
Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ được quy định càng rõ ràng, cụ thể.
- Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: Khi nam quyền được đề cao
trong xã hội, vai trị của giới tính rất được coi trọng. Nền văn hóa chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đốn, tham vọng...Trong nền văn hóa bị chi phối bởi các giá trị nữ
quyền thì những điều trên lại có xu hướng bị đảo ngược.
- Tính cẩn trọng: Phản ánh mức độ mà thành viên của những nền văn hóa khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Một trong những biểu hiện rõ nét của tính cẩn trọng là cách suy xét để đưa ra quyết định. Tư duy của người phương Tây mang tính phân tích hơn, trừu tượng hơn, giàu tính tưởng tượng hơn. Trong khi đó cách tư duy của người phương Đông lại tổng hợp hơn, cụ thể hơn, thực tế hơn. Trong các công ty, tính cẩn trọng thể hiện rõ ở phong cách làm việc. Những nước có tính cẩn trọng càng cao thì họ có rất nhiều nguyên tắc thành văn, chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hơn, rất chú trọng tính cụ thể hóa, có tính chuẩn hóa rất cao và rất ít biến đổi, khơng muốn chấp nhận rủi ro và có cách cư xử quan liêu hơn.
Giá trị văn hóa của doanh nghiệp khác
Giá trị văn hóa của doanh nghiệp khác ảnh hưởng đến văn hóa của doanh nghiệp thơng qua kết quả của q trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các chương trình giao lưu, hội chợ, các khóa đào tạo ngành, các nhân viên của các doanh nghiệp khác nhau học hỏi lẫn nhau và được lan truyền đến các thành viên khác trong doanh nghiệp.
Ảnh hưởng đến nhân viên
Một doanh nghiệp xây dựng được văn hóa chuyên nghiệp và truyền tải một cách nhất quán để nhân viên hiểu và thực hiện theo đạt những tác dụng tích cực sau:
- Thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp: Nhân viên sẽ trung thành và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ thấy hứng thú với môi
trường doanh nghiệp.
- Nhu cầu quản lý các nguyên tắc, quy định sẽ giảm đi: Khi nhân viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong tập thể, thấu hiểu được những giá trị
của cơng ty, khi đó họ sẽ tự nguyện chấp hành các nguyên tắc và quy định.
- Ảnh hưởng đến năng suất làm việc: Doanh nghiệp có mơi trường văn
hóa làm việc tốt, nhân viên sẽ ln được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng… để nâng cao hiệu quả công việc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà khơng khơi gợi nhận thức của nhân viên. Khi nhân viên khơng cảm thấy u thích cơng việc, các nhu cầu như giao tiếp, kính trọng, tự khẳng định… khơng được xây dựng, dẫn đến tình trạng chán nản, hiệu quả cơng việc khơng cao và thiếu sự gắn bó với doanh nghiệp.
Ảnh hưởng đến tổ chức
VHDN chính là bản sắc riêng có của một doanh nghiệp, do vậy, VHDN được chú trọng, sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến tổ chức như sau:
- Giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác: Mỗi doanh
nghiệp có một đặc trưng riêng và chính VHDN tạo nên nét khác biệt đó.
- Là nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Nền văn hóa tốt
giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân người tài, củng cố lòng trung thành với doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Một công ty không xây dựng VHDN hoặc VHDN xây dựng nửa vời sẽ bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực sau:
- Không tạo được nguồn sức mạnh nội tại làm đòn bẩy: Cơ chế quản lý
cứng nhắc, độc đoán, chuyên quyền sẽ khiến cho tổ chức mất đi nguồn lực đòn bẩy cho sự phát triển lâu dài của tổ chức, đó là sức mạnh nội tại.
- Thiếu lợi thế cạnh tranh trên thị trường: Thiếu VHDN dẫn đến các thông điệp mà mỗi cá nhân trong tổ chức truyền tải ra bên ngoài mang ý nghĩa khác nhau, không nhất quán và mất đi sự chuyên nghiệp.
Giá trị văn hóa giữa các quốc gia
Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong đơn vị kinh doanh khơng bao giờ có cùng một kiểu văn hóa thuần nhất. Trong mơi trường kinh doanh quốc tế ngày nay, các chủ thể kinh doanh khơng thể duy trì văn hóa của mình như một lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Sự giao lưu về văn hóa tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các chủ thể khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình. Mặt khác, quá trình tìm hiểu và giao lưu văn hóa ngày càng làm cho các chủ thể kinh doanh hiểu thêm về nền văn hóa của mình từ đó tác động trở lại hoạt động kinh doanh.
Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong q trình giao lưu với các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia. Trong điều kiện kỹ thuật truyền thông phát triển một các mạnh mẽ như hiện nay, việc tiếp thu những giá trị văn hóa của nền văn hóa khác đang có những ý nghĩa hết sức thiết thực, có thể làm thay đổi căn bản văn hóa của một doanh nghiệp.
Văn hóa vùng miền
Các nhân viên đến từ các vùng miền khác nhau mang theo các văn hóa khác nhau của các vùng miền có ảnh hưởng nhất định đến văn hóa của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng không dễ dàng trong việc loại trừ hoặc làm giảm đi văn hóa vùng miền trong mỗi nhân viên. Một doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn của văn hóa vùng miền và các doanh nghiệp đó phải biết khai thác những mặt mạnh, hạn chế tồn tại của văn hóa vùng miền đó, đặc biệt khi doanh nghiệp ban hành các chính sách cũng phải lưu ý đến văn hóa vùng miền.
Những xu hướng và trào lưu xã hội
Các trào lưu xã hội tác động ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp ví dụ ứng dụng cơng nghệ thông tin vào doanh nghiệp như email, facebook tạo nên nền văn hóa điện tử (E - culture) hay tồn cầu hố về văn hố đã tạo ra những cơ hội, thách thức và rủi ro đối với các nền văn hoá khác nhau trong việc quảng bá nền văn hố của mình ra bên ngồi.
Các doanh nghiệp phải biết tận dụng các cơ hội để xây dựng và phát triển văn hóa nhưng phải biết gạn đục khơi trong, hạn chế những xu hướng, trào lưu có ảnh hưởng khơng tốt cho văn hóa doanh nghiệp của mình đồng thời thơng qua việc nắm bắt những xu hướng, trào lưu xã hội để quảng bá một cách hữu hiệu nhất về văn hóa của doanh nghiệp mình.
1.3.2. Nhân tố bên trongNgười lãnh đạo doanh nghiệp Người lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo tạo dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp: Ngay từ khi sáng lập doanh nghiệp, lãnh đạo đề ra tầm nhìn cho doanh nghiệp và lựa chọn hướng đi, mục tiêu, môi trường và các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, nhà lãnh đạo là người tạo ra những đặc trưng riêng cho nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình, thơng qua q trình truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược, hay triết lý kinh doanh, nhà lãnh đạo đã truyền bá những tư tưởng tốt đẹp, lôi cuốn mọi người để thực hiện cơng việc hướng tới giá trị, mục tiêu đó. Những tham vọng, khát khao và niềm tin của nhà lãnh đạo dần dần được chia sẻ, thấm nhuần trong tổ chức và trở thành những giá trị chung của doanh nghiệp.
Lãnh đạo hình thành, ni dưỡng mơi trường và những chuẩn mực văn hóa: Khi triển khai ý tưởng kinh doanh, nhà lãnh đạo đã xác định và lựa chọn đường lối hoạt động, con đường phát triển, các nguyên tắc và những quy định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự lựa chọn ấy cùng với sự chấp nhận, đóng góp của các thành viên trong tổ chức sẽ dần tạo nên các chuẩn mực hoạt động trong tổ chức. Cùng với sự tương tác trong nội bộ doanh nghiệp là sự
tham gia của các chính sách quản trị, nhất là chính sách quản trị nhân lực, tạo nên một môi trường hoạt động mang phong cách riêng của doanh nghiệp. Đồng thời, những chuẩn mực được hình thành đó sẽ trở thành những tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn hành vi phù hợp trong doanh nghiệp. Qua đó, góp phần củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Lãnh đạo tuyển chọn những người phù hợp với hệ giá trị văn hóa: Q trình quản trị thường được xem như nghệ thuật đạt được mục tiêu thông qua nỗ lực của những người đi theo. Chọn lựa nhân sự và tổ chức bộ máy là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lý tổ chức. Bởi vậy, nhà lãnh đạo thường lựa chọn những người có khát vọng, động cơ, giá trị và niềm tin tương đối giống với hệ giá trị của mình vào đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Ở những vị trí quan trọng như quản lý hay lãnh đạo cấp cao, nhà lãnh đạo càng phải chú trọng hơn tới việc lựa chọn những người động sự tin cậy với mình. Quá trình này sẽ giúp cho tổ chức lớn trong quá trình nhân bản hệ giá trị của tổ chức. Nếu thiếu sự lựa chọn nhân sự kỹ lưỡng, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh.
Lãnh đạo là tấm gương và động lực cho nhân viên: Con người chủ yếu nhận và hấp thụ tri thức qua mắt. Vì vậy hình ảnh, hành vi, và thái độ của lãnh đạo có sức ảnh hưởng to lớn đối với hành vi của nhân viên. Nhân viên thường bị ảnh hưởng, học theo và làm theo các hành vi của lãnh đạo. Họ ln lấy đó làm chuẩn mực để noi theo. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần phải xây dựng cho mình một hình ảnh chuẩn mực và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình, khơng ngừng bồi dưỡng, nâng cao khả năng lãnh đạo của mình. Với những mục tiêu, mong muốn mà nhà lãnh đạo đặt ra thì một nhà lãnh đạo thành công luôn là đầu tầu, luôn biết cách lôi kéo mọi người tin tưởng và đi theo đường lối của mình. Trong quá trình làm việc, họ gặp gỡ, trao đổi cởi mở và lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên, họ quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng của từng cá nhân. Từ đó, nhân viên tin tưởng và đi theo con đường nhà
lãnh đạo đã lựa chọn một cách tự nguyện. Nhân cách của lãnh đạo quyết định chất lượng văn hóa doanh nghiệp.
Lãnh đạo là người thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo là người xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp nhưng cũng là người đầu tiên thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Trong q trình hoạt động và phát triển, do môi trường tác động và nhiều yếu tố thay đổi sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp và nhà lãnh đạo là người có vai trị rất lớn trong việc khởi xướng và doanh nghiệp là một thách thức lớn do tâm lý ngại thay đổi và có ý chống đối với những thay đổi của con người, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những hoạt động rất tích cực, cẩn trọng và bền bỉ. Vì vậy, khi cần phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp, nhà lãnh đạo khơng chỉ là người đề ra các chiến lược thay đổi, mà chính họ cũng tấm gương thay đổi đầu tiên để tác động và tạo nên sự thay đổi đối với các thành viên khác trong doanh nghiệp.
Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng khơng nhỏ đến văn hóa doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh sẽ hình thành những nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp và những đặc trưng đó có thể trở thành biểu tượng của doanh nghiệp, thành đặc điểm khiến mọi người dễ nhận và nhớ đến nhất. Chẳng hạn như trong lĩnh vực thời trang thì phong cách của những cơng ty kinh doanh thời trang thường có những nét phá cách, khơng nằm trong một khuôn khổ cứng nhắc nào cả, ở đó thường chiếm số đơng là những người trẻ tuổi, với đầy nhiệt huyết, sức sáng tạo; ngược lại trong lĩnh vực sản xuất thép thì các doanh nghiệp phải biết tuân thủ những định mức, những tiêu chuẩn kỹ thuật vốn có của ngành và để cạnh tranh thì phải thơng qua các giải pháp cải tiến biện pháp quản lý, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm...
Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp
Lịch sử hình thành doanh nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Lịch sử hình thành doanh nghiệp
là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp. Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
Vai trò của lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa đối với việc xây dựng các đặc trưng văn hóa mới cho doanh nghiệp thể hiện ở việc cho chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trưng văn hóa, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng đến quá trình vận động và thay đổi về văn hóa doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời về bề dày truyền thống thường khó thay đổi hơn doanh