Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
2.3. Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp của cơng ty
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Mặc dù đã từng bước tạo lập được bộ khung văn hóa của mình nhưng văn hóa doanh nghiệp của MobiFone vẫn mang ý nghĩa tự phát, chưa được
thể chế hóa, chưa được hiểu đúng nghĩa. Thương hiệu MobiFone đã hình thành và được khách hàng chấp nhận nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp lý cụ thể khẳng định sự tồn tại của văn hóa doanh nghiệp, chưa có một bộ phận nào chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và khuyếch trương ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp ra bên ngồi Cơng ty. Văn hóa doanh nghiệp hiện nay được coi như tài sản của doanh nghiệp nhưng nó vẫn chưa được sử dụng hiệu quả, thậm chí cịn chưa được xem xét một cách nghiêm túc và bài bản. Trong thực tế, để tiết kiệm chi phí, đỡ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các nhân viên bán hàng của mình, MobiFone chủ yếu ký hợp đồng ngắn hạn với nhân viên bán hàng. Thu nhập giữa những người trong biên chế của MobiFone cao hơn gấp nhiều lần so với số nhân viên hợp đồng ngắn hạn, trong khi số nhân viên này đóng vai trị cực kỳ quan trọng cho thành công của doanh nghiệp trong những năm qua. Vì vậy, lực lượng nhân viên bán hàng của MobiFone khơng n tâm cơng tác, có xu hướng bỏ sang các cơng ty viễn thơng khác có thu nhập ổn định và được tơn trọng hơn.
Nhận thức của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp cịn chưa đúng và chưa đầy đủ, các nhân viên chưa thực sự ý thức được mục tiêu mà MobiFone cần vươn tới vì thế cịn có nhiều sai sót khơng đáng có trong khi giao tiếp với khách hàng để các đối thủ cạnh tranh lợi dụng hạ thấp uy tín của MobiFone. Khơng ít những trang báo đã đăng những bài viết gây phản cảm về MobiFone như “MobiFone thiếu tôn trọng khách hàng” hoặc “Phỏng vấn gây sốc: MobiFone chửi ứng viên” hay “Tránh xa 3G Internet của MobiFone kẻo có ngày tan gia bại sản”…
Mỗi lần tuyển dụng nhân sự mới, doanh nghiệp đều tổ chức các lớp học về văn hoá trong kinh doanh nhưng chưa đủ để nhân viên đánh giá đúng về văn hoá của MobiFone. Hơn nữa văn hóa MobiFone chưa thực sự ảnh hưởng mạnh đến hành vi, quyết định và thái độ của người lao động.
Về phía người lãnh đạo, chưa tìm hiểu thơng tin phản hồi từ phía người lao động về văn hố trong suốt q trình xây dựng. Chưa tìm hiểu kỹ xem
những giá trị, bản sắc văn hố đang duy trì hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến người lao động, có tạo động lực cho họ làm việc hay khơng?
Đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ trong ngành, đặc biệt là Tập đồn Viễn thơng Qn đội –Viettel, một đối thủ được đánh giá là một "hiện tượng" trên thị trường thông tin di động, khi liên tục là mạng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, lãnh đạo của MobiFone chưa đưa ra được những sách lược trong kinh doanh cũng như chính sách hồn thiện văn hóa MobiFone để có thể thay đổi được cục diện, có vẻ đang say sưa với những thành tích đạt được trong quá khứ.
Về công nghệ, mặc dù thiết bị của MobiFone khá hiện đại nhưng chưa thực sự phù hợp với điều kiện Việt Nam nên chất lượng dịch vụ của MobiFone đang có biểu hiện đi xuống, điều này nếu khơng được khắc phục kịp thời sẽ gây phản cảm khi sử dụng slogan ”mọi lúc- mọi nơi”. Đồng thời, việc triển khai ứng dụng và khai thác công nghệ 3G cũng như nhiệm vụ mở rộng thị trường về khu vực nơng thơn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, theo đánh giá của các chuyên gia thì ở cả hai lĩnh vực trên, khả năng của MobiFone sẽ thua xa so với Viettel.
Nguyên nhân và tồn tại
Nhìn nhận một cách khách quan, sự phát triển bước đầu và những thành công đạt được của MobiFone là nhờ vào điều kiện hạ tầng hiện đại và sự tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm quản trị kinh doanh của phía đối tác đến từ Thụy Điển. Tuy nhiên, sự phát triển của MobiFone có phần chững lại trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh là Viettel đã khiến các nhà quản trị MobiFone phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc và thấu đáo những mặt mạnh, mặt yếu; nguyên nhân tồn tại và giải pháp khắc phục, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân bắt nguồn từ những tồn tại của văn hóa doanh nghiệp MobiFone cụ thể như sau:
Thứ nhất, do MobiFone chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa vô cùng to lớn
nghiệp một cách bài bản, khoa học. Đây cũng là điều dễ hiểu đối với các doanh nghiệp, vì theo quan điểm của họ cơng việc kinh doanh là tạo ra lợi nhuận cịn những giá trị của văn hóa sẽ đương nhiên được hình thành trong quá trình vận động và phát triển của MobiFone. Cũng chính vì quan niệm đó nên MobiFone đã khơng có được một bộ phận chun trách quan tâm nghiên cứu phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình. Từ đó những hiện tượng phát sinh sẽ khơng được kiểm sốt, các vấn đề của văn hóa doanh nghiệp sẽ không được quản lý, dẫn đến những nét văn hóa tiêu biểu khơng được phát huy, những tồn tại và khiếm khuyết không được khắc phục, hậu quả MobiFone khơng khai thác được thế mạnh về văn hóa vốn có của mình.
Thứ hai, lý luận về văn hóa doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự đầy đủ
và chuyên sâu. Văn hóa doanh nghiệp hay trước kia thường gọi là ”thương hiệu” tuy được mọi người nhắc đến khá nhiều nhưng để có một lý luận đầy đủ và khoa học về nó thì địi hỏi phải có thời gian, cơng sức. Các nghiên cứu về vấn đề này thực sự mới chỉ dùng lại ở tầm hội thảo khoa học của Hiệp hội doanh nghiệp. Các chuyên gia đề cập đến nhiều về văn hóa kinh doanh và tác động của nó đến kinh tế và văn hóa đất nước… Cịn vấn đề văn hóa doanh nghiệp tác dụng như thế nào, hay làm thế nào để hồn thiện một văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh tại các cơng ty thì hầu như chưa có hoặc nếu có thì chỉ là những ý kiến phát biểu tại các hội thảo, tại các diễn đàn hay chỉ là những bài báo, bài luận riêng lẻ.
Thứ ba, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt với đối thủ trực tiếp được
đầu tư khá mạnh là Viettel (khác với trước đây chỉ có “hai anh em” Vinaphone và MobiFone) chính sách tuyển dụng, hợp đồng lao động và các chế độ thù lao cho người lao động của MobiFone đang tạo nên lực cản khá lớn. Nhiều nhân viên bán hàng giỏi nhưng chỉ được ký hợp đồng lao động theo thời vụ, khơng được tuyển dụng chính thức đã chuyển sang làm việc cho các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gây khó khăn cho việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nơng thơn và nhóm khách hàng có thu nhập ở mức độ trung bình thấp (như học sinh, sinh viên...).
Ti u ế chƣơng 2
Chương 2 của luận văn cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về MobiFone. Trong đó, tình hình triển khai văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty được trình bày cụ thể, chỉ ra những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế đang cịn tồn tại và tìm hiểu, phân tích ngun nhân của những hạn chế đó. Kết quả phân tích trong Chương 2 cho thấy từ ngay đầu thành lập, văn hóa doanh nghiệp đã hình thành tại MobiFone và nó đã phần nào đóng góp quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp khơng phải là bất biến. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa MobiFone cần có những điểm mới, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại, mặc dù văn hố MobiFone đã được tạo lập và đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng cịn khơng ít những tồn tại trong văn hóa doanh nghiệp của MobiFone. Để tạo nên một văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh có thể cạnh tranh sịng phẳng với các đối thủ trong và ngồi nước thì lãnh đạo MobiFone phải có những nhìn nhận một cách đúng mức và đầy đủ về văn hóa doanh nghiệp, xác định rõ vị trí văn hố của doanh nghiệp mình để xây dựng chiến lược củng cố và hồn thiện văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp với chiến lược kinh doanh trong tình hình mới.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CƠNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE