Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp
1.3.2. Nhân tố bên trong
Người lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo tạo dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp: Ngay từ khi sáng lập doanh nghiệp, lãnh đạo đề ra tầm nhìn cho doanh nghiệp và lựa chọn hướng đi, mục tiêu, môi trường và các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, nhà lãnh đạo là người tạo ra những đặc trưng riêng cho nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình, thông qua quá trình truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược, hay triết lý kinh doanh, nhà lãnh đạo đã truyền bá những tư tưởng tốt đẹp, lôi cuốn mọi người để thực hiện công việc hướng tới giá trị, mục tiêu đó. Những tham vọng, khát khao và niềm tin của nhà lãnh đạo dần dần được chia sẻ, thấm nhuần trong tổ chức và trở thành những giá trị chung của doanh nghiệp.
Lãnh đạo hình thành, nuôi dưỡng môi trường và những chuẩn mực văn hóa: Khi triển khai ý tưởng kinh doanh, nhà lãnh đạo đã xác định và lựa chọn đường lối hoạt động, con đường phát triển, các nguyên tắc và những quy định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự lựa chọn ấy cùng với sự chấp nhận, đóng góp của các thành viên trong tổ chức sẽ dần tạo nên các chuẩn mực hoạt động trong tổ chức. Cùng với sự tương tác trong nội bộ doanh nghiệp là sự
tham gia của các chính sách quản trị, nhất là chính sách quản trị nhân lực, tạo nên một môi trường hoạt động mang phong cách riêng của doanh nghiệp. Đồng thời, những chuẩn mực được hình thành đó sẽ trở thành những tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn hành vi phù hợp trong doanh nghiệp. Qua đó, góp phần củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Lãnh đạo tuyển chọn những người phù hợp với hệ giá trị văn hóa: Quá trình quản trị thường được xem như nghệ thuật đạt được mục tiêu thông qua nỗ lực của những người đi theo. Chọn lựa nhân sự và tổ chức bộ máy là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lý tổ chức. Bởi vậy, nhà lãnh đạo thường lựa chọn những người có khát vọng, động cơ, giá trị và niềm tin tương đối giống với hệ giá trị của mình vào đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Ở những vị trí quan trọng như quản lý hay lãnh đạo cấp cao, nhà lãnh đạo càng phải chú trọng hơn tới việc lựa chọn những người động sự tin cậy với mình. Quá trình này sẽ giúp cho tổ chức lớn trong quá trình nhân bản hệ giá trị của tổ chức. Nếu thiếu sự lựa chọn nhân sự kỹ lưỡng, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh.
Lãnh đạo là tấm gương và động lực cho nhân viên: Con người chủ yếu nhận và hấp thụ tri thức qua mắt. Vì vậy hình ảnh, hành vi, và thái độ của lãnh đạo có sức ảnh hưởng to lớn đối với hành vi của nhân viên. Nhân viên thường bị ảnh hưởng, học theo và làm theo các hành vi của lãnh đạo. Họ luôn lấy đó làm chuẩn mực để noi theo. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần phải xây dựng cho mình một hình ảnh chuẩn mực và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao khả năng lãnh đạo của mình. Với những mục tiêu, mong muốn mà nhà lãnh đạo đặt ra thì một nhà lãnh đạo thành công luôn là đầu tầu, luôn biết cách lôi kéo mọi người tin tưởng và đi theo đường lối của mình. Trong quá trình làm việc, họ gặp gỡ, trao đổi cởi mở và lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên, họ quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng của từng cá nhân. Từ đó, nhân viên tin tưởng và đi theo con đường nhà
lãnh đạo đã lựa chọn một cách tự nguyện. Nhân cách của lãnh đạo quyết định chất lượng văn hóa doanh nghiệp.
Lãnh đạo là người thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo là người xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp nhưng cũng là người đầu tiên thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động và phát triển, do môi trường tác động và nhiều yếu tố thay đổi sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp và nhà lãnh đạo là người có vai trò rất lớn trong việc khởi xướng và doanh nghiệp là một thách thức lớn do tâm lý ngại thay đổi và có ý chống đối với những thay đổi của con người, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những hoạt động rất tích cực, cẩn trọng và bền bỉ. Vì vậy, khi cần phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp, nhà lãnh đạo không chỉ là người đề ra các chiến lược thay đổi, mà chính họ cũng tấm gương thay đổi đầu tiên để tác động và tạo nên sự thay đổi đối với các thành viên khác trong doanh nghiệp.
Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh sẽ hình thành những nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp và những đặc trưng đó có thể trở thành biểu tượng của doanh nghiệp, thành đặc điểm khiến mọi người dễ nhận và nhớ đến nhất. Chẳng hạn như trong lĩnh vực thời trang thì phong cách của những công ty kinh doanh thời trang thường có những nét phá cách, không nằm trong một khuôn khổ cứng nhắc nào cả, ở đó thường chiếm số đông là những người trẻ tuổi, với đầy nhiệt huyết, sức sáng tạo; ngược lại trong lĩnh vực sản xuất thép thì các doanh nghiệp phải biết tuân thủ những định mức, những tiêu chuẩn kỹ thuật vốn có của ngành và để cạnh tranh thì phải thông qua các giải pháp cải tiến biện pháp quản lý, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm...
Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp
Lịch sử hình thành doanh nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Lịch sử hình thành doanh nghiệp
là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp. Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
Vai trò của lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa đối với việc xây dựng các đặc trưng văn hóa mới cho doanh nghiệp thể hiện ở việc cho chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trưng văn hóa, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng đến quá trình vận động và thay đổi về văn hóa doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời về bề dày truyền thống thường khó thay đổi hơn doanh nghiệp mới, non trẻ chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành những “ rào cản tâm lý” không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới.
Mỗi quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp
MobiFone luôn hiểu rằng, yếu tố con người là tài sản vô giá của doanh nghiệp, là lợi thế cạnh tranh giúp công ty đánh bại mọi đối thủ và chinh phục khách hàng bằng sự tử tế, tận tâm, trách nhiệm. Chính vì vậy, chữ “Tâm” - chữ “Tài” luôn là hai yếu tố cốt lõi trong nguyên tắc tuyển chọn nhân sự của MobiFone để tạo ra một đội ngũ nhân sự giàu tri thức, kỷ luật cao, có tinh thần đoàn kết, năng động - sáng tạo trong tư duy và hành động.
MobiFone áp dụng mọi chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển đội ngũ nhân viên vừa có chuyên môn vững vàng, vừa có phẩm chất đạo đức và thái độ cầu thị, tinh thần vươn lên trong nghề nghiệp.
Với hơn 2000 nhân viên tốt nghiệp từ các trường Đại học, Cao đẳng, đội ngũ nhân lực chính là nền tảng tạo ra mọi thành công của MobiFone. Không ngừng sáng tạo, không ngừng cống hiến, đội ngũ nhân sự của Mobifone luôn nỗ lực hết sức để tạo nên những giá trị gia tăng hiệu quả cho công ty, đối tác và khách hàng.
Văn hóa và môi trường làm việc tại MobiFone mang nhiều nét riêng biệt, thể hiện tác phong chuyên nghiệp và vị thế của một công ty hàng đầu về công nghệ và quảng cáo số, luôn đề cao và khuyến khích nhân viên phát triển năng lực cá nhân, trau dồi cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm, để trở nên vượt trội hơn mỗi ngày. Tại MobiFone, cam kết trách nhiệm, chân thành và giữ chữ tín luôn là nguyên tắc sống và làm việc được đặt lên hàng đầu.Chính vì vậy mỗi quan hệ giữa các nhân viên trong công ty rất hòa đồng và mang tính tích cực đóng góp công sức và tri thức để cống hiến cho Tổng công ty Viễn thông Mobifone.
Ti u ế chƣơng 1
Những lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp đã được trình bày trong Chương 1. Trong chương này, những khái niệm cơ bản, vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng… của văn hóa doanh nghiệp đã được phân tích đầy đủ ở các góc độ. Nội dung cơ bản của văn hoá doanh nghiệp được tác giả tiếp cận theo quy trình xây dựng phát triển và thực hiện VHDN trong doanh nghiệp, đó là: Xác định các giá trị cốt lõi, chuẩn mực văn hoá; triển khai các chuẩn mực văn hoá và kiểm tra, điều chỉnh các chuẩn mực văn hoá. Các chuẩn mực văn hoá bao gồm cả các chuẩn mực hữu hình như kiến trúc, logo, khẩu hiệu, lễ nghi, đồng phục,… và các chuẩn mực vô hình như các giá trị ngầm định mà doanh nghiệp theo đuổi.
Qua việc nghiên cứu lý luận về VHDN cho thấy phát triển văn hóa doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết nhưng không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của các lãnh đạo và nhân viên trong công ty.
Những kiến thức đó là nền tảng cơ bản để nhìn nhận, đánh giá việc xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp của MobiFone, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của MobiFone trong hai chương tiếp theo.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE 2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát tri n của công ty
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Năm 2005, MobiFone nhận quyết định về việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Từ đây, MobiFone chú trọng mở rộng và nâng cao phạm vi phủ sóng. Doanh nghiệp đã thành lập các trung tâm thông tin di động tại khu vực Tây Nam Bộ (2006), Hải Phòng (2008). Về mặt chất lượng dịch vụ, MobiFone bước vào kỷ nguyên công nghệ mới với sự ra đời của dịch vụ di động 3G vào năm 2009. Bởi những bước tiến này, MobiFone nhận được danh hiệu “Mạng di động xuất sắc
nhất 2008” từ Bộ Thông tin – Truyền thông trao tặng, trở thành nhà cung cấp
mạng thông tin di động tốt nhất được khách hàng yêu mến bình chọn (theo tạp chí Echip Mobile). Trong nhiều năm liền, MobiFone dẫn đầu thị trường viễn thông di động, chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao.
MobiFone chiếm vị trí số một về thị phần thuê bao di động trong nhiều năm liền
Năm 2014 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng về mặt tổ chức doanh nghiệp ở MobiFone, công ty chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động, từ công ty TNHH 1 thành viên, thành Tổng công ty, hoạt động dưới 100% vốn điều lệ Nhà nước. Cũng trong năm 2014, MobiFone cũng thay đổi đơn vị chủ quản, từ VNPT thành Bộ Thông tin – Truyền thông, tự chủ hơn trong hoạt động hành chính và cơ cấu tổ chức. Từ nay cho đến năm 2025, công ty còn bước xa hơn khi “công chúng hóa” từ 35% đến 50% vốn điều lệ, giảm sự lệ thuộc vào vốn quốc doanh.
Bên cạnh khía cạnh kinh doanh, MobiFone còn nổi tiếng là doanh nghiệp có nơi làm việc mơ ước với bất kỳ người lao động nào. Năm 2017,
năm thứ 4 liên tiếp MobiFone tiếp tục lọt vào danh sách “Nơi làm việc tốt
nghiệp được đánh giá cao về mức lương cạnh tranh, sự hài lòng của nhân lực và sự gắn kết của lãnh đạo với cán bộ nhân viên. Đây là tiền đề để tạo dựng sự sáng tạo và hứng thú trong làm việc của người lao động, giúp MobiFone có thể ra đời những sản phẩm và dịch vụ tốt tới mọi đối tượng khách hàng.