Nguyễn Doãn Cung

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 49)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.3 Nguyễn Doãn Cung

Theo ghi chép trong gia phả họ Tam Sơn thì cụ thân sinh ra Nguyễn Doãn Cung quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Năm 1442, với lý do mai danh ẩn tích vì dịng họ ơng liên quan với dòng họ Nguyễn Trãi (Năm đó xảy ra vụ án oan của Nguyễn Trãi) nên gia đình cụ lên Xn Lũng. Cụ có con trai duy nhất là Nguyễn Doãn Cung.

Trùng thuyên bi ký – Bia ghi việc trùng tu Từ vũ, đặt ở văn chỉ làng Dòng ( xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) ghi Nguyễn Doãn Cung đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Quang Thuận 10 đời Lê Thánh Tông ( 1469). Đây là thời kỳ trường Quốc học, còn gọi nhà Thái học, cơ quan giáo dục cao nhất nước, nơi sĩ tử học tập và có kho Bí thư tàng trữ sách và in ván sách, được mở rộng phát triển. Nguyễn Doãn Cung xuất thân từ một gia đình đại quan, vốn kiến thức Hán học sâu rộng, thấm nhuần quan điểm trung qn ái quốc từ trong máu. Đó chính là mơi trường vơ cùng thuận lợi rèn đúc nên những phẩm chất đặc biệt ở ơng.

Về ý chí theo nghiệp sách của ơng, đến nay làng Dòng chỉ còn lưu truyền giai thoại ông theo gương Xa Dận, đời Tấn, bên Tàu, bắt thật nhiều đom đóm bỏ vào cái túi vải thưa thay ánh sang đền đọc sách thâu đêm mỗi lần xuống đồng Thần

(làng Sơn Tường) săn sóc mộ thân phu. Ơng đạt học vị khoa bảng năm 27 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ sửu niên hiệu Quang Thuận 10 (1469), đời Lê Thánh Tông. Từng hai lần được gánh trọng trách đi sứ nhà Minh, thăng đến chức Tả thị lang bộ Lại. Địa phương và dịng họ vẫn trìu mến gọi ơng là “Quan Tả Lại”. Ơng là Tiến sĩ đầu tiên của xã Xuân Lũng, tiến sĩ thứ & của huyện Lâm Thao. Sinh thời Nguyễn Dỗn Cung có 3 người con: một gái, ba trai. Người con gái lấy Nguyễn Hãng. Còn 3 người con trai là: Nguyễn Thừa Khôi, Nguyễn Thừa Bật, Nguyễn Mẫn Đốc. [29, 72]

Nguyễn Doãn Cung đã đậu tam giáp trong khoa thi lấy đỗ 20 tiến sĩ. Dưới triều Lê, Nguyễn Doãn Cung làm quan đến chức Tả thị lang Bộ Lại, hàng tam phẩm. Hai lần làm tránh sứ Bắc triều.

Lần thứ nhất, Ngày 19 tháng 10 năm Kỷ Dậu (1489) vua Lê Thánh Tông sai ông làm Chánh sứ của đoàn sang nhà Minh về việc tuế cống. Đại Việt Sử ký tồn thư, quyển III, trang 305 ghi rõ: “Mùa đơng, tháng 10 ngày 19, sai bồi thần là bọn Nguyễn Khắc Cung, Bùi Xương Trạch, Nguyễn Hán Đình sang nước Minh nộp cống hàng năm…”. Nguyễn Dỗn Cung có một bài biểu dâng vua nhà Minh.

10 năm sau, (Kỷ Mùi – 1499) khi sứ đoàn của triều Minh sang nước ta để phong Vua Lê Hiến Tông làm An Nam quốc vương, ông được nhà vua cử trong đoàn sứ thần triều đình lên địa đầu biên giới để đón tiếp đồn sứ của triều Minh. Sau nhiệm kỳ đi sứ lần 2 này Nguyễn Doãn Cung được thăng chức Lại bộ tả thị lang. Trong công cuộc giao bang giữa hai quốc gia, ơng thường được tín nhiệm như thế.[29, 71]

Là một người chồng, người cha trong một gia đình nền nếp Lễ, Nghĩa, ông tỏ ra rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, trước nhất vẫn là việc học thành người có ích. Theo ông, học không phải chỉ để đọc nhiều sách, biết nhiều

chữ mà học là để cho biết - nghĩa là tri, học để mà làm, nghĩa là hành. Có học mới khéo hành xử; muốn hành xử đúng tất phải lo học. Có học mới biết, biết tất phải có làm. Đó chính là hành trang kiến thức mà người cha đã chuẩn bị cho các con vào đời. Học vị Bảng nhãn hiển nhiên là một minh chứng cụ thể về phương pháp dạy con của tiến sĩ, quan đầu triều Nguyễn Doãn Cung cùng mệnh phụ phu nhân..

Gia đình ơng Dỗn Cũng có truyền thống hiếu học và yêu nước, lại được bén rễ và phát triển trên mảnh đất khoa bảng Xuân Lũng. Nghe đồn, trong nhà có cả một kho sách chữ Hán vài trăm quyển, bộ “Tứ Thư”, “Ngũ Kinh” khổ đại, khổ nhỏ, không thiếu.

Trong Gia phả họ Tam Sơn ghi lại sau khi mất Nguyễn Doãn Cung được phong là “ Gia ban vinh lộc, đặc tiến đại phu chánh nhất phẩm”. Người Xuân Lũng thường gọi ông là Quan tả lại. Nguyễn Doãn Cung lên làng Xuân Lũng sớm nhất, khai sinh lập địa ra làng Xuân Lũng cả về đất đai, đồng ruộng và văn hóa. Ơng có cơng xây dựng 2 văn bia ở làng Xn Lũng và có cơng đề xướng nhân dân Xuân Lũng xây dựng đình Xuân Lũng.

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)