4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Thực tiễn truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng trong giai đoạn hiện
3.1 Thực tiễn truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng trong giai đoạn hiện nay hiện nay
3.1.1. Những biểu hiện chủ yếu của truyền thống hiếu học hiện nay
Thực trạng truyền thống hiếu học được xem xét thông qua biểu hiện về những đặc điểm chủ yếu của nó trong một số năm gần đây ở xã Xuân Lũng được chia làm các nhóm: Biểu hiện về các mục tiêu học tập. Biểu hiện về sự quan tâm của cộng đồng đối với việc học tập. Biểu hiện về sự nỗ lực học tập của người học
Về sự ham học, kết quả điều tra xã hội học của Nguyễn Danh Bình trong luận án tiến sĩ giáo dục học về “Những đặc điểm chủ yếu của truyền thống hiếu
học Việt Nam và một số định hướng giáo dục truyền thống đó trong giai đoạn hiện nay” cho thấy người học có biểu hiện ham học ở mức độ cao chiếm một tỷ
lệ đáng kể. Tranh thủ mọi lúc mọi lúc, mọi nơi để học -28,4%; Thường học bài miệt mài phải giục mới chịu nghỉ -14,3%. Thái độ lười học chiếm một tỷ lệ không nhỏ 15,0%; Thái độ chưa ham học, thiếu chủ động trong học tập cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn 41,1%. Như vậy, ham học như một đặc điểm của truyền thống hiếu học ngày nay vẫn được kế thừa nhưng ở mức chưa cao.
Về sự kiên trì vượt khó, kết quả khảo sát được ghi nhận ở bảng sau
Bảng 3.1: Phương án giải quyết khi đang đi học mà hồn cảnh kinh tế gia đình gặp khó khăn
TT Phương án giải quyết % lựa chọn
1 Vừa làm vừa học 97,30
2 Nghỉ học một thời gian đi làm giúp đỡ gia đình
và tiết kiệm tiền bạc để sau đó lại đi học tiếp
1,70
3 Thôi học 0,86
Theo bảng 3.1.2, nếu gộp cả phương án 1 và phương án 2, có thể thấy những người xác định sẽ kiên trì khắc phục khó khăn để tiếp tục đi học chiếm tới 99% những người được hỏi. Khi nhìn lại quá khứ những năm tháng chiến tranh, mặc dù vô vàn gian khổ, thiếu thốn, nhưng giáo dục vẫn được phát triển. Điều này nói lên kiên trì vượt khó để học tập không chỉ ở một số người hay riêng xã Xuân Lũng mà còn cả cộng đồng người Việt Nam.
Về vừa học vừa làm, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người được hỏi có tham gia làm thêm khi đang đi học chiếm tới 78,5%. Việc vừa học vừa làm khơng chỉ có ý nghĩa học để lo tiền ăn học mà cịn có ý nghĩa học để làm tốt hơn cơng việc mình đang làm. Những nét tích cực của truyền thống ở đây được kế thừa và phát huy.
Tự học với những hình thức học khác nhau biểu hiện đa dạng vẫn là một trong những đặc điểm phổ biến của truyền thống hiếu học ở người học hiện nay. Cách học “ Học rộng ra những kiến thức ngoài sách vở nhà trường” với tỷ lệ trả lời chiếm 57,7% là dấu hiệu đáng mừng phản ánh đa số người học hiện nay đã lựa chọn cách tự học tích cực. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa cao
Về học suốt đời, có tới 96,8% những người được hỏi đã chọn “ Học suốt đời, không phụ thuộc vào bằng cấp” làm con đường học tập của mình. Hiện nay, hiện tượng những người ở tuổi 40 – 50 tham gia học tập ở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ là phổ biến . Các hình thức học từ xa, học trên mạng dần hình thành và tạo cơ hội để nhiều người dân học suốt đời.
3.1.2. Thành tích học tập của xã Xuân Lũng
Nằm trong xu thế chung của cả nước, chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, xã Xuân Lũng cũng đã thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trên nhiều lĩnh vực và cũng đã đạt được những thành tựu tích cực. Trong đó, sự nghiệp giáo dục tiếp tục được chú trọng đầu tư. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa VII) đã xác định: “Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 12 – NQ/TU về phát triển sự nghiệp giáo dục của toàn tỉnh. Thực
hiện các tiêu chí đề ra cần phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) chiếm hơn 70%.
Kết quả thực hiện các tiêu chí đề ra đạt được những thành tích đáng kể. Sự nghiệp giáo duc – đào tạo tiếp tục phát triển tồn diện. Duy trì tốt chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hàng năm các trường thực hiện tốt công tác dạy và học. Trước khi thực hiện đề án xã mới chỉ có 1 trường (Tiểu học) đạt chuẩn quốc gia, sau 3 năm xây dựng cho đến nay, cả 3/3 trường học (Mầm non, Tiểu học, THCS) đã đạt chuẩn Quốc gia. Công tác xã hội hóa giáo dục và phong trào khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, duy trì chuẩn quốc gia mức độ 1 trường Mầm non, trường Tiểu học, chuẩn quốc gia THCS. Quy mô trường lớp ổn định, chất lượng dạy và học ở các bậc học được nâng lên. Tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS hàng năm đạt tỷ lệ 100%, thực hiện tốt phân luồng học sinh sau khi học THCS; năm 2017 học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đạt 92%. Phong trào khuyến học khuyến tài, xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt tạo động lực thúc đẩy giáo dục phát triển. Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn 100%.
Theo kết quả thống kê báo cáo cơng tác văn hóa thể dục thể thao năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 đã đạt được những kết quả như sau:
Trường Mầm non tổng số học sinh năm 2017 – 2018 là 360 em học sinh so với năm 2016 – 2017 tăng 8 em. Số trẻ vào nhà trẻ 41/50 cháu đạt 82% so với kế hoạch, số cháu vào mẫu giáo 319/296 cháu đạt 107,7% so với kế hoạch; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm Non 5 tuổi và duy trì, giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ I. Phấn đấu năm 2020 đạt chuẩn mức độ II, đơn vị cấp Tỉnh.
Trường Tiểu học tổng số học sinh năm học 2017 – 2018 là 407 em so với năm 2017 tăng 11 em. Hồn thành chương trình phổ cập giáo dục, học sinh từ 6
– 10 tuổi được đến trường đạt 100%, khơng có học sinh bỏ học, giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng với độ tuổi ở mức độ II.
Số lượng HSG các cấp năm 2016 – 2017 trong đó: Quốc gia: 1 giải khuyến khích
Cấp tỉnh 7 giải trong đó: 1 nhì, 2 ba, 4 khuyến khích Cấp huyện 22 giải trong đó: 8 nhì, 7 ba, 7 khuyến khích
Cấp trường thi toán mạng internet 8 giải: 14 nhất, 18 nhì, 30 ba, 22 khuyến khích
Thi Tiếng Anh 23 giải: trong đó 3 nhất, 11 ba, 5 khuyến khích
Trường THCS tổng số học sinh năm 2017 – 2018 là 259 em so với năm 2016 -2017 tăng 15 em. Hồn thành chương trình phổ cập giáo dục, học sinh từ 11 – 14 tuổi được đến trường đạt 100% khơng có học sinh bỏ học.
Số lượng HSG các cấp năm học 2016 – 2017 trong đó: Cấp tỉnh đạt 4 giải: trong đó 3 giải nhì, 1 giải khuyến khích.
Cấp huyện đạt 58 giải: trong đó 4 giải nhất, 11 giải nhì, 16 giải ba, 27 giải khuyến khích.
Học sinh giỏi trường 69 giải: trong đó 14 giải nhất, 19 giải nhì, 17 giải ba, 19 giải khuyến khích.
Với số liệu thống kê hiện nay tồn xã Xuân Lũng có 48 giáo sư, tiến sĩ, 4 thiếu tướng. Họ đã và đang đóng góp cơng sức của mình vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Về chất lượng thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng thì giáo dục xã Xn Lũng ln đạt được những thành tích đáng kể, thành tích của năm sau cao hơn thành tích năm trước. Trong năm học 2016 có 23 em đỗ đại học, tới năm 2017 có 27 em đỗ đại học, tính đến nay có hơn 1200 em đã có bằng đại học.
Ban chỉ đạo đã tăng cường công tác tuyên truyền với các hình thức thích hợp để người dân hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của đề án xã hội học tập. Với các kết quả danh hiệu đạt được khi xây dựng đề án xã hội học tập:
Trong tổng số 32 chi hội khuyến học gồm: 18 khu dân cư tham gia, 21 dòng học, 3 trường
Số gia đình đạt gia đình học tập: 1347/ 1499 hộ Số dòng họ đạt danh hiệu học tập: 18/ 21 dòng họ Số cộng đồng đạt cộng đồng học tập: 18/ 18 Số đơn vị đạt đơn vị học tập: 3/3 nhà trường
Nhìn vào những con số trên, có thể nói chính quyền và nhân dân xã Xuân Lũng đã rất chú trọng đến cơng tác giáo dục. Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế còn nghèo nàn nhưng trên mặt trận văn hóa, giáo dục vẫn có những bước phát triển. Những thành tựu đó có được bên cạnh những chủ trương, sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính Phủ và chính quyền các cấp; sự quan tâm tham gia đóng góp của các tổ chức, đồn thể và tồn xã hội đối với giáo dục thì một yếu tố quan trọng cần có là sự quan tâm đóng góp và nhận thức được vai trò giáo dục trong nhân dân, nhân dân đã không tiếc công sức, tiền của đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất và khuyến khích động viên con em vượt khó khăn, chăm chỉ học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà trường thực hiện dạy tốt học tốt, sự cố gắng khắc phục khó khăn, ý chí vươn lên của đội ngũ giáo viên và các em học sinh, ý thức tham gia học hỏi của con em địa phương…Truyền thống hiếu học của quê hương đã tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng dịng họ, từng cộng đồng dân cư. Tất cả những điều đó đã thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao sự học mà không phải địa phương nào cũng làm đư