Chính sách khuyến học của triều đình và địa phương

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 51)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.4 Nhân tố làm nên thành tích khoa bảng của nhân dân xã Xuân Lũng

2.4.2 Chính sách khuyến học của triều đình và địa phương

Ngoài việc Nho giáo được du nhập sớm và điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì cịn do những chính sách khuyến học của Nhà nước phong kiến nói chung và của xã Xuân Lũng nói riêng góp phần tạo nên thành tích trong giáo dục, khoa cử. Trước tiên đó là những chính sách của chính quyền phong kiến trong việc tổ chức thi cử, mở hệ thống trường lớp, chính sách đãi ngộ đối với những người đỗ đạt…

Bước vào thời kỳ phong kiến độc lập, từ thời Lý - Trần về sau do Nhà nước ngày càng quan tâm đến giáo dục, khoa cử Nho học đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền giáo dục của Xã Xuân Lũng phát triển. Hệ thống trường lớp của Xuân Lũng cũng bao gồm hai loại hình trường là trường cơng do Nhà nước mở và các trường tư. Trường công, thời nhà Nguyễn đã mở trường học ở Cẩm Thanh ( Xuân Huy), xây dựng năm Minh Mệnh thứ 8 (1827). Do đã có nền móng từ trước, cộng với nhiều người đỗ học rộng đỗ cao và điều kiện kinh tế khơng q khó khăn đã làm cho hệ thống các trường tư ở xã cũng phát triển. Các trường tư có thể mở ngay ở nhà của thầy giáo hoặc những gia đình phụ huynh có điều kiện thì tổ chức lớp rồi đón thầy về dạy. Theo lời kể của các già làng thì “ trường tư” xưa nhất ở Xuân Lũng có thể đã xuất hiện từ thế kỷ XV hoặc sớm hơn một chút, đó là trường của cụ Đồ khuyết danh, thân sinh quan nghè Nguyễn Doãn Cung, đặt ở xóm Hống. Hay chuyện họ Đặng mời cụ Đụp – một thầy Tú 4 khóa lên xóm làng Thượng dạy chữ Nho cho con em mình. Ở xóm Chi Huy ngày trước cũng đã có trường dạy chữ Nho của ơng Nguyễn Văn Quế, tức Đồ Quế…

Việc tuyển chọn nhân tài qua các kỳ thi, ai giỏi được làm quan, đỗ thủ khoa ở các cuộc thi đình thì được vua chính thức ban thưởng, được khắc bia đá, được vinh danh mn thuở, đó là vinh danh của gia tộc, họ hàng, quê hương…Chính sách khuyến học của nhà nước nhằm phát hiện, bồi dưỡng tuyển chọn nhân tài giúp dân cứu nước. Những chính sách thiết thực và hữu hiệu đó đã có tác dụng khuyến khích phong trào học tập và thi cử làm quan, tạo nên phong trào học tập sôi nổi, rộng khắp.

Ở Xuân Lũng hầu hết ở các xóm các khu đều có quỹ khuyến học, thưởng tiền, dựng văn chỉ, đền thờ tôn vinh những người đỗ đạt, có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước. Đây là một yếu tố khuyến khích, thúc đẩy phong trào học tập trong nhân dân. Tiêu biểu văn bia ở Xuân Lũng như bia Trùng Thuyên bi kí, Cấu tác từ vũ bi ghi tên tuổi các vị đại khoa, trung khoa, tiểu khoa. Đây chính là sự biểu dương những Nho sĩ hiển đạt và khuyến học. Các văn bia ngoài việc biểu dương những người hiển đạt cịn có tác dụng giáo dục về tư tưởng, đạo đức

rất lớn để những người đời sau nhìn vào đó mà noi gương sang của các bậc hiền tài mà tránh xa đường lối của hạng người vì hối lộ mà mắc tiếng xấu hoặc sa ngã vào lũ gian tham. Như vậy đây cũng là hình thức giáo dục độc đáo mà không phải địa phương nào cũng có. Việc xây dựng văn bia, miếu chính là xuất phát từ nhu cầu trọng học, khuyến học ngày càng sâu rộng của nhân dân Xuân Lũng.

2.4.3 Vai trị của gia đình, dịng họ

Để đạt được những thành tích cao trong học tập, thi cử thì gia đình, dịng họ là yếu tố hết sức quan trọng. Quê hương làng Dòng là vùng quê tiêu biểu về tinh thần ham học và khuyến học. Trong xã cũng đã có những chính sách khuyến học được ghi trong hương ước của xã của làng như chế độ cho thầy giáo, ghi tên những người đỗ lên các bia đá, văn chỉ, lập đền thờ để tơn vinh các vị khoa bảng có nhiều đóng góp cho quê hương. Trong gia phả của nhiều dòng họ cũng như trong hương ước của làng, xã đều khuyến khích con cháu học tập thành tài.

Ở Xuân Lũng xưa việc giáo dục con em không chỉ qua trường lớp, sách vở mà giáo dục cịn thơng qua quan niệm của nhân dân. Việc học và vai trị của người thầy ln được đề cao. Tinh thần hiếu học biểu hiện ngay từ trong quan niệm của nhân dân “tôn sư trọng đạo”, “nhân bất học bất chi lý”…vì thế mà nhân dân đã mời thầy về dạy, mở trường tư dạy học cho con em mình. Nơi đâu có nhiều người giỏi về việc học hay bất cứ nghề gì khác đều được nhân dân cho rằng ở đó có “ơ” có “lị”. Câu châm ngơn “Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy” đã đi vào tâm lý, truyền thống của nhiều gia đình, làng, xã trong cả huyện. Trong các điều từ 100 đến 103 của Hương ước xã Xuân Lũng có nhắc đến “Dạy trẻ con có học thức phỏ thơng là nghĩa vụ của phụ huynh. Khi nào có nhiều tiền cơng thì làng mở một trường Âu học. Thường năm làng trích tiền cơng để chi tiêu vào việc trường và cấp lương cho thầy giáo. Trẻ con cứ đến tám tuổi phải đi học. Làng trích tiền cơng mua giấy bút cấp cho những con nhà nghèo”.[29, 461] Sự thành đạt của một con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Gia đình, nhà trường, xã hội… Nhà trường và xã hội, đơi khi cịn là thời thế, nhưng gia đình

(dịng họ) là yếu tố hết sức quan trọng. Tiên nho xưa dạy: Con người muốn vươn tới đại nghĩa, đại trí, trước hết phải “tu thân”, “tề gia” rồi mới đến “trị quốc” và “bình thiên hạ”. Ở Xn Lũng, những gia đình dịng họ có chí hướng lập thân cho con cháu bằng đường khoa cử, coi bậc thang cao nhất của mọi giá trị trong một nhà là trí thức. Nhân di tử, kim mãn doanh; Ngã giáo tử, duy nhất kinh – Người ta để cho con vàng đầy rương, ta chỉ dạy con một quyển sách.

Trong mỗi làng xã thì có nhiều dịng họ, học tập thành tài và thi cử đỗ đạt đã trở thành một phong trào thi đua của các gia đình, dịng họ với nhau. Nhân dân ta xưa nay luôn coi trọng người tài, vì vậy dịng họ nào có nhiều người tài thì ln được nhân dân kính nể, có uy tín và có tiếng nói trong các cơng việc chung. Với quan niệm trọng đãi danh vọng “Một miếng giữa làng bằng một sang xó bếp”. Việc tổ chức, thi đấu, biểu diễn…ở các ngày lễ hội; việc miễn đi phu, đi lính cho những người có chức sắc, thưởng ruộng cho những người đỗ đạt, việc đón rước những người đỗ đạt cao, nhất là Trạng nguyên, Tiến sĩ…khi vinh quy bái tổ về làng…Đây là sự biểu dương những người có học thức, khuyến khích và giáo dục về tư tưởng, đọa đức cho các thế hệ sau noi theo từ đó thúc đẩy phong trào học tập trong nhân dân. Dân gian xưa nay vẫn có câu “Thua trời một vạn không bằng kém bạn một ly”. Học và đỗ khơng cịn là việc riêng của mỗi cá nhân nữa mà còn mang lại tiếng thơm, trở thành niềm tự hào của cả dòng họ, quyết định vị thế của dịng họ đó trong làng. Quả thật, đó là một yếu tố góp phần khơng nhỏ thúc đẩy phong trào học tập sôi nổi và hiếu học trở thành một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2.4.4 Ý chí cá nhân

Yếu tố quan trọng nhất để có được những thành tích khoa bảng rực rỡ đó phải kể đến là do ý chí cá nhân. Ở Xuân Lũng những người đỗ đạt thường ở 1 trong 2 trường hợp: Thứ nhất là sinh trưởng trong những gia đình có điều kiện thuận lợi cho việc học hành, có rất nhiều gia đình mà cha, anh lại là thầy của con, em mình. Được sống trong mơi trường học tập nên thế hệ sau có điều kiện và động lực để tiếp bước thế hệ trước và thành đạt trong khoa cử. Tiêu biểu

như Nguyễn Mẫn Đốc, Nguyễn Chính Tuân…Thứ hai là những người sinh trưởng ở vùng q nghèo khó, hồn cảnh gia đình lại khó khăn khơng có điều kiện thuận lợi để theo đuổi việc học hành thì lại tạo ra nghị lực, ý chí vượt qua khó khăn và cũng đạt được kết quả rực rỡ. Như tấm gương của trạng nguyên Nguyễn Doãn Cung, xuất thân từ một gia đình nghèo chuyên bán hàng nước. Mẹ Nguyễn Dỗn Cung nghèo tới mức khơng có tiền táng mộ chồng vào chỗ đất do một ông thầy Tàu đặt hộ mà phait táng trộm ở đồng Thần, nay là đất giáp xã Thạch Sơn, mãi đến khi thành đạt Nguyễn Dỗn Cung mới có tiền mua lại đất ấy. Hay cụ Đặng Văn Chuyên (cụ lang) vừa làm ruộng vừa bốc thuốc, quyết chí ni con trai Đặng Văn Hịa ăn học thành tài để đổi thay gia cảnh.

Bà mẹ nghèo của Nguyễn Hãng cũng giống như nhiều bà mẹ khác ở làng Dòng đều mong muốn con mình thành đạt, trước nhất là về đường khoa cử. Nguyễn Hãng đã không phụ công lao của mẹ, kể cả khi ơng tìm về với cảnh điền viên. Nhà nho tiết tháo này đã khơng làm hổ danh dịng họ và q hương. Không phải bỗng dưng Nguyễn Hãng lại được nhà bác học Lê Q Đơn xếp vào hàng "người sĩ thanh cao, cư xử hợp điều nhân, nắm vững được điều nghĩa, trong bụng giữ vững đạo đức, lợi lộc không thể dụ dỗ, uy thế không thể uy hiếp được, suốt mọi sự việc thiên hạ khơng một vật gì có thể làm chuyển động được trong lịng...”.

Sự tổng hòa các yếu tố khách quan và chủ quan đó đã làm cho xã Xuân Lũng trở thành “đất học, đất văn hiến” của tỉnh Phú Thọ. Với thành tựu trong khoa cử thời phong kiến mà không phải nơi nào cũng có được. Đó là một nét đẹp truyền thống, niềm tự hào của vùng đất con người Xuân Lũng trong quá khứ cũng như trong hiện tại.

*Tiểu kết chương 2

Qua việc tìm hiểu về truyền thống giáo dục khoa bảng trong xã có thể thấy biểu hiện, đặc điểm của truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng nói riêng và cả đất nước nói chung được thể hiện ở việc coi trọng sự học, học để làm người, tự học và học suốt đời. Ngồi ra việc tìm hiểu tình hình giáo dục và thành tích trong thi cử của quê hương Xuân Lũng là cơ sở để khẳng định đây là vùng

đấy có truyền thống hiếu học và khoa cử. Từ thời phong kiến với sự phát triển của nho học xã Xuân Lũng đã sản sinh ra 205 người đỗ đạt theo các thứ bậc khác nhau, trong đó có 4 đại khoa là Tiến sĩ, 21 trung khoa (17 giám sinh, 4 cử nhân), 122 tiểu khoa (113 sinh đồ, 9 tú tài), số còn lại là nho sinh 12 người, quan chức 8 vị (1 tri phủ, 2 tri châu, 5 tri huyện)… Ngồi ra chúng ta cịn tìm hiểu rõ hơn về một số cá nhân và dịng họ tiêu biểu có những đóng góp quan trọng làm nên truyền thống hiếu học của toàn xã Xuân Lũng như Dịng họ Tam Sơn – TS. Nguyễn Dỗn Cung, TS. Nguyễn Mẫn Đốc; Dòng họ Ba Ngành – TS. Nguyễn Chính Tuân; Họ Nguyễn Mả Nội – Nguyễn Hãng. Các nhân tố làm nên thành tích khoa bảng xã Xuân Lũng bao gồm: Vị trí địa lý, chính sách của triều đình phong kiến, vai trị của gia đình dịng họ và ý chí quyết tâm vượt khó của cá nhân trong học tập.

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC NHÂN DÂN XÃ XUÂN LŨNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC TRUYỀN

THỐNG ĐÓ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1 Thực tiễn truyền thống hiếu học của xã Xuân Lũng trong giai đoạn hiện nay hiện nay

3.1.1. Những biểu hiện chủ yếu của truyền thống hiếu học hiện nay

Thực trạng truyền thống hiếu học được xem xét thông qua biểu hiện về những đặc điểm chủ yếu của nó trong một số năm gần đây ở xã Xuân Lũng được chia làm các nhóm: Biểu hiện về các mục tiêu học tập. Biểu hiện về sự quan tâm của cộng đồng đối với việc học tập. Biểu hiện về sự nỗ lực học tập của người học

Về sự ham học, kết quả điều tra xã hội học của Nguyễn Danh Bình trong luận án tiến sĩ giáo dục học về “Những đặc điểm chủ yếu của truyền thống hiếu

học Việt Nam và một số định hướng giáo dục truyền thống đó trong giai đoạn hiện nay” cho thấy người học có biểu hiện ham học ở mức độ cao chiếm một tỷ

lệ đáng kể. Tranh thủ mọi lúc mọi lúc, mọi nơi để học -28,4%; Thường học bài miệt mài phải giục mới chịu nghỉ -14,3%. Thái độ lười học chiếm một tỷ lệ không nhỏ 15,0%; Thái độ chưa ham học, thiếu chủ động trong học tập cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn 41,1%. Như vậy, ham học như một đặc điểm của truyền thống hiếu học ngày nay vẫn được kế thừa nhưng ở mức chưa cao.

Về sự kiên trì vượt khó, kết quả khảo sát được ghi nhận ở bảng sau

Bảng 3.1: Phương án giải quyết khi đang đi học mà hồn cảnh kinh tế gia đình gặp khó khăn

TT Phương án giải quyết % lựa chọn

1 Vừa làm vừa học 97,30

2 Nghỉ học một thời gian đi làm giúp đỡ gia đình

và tiết kiệm tiền bạc để sau đó lại đi học tiếp

1,70

3 Thôi học 0,86

Theo bảng 3.1.2, nếu gộp cả phương án 1 và phương án 2, có thể thấy những người xác định sẽ kiên trì khắc phục khó khăn để tiếp tục đi học chiếm tới 99% những người được hỏi. Khi nhìn lại quá khứ những năm tháng chiến tranh, mặc dù vô vàn gian khổ, thiếu thốn, nhưng giáo dục vẫn được phát triển. Điều này nói lên kiên trì vượt khó để học tập khơng chỉ ở một số người hay riêng xã Xuân Lũng mà còn cả cộng đồng người Việt Nam.

Về vừa học vừa làm, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người được hỏi có tham gia làm thêm khi đang đi học chiếm tới 78,5%. Việc vừa học vừa làm khơng chỉ có ý nghĩa học để lo tiền ăn học mà cịn có ý nghĩa học để làm tốt hơn cơng việc mình đang làm. Những nét tích cực của truyền thống ở đây được kế thừa và phát huy.

Tự học với những hình thức học khác nhau biểu hiện đa dạng vẫn là một trong những đặc điểm phổ biến của truyền thống hiếu học ở người học hiện nay. Cách học “ Học rộng ra những kiến thức ngoài sách vở nhà trường” với tỷ lệ trả lời chiếm 57,7% là dấu hiệu đáng mừng phản ánh đa số người học hiện nay đã lựa chọn cách tự học tích cực. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa cao

Về học suốt đời, có tới 96,8% những người được hỏi đã chọn “ Học suốt đời, không phụ thuộc vào bằng cấp” làm con đường học tập của mình. Hiện nay, hiện tượng những người ở tuổi 40 – 50 tham gia học tập ở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ là phổ biến . Các hình thức học từ xa, học trên mạng dần hình thành và tạo cơ hội để nhiều người dân học suốt đời.

3.1.2. Thành tích học tập của xã Xuân Lũng

Nằm trong xu thế chung của cả nước, chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, xã Xuân Lũng cũng đã thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trên nhiều lĩnh vực và cũng đã đạt được những thành tựu tích cực. Trong đó, sự nghiệp giáo dục tiếp tục được chú trọng đầu tư. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa VII) đã xác định: “Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 12 – NQ/TU về phát triển sự nghiệp giáo dục của toàn tỉnh. Thực

hiện các tiêu chí đề ra cần phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) chiếm hơn 70%.

Kết quả thực hiện các tiêu chí đề ra đạt được những thành tích đáng kể.

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)